Thực trạng quản lý trước khi có chi hội Nghề cá

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

Xã Vinh Hiền

Trước 1975: khi diện tích mặt nước đầm phá thuộc quyền quản lý của chế độ miền Nam, các hộ làm sáo phải đấu thầu và bốc xăm vị trí đặt trộ nị. Diện tích mặt nước được chia làm các dãy, dãy nào thuận lợi, khai thác được nhiều tôm cá sẽ phải nộp thuế cao hơn. Diện tích mặt nước được chia làm các dãy sau:

1. Dãy Tiên Lăng là dãy gần cửa biển, gần luồng lạch, có thể khai thác được nhiều tơm cá nhất nên có mức thuế cao nhất.

2. Dãy nhất thuế, nhì thuế, ba thuế, tư thuế là các dãy có mức thuế cao thứ hai 3. Dãy nhất chùa, nhì chùa, ba chùa, tư chùa là dãy có mức thuế thứ ba

4. Dãy lẹt thượng, lẹt nhỏ là các dãy thịnh vượng về tôm cá nhưng được dành riêng cho những hộ chức quyền ưu tiên đấu thầu.

Năm 1983: địa phương kết hợp với Phòng thủy sản thành lập nên Nghiệp đoàn sáo Vinh Hiền. Nghiệp đoàn phối hợp với UBND xã để quản lý các trộ sáo trong vùng mặt nước của mình. Nghiệp đồn sẽ thu phí và nộp lại cho chính quyền, có trích lại một phần nhỏ để hoạt động. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc quản lý những hộ làm sáo, những hộ làm nghề đáy, nghề lưới và các nghề khác là hồn tồn tự do, khơng bị thu bất cứ loại phí nào. Vấn đề chỉ thực sự nảy sinh khi số hộ cũng như số ngư cụ KTDĐ trên đầm trong những năm gần đây phát triển quá nhanh, đặc biệt khi nghề lừ xuất hiện đã làm cho tình hình khai thác trên sông đầm trở nên cực kỳ lộn xộn, cộng với việc số lượng sáo quá dày đặc cản trở lưu tốc dòng chảy và ảnh hưởng đến giao thơng thủy.

Xã Lộc Bình

Mọi hoạt động khai thác của các hộ dân, của tất cả các ngành nghề đều do UBND xã quản lý. Ban đầu xã có thu một lệ phí khai thác hàng năm từ nghề sáo nhưng không được bao nhiêu, lực lượng cán bộ lại mỏng và thiếu kinh phí hoạt động nên về sau khơng cịn thu thuế nữa. Từ đó việc lựa chọn nghề khai thác, vị trí khai thác, quy mơ khai thác đều hồn toàn tự do. Cơ chế tiếp cận với tài nguyên đầm phá vào thời điểm ấy là cơ chế tiếp cận mở. Hoạt động khai thác tuân theo quy luật người đi trước được khai thác trước. UBND xã chỉ tiến hành tuần tra kiểm soát nhằm ngăn chặn các các nghề hủy diệt như: nghề chạy te, nghề xiếc, và giải quyết các vụ xung đột nếu có xảy ra giữa các ngư dân.

Kết quả của cách thức quản lý này là: các trộ sáo hình thành một cách tự phát, lấn chiếm luồng lạch và không theo trật tự, số hộ và số ngư cụ di động tham gia khai thác ngày một tăng, các xung đột và tranh chấp thường xuyên xảy ra giữa các đối tượng khai thác.

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w