KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 59)

2008 2010 2010 2010 CHNC Lộc Bình

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

5.1. Kết luận:

Qua nghiên cứu hoạt động ĐQL KTTS ở chi hội nghề cá Lộc Bình I xã Lộc Bình và chi hội nghề cá đầm phá Vinh Hiền xã Vinh Hiền, có thể rút ra một số kết luận sau:

Từ khi thành lập cho đến nay chi hội đã tiến hành các hoạt động ĐQL và đạt được những kết quả bước đầu:

Hai chi hội đã vận động được đông đảo các hộ dân tham gia chi hội, tổ chức được nhiều buổi họp, tập huấn phổ biến kiến thức và nâng cao năng lực cho các hộ dân, cộng đồng ngư dân đã nhận thức được vai trị và quyền lợi của mình khi trở thành hội viên chi hội, họ đã tham gia tích cực vào q trình ra quyết định, quy hoạch, xây dựng quy chế. Chi hội cũng đã hoàn tất việc quy hoạch chi tiết các tiểu vùng trong khu vực mặc nước, hình thành các tiểu vùng chức năng như vùng KTDĐ, vùng KTCĐ, vùng bảo tồn thuận lợi cho việc khai thác của người dân và quản lý của chi hội. Việc sắp xếp nị sáo trên đầm đã góp phần giảm đi áp lực khai thác từ nghề sáo và mở rộng ngư trường cho các đối tượng KTDĐ.

Các quy định của chi hội được xây dựng một cách đầy đủ và chi tiết giúp người dân có ý thức hơn trong việc khai thác của mình, khơng cịn hộ dân nào làm xiếc điện, làm các nghề cấm. Các hội viên chấp hành tốt các nội quy của chi hội và pháp luật của nhà nước.

Hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo vệ do chi hội tiến hành bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Trật tự khai thác trên đầm được thiết lập thông qua việc kiểm tra đột xuất, các hành vi vi phạm trong khai thác cũng giảm hẳn.

Việc giải tỏa nò sáo và quy hoạch các vùng bãi giống bãi đẻ đã góp phần bảo tồn và phát triển các lồi thủy sản, nhờ đó mà sản lượng khai thác của các nghề tăng lên. Mơ hình ni cá lồng là một hướng đi mới mang lại hiệu quả và tận dụng lợi thế so sánh của địa phương, số hộ nuôi cũng như số lồng tăng đều qua các năm, với lợi thế ít dịch bệnh, giá trị cao nên được rất nhiều hộ áp dụng.

Hoạt động cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất ở chi hội Lộc Bình I đã giúp nhiều hộ thoát nghèo nhờ mạnh dạn đầu tư mua sắm ngư lưới cụ; xóa bỏ các nghề xiếc điện, rà điện; giúp các hộ dân giải tỏa nò sáo chuyển đổi nghề

nghiệp; vay để thay thế phương tiện hay thay mới ngư lưới cụ để đánh bắt được tốt hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì cịn nhiều hạn chế:

Việc chưa kiểm sốt được số hộ, số lượng lừ lưới khiến cho hoạt động khai thác này gia tăng một cách nhanh chóng, làm giảm đi hiệu quả của việc sắp xếp nò sáo. Những hộ KTDĐ chưa vào hội ở Vinh Hiền cịn nhiều, gây khó khăn cho việc quản lý của chi hội, đặc biệt là việc kiểm sốt số lượng lừ. Việc đăng kí nghề chỉ được tiến hành với những hộ là hội viên, Chi hội Lộc Bình I vẫn chưa tiến hành thu phí bảo vệ tài nguyên.

Đưa quy định về mắc lưới vào thực hiện vẫn là vấn đề nan giải cho các chi hội hiện nay, vì chưa có lưới thay thế và quan trọng là chưa có một cơ chế phối hợp trong việc thực thi và giám sát. Hoạt động tuần tra bảo vệ được tiến hành cầm chừng hoặc chưa tiến hành nên chưa phát huy được hiệu quả của công tác bảo vệ.

5.2. Kiến nghị:

Mơ hình ĐQL thủy sản ở hai xã Vinh Hiền và Lộc Bình bước đầu đã thể hiện được hiệu quả và tầm quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nguồn lợi đầm phá bền vững. Qua kết quả đánh giá ĐQL khai thác ở CHNC Lộc Bình I và CHNC đầm phá Vinh Hiền, cần giải quyết các vấn đề:

- Chính quyền các cấp cần hỗ trợ các chi hội trong việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các quy định của chi hội được thực thi.

- Các cơ quan chức năng cần tiến hành thẩm định và cấp quyền khai thác trong các chi hội, để cộng đồng thấy được các quyền lợi và nghĩa vụ hơn, từ đó phát huy cao hơn nữa hiệu quả ĐQL.

- Chú trọng vai trò của cộng đồng ngư dân trong việc giám sát thực hiện các quy chế.

- Tiến hành kiểm tra kiểm sốt số lượng lừ của các hộ và có cơ chế xử lý thích hợp với những trường hợp vi phạm

- Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuần tra, kiểm sốt bảo vệ. Nâng cao tính tự giác chấp hành của các hộ dân trong việc thực hiện các nội quy chi hội.

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w