Hoạt động ĐQL sau khi được cấp quyền khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 43)

Tiếp tục tuần tra bảo vệ sản xuất và kiểm soát khai thác hủy diệt

Sau khi được cấp quyền khai thác, chi hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ Ban ĐQL xã mà cụ thể là đại diện Công an xã để tiếp tục tuần tra kiểm soát vùng khai thác chung, thành lập đội chuyên trách bảo vệ vùng bảo tồn 24/24h. Mục tiêu của việc này là phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản, giúp cộng đồng có ý thức hơn trong khai thác và bảo vệ tài nguyên đầm phá. Ở mỗi chi hội sẽ thành lập các tổ nhóm tuần tra, đặt dưới sự giám sát của CHNC. Trên cơ sở giao quyền sử dụng mặt nước, đội tuần tra sẽ tiến hành tuần tra thường xuyên và đều đặn. Kinh phí cho hoạt động tuần tra được trích từ kinh phí hoạt động của chi hội. Tần suất tuần tra tăng lên nhờ đó mà tình hình trật tự khai thác trên vùng đầm ổn định hơn, số vụ vi phạm cũng ít hơn.

Ở chi hội Lộc Bình I, đã thành lập 1 đội tuần tra có 12 thành viên gồm: 10 hội viên, 1 CA, 1 dân quân tự vệ. Đội tiến hành tuần tra 2 lần/tháng từ tháng 12-05 năm sau (mùa cao điểm) và 1 lần/tháng từ tháng 06-11 (mùa thấp điểm). Đội tuần tra sẽ không thông báo lịch tuần tra cho quần chúng nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động tuần tra. Còn ở Chi hội Nghề cá đầm phá Vinh Hiền thì mặc dù đã thành lập 2 tổ tuần tra với biên chế 16 người nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động được do chưa có kinh phí thực hiện.

Hộp 2: Quy chế xử lý vi phạm trong khai thác thủy sản ở CHNC Lộc Bình I

- CHNC và đội tuần tra có thể tịch thu ngư cụ và các dụng cụ NTTS của người vi phạm mà không cần phải thông báo trước

- CHNC và đội tuần tra không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hư hỏng hay mất mát đối với ngư cụ và dụng cụ NTTS vi phạm bị tịch thu

- Quyết định xử lý ngư cụ và dụng cụ NTTS và mức độ phạt sẽ dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Nếu vi phạm thuộc các quy định của Nhà nước, và nếu các chế tài hành chính được áp dụng thì mức phạt sẽ theo quy định tại nghị định số 128/2005/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

+ Các vi phạm khác sẽ do CHNC và UBND xã xử lý dựa trên các nguyên tắc sau đây:

• Vi phạm lần 1 nộp 50.000 đ vào quỹ chi hội, và bị khiển trách trước phân hội

• Đối với vi phạm lần 2, người vi phạm phải nộp 100.000đ vào quỹ hội và bị cảnh cáo trước chi hội

• Người vi phạm lần 3 phải nộp 200.000đ vào quỹ chi hội và bị khai trừ khỏi chi hội và không được phép khai thác trong vùng mặt nước của chi hội.

Hoạt động đăng kí và thu phí bảo vệ tài nguyên

Sau khi có danh sách các hội viên, chi hội sẽ tiến hành đăng kí nghề cho hội viên của chi hội. Người sử dụng tài nguyên sẽ đăng kí ban đầu với CHNC và

đóng phí sử dụng trong vòng 3 tháng kể từ ngày được giao quyền. Khi được giao quyền, CHNC sẽ tổ chức một cuộc họp lớn để thông báo đến tất cả hội viên CHNC về phí sử dụng tài nguyên để thúc đẩy đăng kí và đóng phí. Người đóng phí sẽ được cấp giấy chứng nhận sử dụng mặt nước. Mục tiêu của hoạt động là giúp cho chi hội nắm vững số lượng ngành nghề cũng như quy mô ngư cụ của các hộ khai thác. Quy mơ ngư cụ đăng kí khơng vượt q quy mơ ngư cụ cho phép. Thực tế thì hoạt động này chỉ thực hiện tốt đối với các thành viên chi hội và trong xã, các thành viên ngồi chi hội và đặc biệt là ngồi xã thì việc đăng kí vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tiếp tục tiến hành các hoạt động nâng cao năng lực cho BCH, hội viên

Chi hội cũng thường xuyên tiến hành các hoạt động tập huấn, các lớp tập huấn về kỉ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản, tổ chức các đợt tham quan học hỏi mơ hình sản xuất từ các địa phương khác. BCH chi hội được tham gia khóa học về kỉ năng sử dụng máy vi tính.

Hoạt động giải quyết xung đột, tranh chấp về tài nguyên

Sau khi đầm phá được quy hoạch lại, nội quy chi hội được xây dựng và có hiệu lực thi hành. Chi hội được giao quyền quản lý mặt nước thì tình hình trật tự khai thác trên vùng đầm dần đi vào ổn định. Việc quy hoạch rõ ràng về các vùng được phép khai thác nên việc tranh chấp về vùng khai thác đã giảm hẳn. Các hộ làm lừ lưới đã có vùng khai thác riêng nên khơng còn hiện tượng lừ lưới thả gần hoặc trong trộ sáo.

Chi hội cũng đã thể hiện được vai trị của mình trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong khai thác thuộc phạm vi quyền hạn của chi hội, những vụ việc nghiêm trọng sẽ do cơ quan có thẩm quyền cao hơn xử lý.

Hoạt động tuyên truyền vận động

Tuyên truyền vận động chính là việc phổ biến đến với người dân những chủ trương đường lối của Nhà nước về khai thác thủy sản, các quy định, điều lệ của Chi hội nghề cá. Tiếp tục vận động các hộ dân gia nhập chi hội để có thể hưởng được các quyền lợi khi là hội viên, vận động các hộ dân tự giác chấp hành điều lệ chi hội và kịp thời tố giác các hành vi vi phạm vì mục đích bảo vệ lợi ích chung.

Hoạt động hỗ trợ cải tiến kỉ thuật, chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp cận vốn sản xuất cải thiện sinh kế cho người dân

Hình thức hỗ trợ tốt nhất hiện nay đó là cho hội viên vay vốn, vay vốn để mua sắm mới ghe thuyền, mua sắm thêm lừ, lưới hay thay mới trong trường hợp các ngư lưới cụ hư hỏng. Ưu tiên cho những hộ nghèo, hộ muốn phát triển thêm nghề, hộ mới bị giải tỏa nò sáo, hộ muốn chuyển đổi nghề nghiệp. Những hộ này sẽ được chi hội xét duyệt cho vay tối đa 40 tr.đ/hộ ở chi hội Lộc Bình I và tùy thuộc vào số vốn hiện có đối với chi hội Vinh Hiền.

Với việc thành lập lập thêm HTX Lộc Bình I, đã giúp chi hội có tư cách pháp nhân trong việc huy động vốn đóng góp từ các hộ dân. Trong năm 2010, chi hội đã xét duyệt cho gần 100 lượt hội viên vay vốn với số tiền giải ngân lên đến 1,5 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi vốn thành công là 95 % (ông Phạm Văn Lợi_CHT CHNC cho hay). Ở chi hội đầm phá Vinh Hiền, thì nguồn vốn chủ yếu dựa vào các nguồn thu của hội, số dư quỹ hội năm 2010 là 11trđ, chi hội đã xét duyệt cho 15 hộ vay vốn.

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w