Sản lượng khai thác/năm 3,3 63,3 13,3 20
Đa dạng tài nguyên thủy sản 17 66 17
Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động của con người
66,6 3,3 3,3 26,6
Cường lực khai thác (số lượng, mật độ, tần xuất khai thác)
100
CHNC Vinh Hiền
Sản lượng khai thác/năm 3,3 66,6 13,3 16,6
Đa dạng tài nguyên thủy sản 40 36,6 23,3
Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động của con người
76,6 10 13,3
Cường lực khai thác 6,7 93,3
(Nguồn: phỏng vấn hộ, 2011)
4.5.4. Kết quả hoạt động khai thác thủy sản qua các năm
Hoạt động khai thác tự nhiên của các hộ ở hai chi hội khá đa dạng, bên cạnh các nghề khai thác chính đóng góp quan trọng vào thu nhập của hộ thì vẫn tồn tại các nghề khác như: câu, soi, thả rập, chuôm,… sản lượng đánh bắt và thu nhập từ các nghề cũng khác nhau, điều này được thể hiện cụ thể qua bảng 11.
Từ bảng, ta có thể nhận thấy rằng sản lượng khai thác trung bình/hộ/năm giảm đối với nghề nò sáo, nhưng lại tăng mạnh đối với nghề lừ. Cụ thể, sản lượng khai thác trung bình từ nghề sáo năm 2010 ở Lộc Bình I là 1825kg bằng 95% so với sản lượng 2008, sản lượng khai thác trung bình ở Vinh Hiền cũng giảm 15,3% so với 2008, chỉ đạt 2110kg. Ngược lại, sản lượng khai thác bình quân từ nghề lừ lại tăng, tăng 116% ở Lộc Bình I và 170% ở Vinh Hiền, sản lượng khai thác bình quân nghề lưới năm 2010 của Vinh Hiền là 1200kg tăng 107% so với 2008. Sự tăng lên này một phần là do sự gia tăng cường lực khai thác thông qua tăng số lượng lừ và thời gian khai thác, nhưng một phần là hưởng lợi từ việc sắp xếp nò sáo. Hoạt động sắp xếp nò sáo đã tạo ra ngư trường rộng lớn hơn thuận lợi cho việc khai thác của các hộ KTDĐ.
Mặc dù sản lượng khai thác có sự tăng giảm khác nhau, nhưng thu nhập của hộ đều có xu hướng tăng dần qua các năm, ở Lộc Bình, nghề sáo tăng 119%, nghề lừ tăng 165%, còn ở Vinh Hiền lần lượt là 117% đối với sáo, 255% đối với nghề lừ và nghề lưới là tăng 156%. Sự thay đổi này cũng bắt nguồn từ hoạt động sắp xếp nò sáo vào tháng 08/2010. Từ đó, sản lượng khai thác/ngày của các hộ sáo tăng nhưng thời gian khai thác giảm nên kéo theo sản lượng khai thác năm giảm theo. Ngược lại, nghề lừ và nghề lưới lại “ăn nên, làm ra” từ khi đó. Giá bán tăng chính là yếu tố quan trọng trong việc tăng thu nhập.
Bảng 11. Thay đổi sản lượng và thu nhập trong hoạt động KTTS của hộ
Chỉ tiêu ĐVT Nò sáo Lừ Lưới
2008 2010 2008 2010 2008 2010CHNC Lộc Bình I