Kiểm soát khai thác hủy diệt và cường lực khai thác (số hộ, số ngư cụ/hộ, Kết quả sắp xếp nò sáo)

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 49)

Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, cả hai chi hội đã và đang thực hiện chức năng quản lý của mình và đã đem lại những kết quả ban đầu, thể hiện ở bảng 7:

Bảng 7. Thay đổi số hộ khai thác, số lượng ngư cụ, thời gian khai thác, sản lượng khai thác Chỉ tiêu ĐVT Sáo Lừ 2008 2010 2008 2010 CHNC Lộc Bình I Số hộ khai thác Hộ 67 63 32 54 Số ngư cụ/hộ Ngư cụ 1,06 0,8 88,4 102 Sản lượng KT/hộ/ngày Kg 5,3 5,5 3,6 4,18 CHNC Vinh Hiền Số hộ khai thác Hộ 130 126 45 100 Số ngư cụ/hộ Ngư cụ 1,09 0,5 76,6 93,3 Sản lượng KT/hộ/ngày Kg 6,8 6,9 4,7 4,3

(Nguồn: Kết quả pv hộ và báo cáo của Chi hội, 2011)

- Quản lý nị sáo: ở CHNC Lộc Bình I: năm 2008, có 67 hộ với 79 trộ sáo nhưng đến tháng 08/2010, sau khi đã tiến hành giải tỏa và sắp xếp lại nị sáo thì số hộ làm nghề sáo giảm xuống còn 63, giải tỏa trắng 4 hộ, số lượng trộ sáo còn lại là 48 trộ giảm gần 40% số lượng ngư cụ. Chi hội Vinh hiền năm 2008 có 130 hộ tham gia khai thác với số lượng sáo là 139 trộ, như thế có một số hộ sở hữu hai trộ sáo, thời gian khai thác trung bình là 363 ngày, trừ những khi bão gió và thay lưới. Nhưng đến năm 2010 số hộ giảm xuống cịn 126 hộ với chỉ 67 trộ sáo, trung bình 1 hộ chỉ sở hữu được 0,5 trộ. Số ngày khai thác trung bình của hộ ở hai chi hội cũng giảm thông qua việc giảm số lượng trộ sáo, việc hai hộ chung một trộ sáo làm cho số ngày khai thác của hộ giảm đi 50% kể từ tháng 08/2010. Hai hộ sẽ thỏa thuận với nhau, mỗi hộ khai thác một ngày bất kể nắng mưa. Như thế, mặc dù sản lượng khai thác trung bình/ngày có tăng lên nhưng tổng sản lượng khai thác/hộ/năm sẽ giảm từ đó giảm áp lực khai thác.

Bảng 8, Kết quả sắp xếp nị sáo

Tiêu chí ĐVT Lộc Bình I Vinh Hiền

2008 2009 2010 2008 2009 2010

Số trộ nò sáo Số trộ 79 79 52 139 139 67 Số hộ làm sáo Số hộ 67 67 63 130 130 126

(Nguồn: số liệu thống kê của chi hội, 2011)

Chi hội cũng ra quy định rõ ràng về quy mô của trộ. Trộ sáo phải đóng theo hình chữ V, sắp xếp dãy theo dãy, hàng theo hàng, chiều dài cánh sáo tối đa là 350m, chiều rộng miệng sáo là 150m, mắc lưới tối thiểu là 2a=18mm nhưng chưa thực hiện được, mắc lưới hiện nay là 2a=6mm. Việc sắp xếp và quản lý số lượng sáo cả hai chi hội đã thực hiện được gần 100%.

Quản lý khai thác lừ: quản lý khai thác lừ đang là vấn đề cấp thiết ở 2 chi hội hiện nay. Số lượng hộ làm nghề lừ cũng như số lượng lừ trung bình/hộ tăng nhanh khơng kiểm sốt được. Chi hội Lộc Bình I năm 2008 có 32 hộ làm lừ với số lượng lừ bình quân 88 cheo/hộ, đến năm 2010 con số này đã là 54 hộ và 102 cheo lừ/hộ, tăng 168% số hộ và 114% số cheo lừ. Ở chi hội Vinh Hiền, năm 2008 có 45 hộ, bình qn 75 cheo lừ/hộ đã tăng lên 100 hộ và bình quân 95 cheo lừ/ hộ vào năm 2010 tăng 250% số hộ và tăng 126% số cheo lừ mỗi hộ, qua đó đẩy sản lượng khai thác tăng cao. Thời gian khai thác ở mỗi chi hội qua các năm khơng có sự thay đổi. Mặc dù nội quy của mỗi chi hội đều quy định số lượng lừ được phép của các hộ nhưng hiện tượng vượt quá chỉ tiêu đã trở thành phổ biến. Không những tăng thêm về số lượng hộ chuyên lừ, mà số lượng các hộ làm sáo, làm lưới làm thêm nghề lừ cũng tăng lên. Hiện nay chưa có cơ chế xử lý đối với nghề này, vì chưa có văn bản pháp luật nào cấm nghề lừ.

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 49)