Tiến trình thành lập cơ chế ĐQL ở CHNC Lộc Bìn hI và CHNC đầm phá Vinh Hiền

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 38)

đầm phá Vinh Hiền

Vùng đầm phá Lộc Bình - Vinh Hiền là vùng được đánh giá là có tài nguyên thủy sản phong phú nhất vùng đầm Cầu Hai. Do đó số hộ dân có sinh kế dựa vào đầm phá rất lớn, số phương tiện đánh bắt, ngư lưới cụ theo đó mà khơng ngừng tăng thêm. Sản lượng đánh bắt ngày một nhiều hơn, một số loài đang suy giảm số lượng nghiêm trọng, môi trường nước cũng ngày càng ơ nhiễm. Đó chính là hệ quả của việc khai thác quá mức, khơng theo một quy định nào, khơng có cơ quan chuyên trách nào đứng ra quản lý hoạt động khai thác. Với quan niệm “điền tư ngư chung”, “chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn” đã làm cho người dân khơng có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Họ chỉ cố gắng làm sao để khai thác được thật nhiều nhằm nâng cao thu nhập cho hộ. Từ đó, đặt ra vấn đề làm thế nào để nâng cao ý thức của cộng đồng trong hoạt động khai thác và bảo vệ tài nguyên.

Nhận thức được vấn đề đó, nên từ năm 2003, 2006 CHNC Lộc Bình I và CHNC đầm phá Vinh Hiền lần lượt được thành lập với sự hỗ trợ, giúp đỡ từ chính quyền, các cơ quan ban ngành, sự tư vấn của dự án ĐQL tài nguyên, và toàn thể cộng đồng ngư dân liên quan tham gia vào quá trình ĐQL. Tiến trình xây dựng ĐQL theo các bước:

Sơ đồ 1: Tiến trình xây dựng ĐQL thủy sản ở Lộc Bình và Vinh Hiền

Nghiên cứu thực trạng khai thác và quản lý tại cộng đồng, xác định các vấn đề tồn tại cần giải quyết Hội thảo ở cấp xã và cấp cộng đồng, Thành lập chi

Nghiên cứu thực trạng khai thác và quản lý tại cộng đồng, xác định vấn đề tồn tại:

Nghiên cứu thực trạng khai thác và quản lý tại cộng đồng, xác định vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý là khâu đầu tiên trong tiến trình xác lập ĐQL tại cộng đồng. Trong các chuyến thăm và họp ở cấp xã sẽ cập nhật tình hình kinh tế xã hội và các vấn đề quản lý đầm phá ở cấp xã, xác định ranh giới trách nhiệm trong quản lý, tình hình khai thác hiện tại, vấn đề gặp phải và ưu tiên giải quyết vấn đề nào, nghiên cứu tính khả thi nếu áp dụng mơ hình ĐQL. Từ đó có được cái nhìn tổng qt và tồn diện về các khía cạnh của vấn đề quản lý. Những gì đã làm được, chưa làm được và cần cải tiến thay đổi ở khía cạnh nào. Trong bước này sẽ có sự tham gia của chính quyền địa phương cấp xã, đại diện các cơ quan ban ngành cấp huyện như Phịng nơng nghiệp, và cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức tài trợ. Các công cụ được sử dụng trong nghiên

Các hoạt động kiện toàn cơ cấu tổ chức và xây dựng năng lực chi hội

Quy hoạch chi tiết quản lý tài nguyên trong vùng quản lý của chi hội

Xây dựng quy chế quản lý của chi hội

Thành lập Ban ĐQL cấp xã và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa Ban ĐQL với chi hội

Thực hiện ĐQL, giám sát, đánh giá

Xây dựng kế hoạch quản lý phát triển sinh kế, hoạt động hội

Trao quyền khai thác và chức năng quản lý cho chi hội

cứu nơng thơn có sự tham gia chính là phương pháp trong việc nghiên cứu thực trạng quản lý tại địa phương. Kết quả khảo sát ở hai địa phương đã chỉ ra những vấn đề tồn tại:

- Chưa có tổ chức, cơ quan chuyên trách quản lý mặt nước một cách chặt chẽ và cụ thể. Chính vì lẽ đó mà việc tiếp cận khai thác thủy sản trên sơng đầm hồn toàn theo cơ chế tiếp cận mở.

- Chưa có quy chế khai thác cụ thể, quy cách ứng xử trong khai thác.

- Các mâu thuẫn xung đột xảy ra giữa các nhóm hộ khai thác trên đầm phá là thường xuyên vì sự xâm lấn diện tích mặt nước đánh bắt, nhất là việc lừ lưới khai thác gần hoặc trong các miệng sáo.

- Mặt nước đầm phá chưa có quy hoạch cụ thể, chưa phân định rõ ràng diện tích mặt nước của các xã, cũng như chưa quy hoạch thành các vùng chức năng.

- Sản lượng thủy sản đang suy giảm nhanh chóng do khai thác vượt quá sức tải của đầm phá.

- Ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của người dân kém. Họ chỉ biết làm sao để khai thác thật nhiều làm lợi cho bản thân.

- Môi trường đầm phá đang ngày càng ô nhiễm.

Hội thảo ở cấp xã và cấp cộng đồng, thành lập chi hội nghề cá

Hội thảo nhằm thống nhất với chính quyền về một số vấn đề sau: chủ thể của ĐQL là ai? Là thôn, là xã hay là một cộng đồng mục tiêu nào đó. Và cần bao nhiêu đơn vị ĐQL/xã mới đáp ứng được u cầu cơng tác quản lý. Sau đó tiến hành phân công chức năng và nhiệm vụ cho các bên tham gia. Giới thiệu về mơ hình ĐQL cho cán bộ địa phương, cấp phát các tờ rơi về Hội nghề cá và ĐQL, điều lệ Hội nghề cá mẫu cho địa phương tham khảo.

Sau đó sẽ tiến hành họp với thơn, các nhóm, đội tự quản đại diện cho các cộng đồng ngư dân, cũng như một số cá nhân điển hình tiên tiến trong hoạt động sản xuất. Cuộc họp sẽ tiến hành thảo luận về những vấn đề phát xuất từ các văn bản đã cung cấp. Qua đó giúp cộng đồng địa phương có được sự hiểu biết ban đầu về CHNC và ĐQL. Cuộc họp sẽ có sự tham gia của đại diện nghiệp đồn sáo, đại diện tổ, đội tự quản, đại diện gia đình ngư dân, một số cá nhân tích cực, đại diện xã, cán bộ Tỉnh hội và đại diện Sở Thủy sản.

Sau khi hồn tất các khâu chuẩn bị, thì Chi hội Nghề cá chính thức được thành lập. CHNC xã Vinh Hiền thành lập ngày 29/09/2006 với số hội viên ban đầu là 192, được phân thành 5 phân hội dựa trên nghề nghiệp hoạt động và vị trí địa lý. CHNC Lộc Bình I thành lập ngày 17/07/2003 với 93 hội viên, cũng được chia làm 6 phân hội, trong đó có 4 phân hội nằm ở xã Lộc Bình, 1 phân hội nằm ở xã Lộc Trì, 1 phân hội ở xã Vinh Hiền. Lễ ra mắt chi hội có sự tham gia của đơng đủ các cấp từ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã, các tổ chức xã hội và đông đủ cộng đồng ngư dân là hội viên chi hội. Sau lễ ra mắt, chi hội sẽ tiến hành các hoạt động.

Bảng 4: Cơ cấu tổ chức và phân vùng quy hoạch

Chỉ tiêu CHNC Lộc Bình 1 CHNC Vinh Hiền

Diện tích 999 1710

Thời gian thành lập 17/07/2003 29/09/2006

Số hội viên hiện tại 87 184

Số phân hội 6 5

Số tiểu vùng khai thác 2 3

Số tiểu vùng bảo tồn 2 2

Các hoạt động kiện toàn cơ cấu tổ chức và xây dựng năng lực chi hội

Chi hội được Tổ chức Imola về ĐQL tài nguyên tập huấn nâng cao nhận thức trong bảo vệ và khai thác tài nguyên đầm phá cũng như nâng cao năng lực quản lý cho BCH chi hội. Giúp chi hội xây dựng kế hoạch hoạt động, quy chế quản lý, kế hoạch tài chính. Giúp kiện tồn thêm bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, thành lập ban kiểm soát, phân chia các phân hội và tuyên truyền vận động người dân tham gia.

Ban chấp hành chi hội gồm có: chi hội trưởng, chi hội phó, thư kí, thủ quỷ và các ủy viên. Nhiệm vụ chính của BCH: (1) tuyên truyền mục tiêu của hội nghề cá và thực hiện quy chế hội, (2) điều hành hoạt động của chi hội theo nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ do đại hội đã thông qua, (3) tham gia các hoạt động phong trào do Tỉnh hội nghề cá khởi xướng, (4) triển khai các hoạt động quản lý khai thác và nuôi trồng thủy sản, (5) dự thảo hướng dẫn phát triển, sử dụng quỹ và tài sản của chi hội,… Ban kiểm tra chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của

hội thực hiện theo điều lệ và quyết định cùng nghị quyết do đại hội thơng qua, kiểm tốn quỹ hội nghề cá hàng năm, báo cáo hoạt động hàng năm cho đại hội.

Ở chi hội Lộc Bình I đã thành lập HTX Lộc Bình I vào ngày 01/01/2008, hoạt động song song với CHNC Lộc Bình I. Việc thành lập HTX, đã giúp chi hội huy động được nguồn vốn đóng góp của các hội viên thơng qua hình thức cổ phiếu.

Quy hoạch chi tiết quản lý tài nguyên trong vùng quản lý của chi hội

Để đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác đầm phá, chi hội đã phối hợp với chính quyền địa phương, Phịng nơng nghiệp, Phịng tài ngun mơi trường huyện Phú Lộc tiến hành quy hoạch diện tích mặt nước đầm phá thành các tiểu vùng và xây dựng quy chế quản lý trên các tiểu vùng đó. Diện tích mặt nước được quy hoạch thành các tiểu vùng như: tiểu vùng KTDĐ, tiểu vùng KTCĐ, tiểu vùng bảo tồn, vùng giao thông và các tiểu vùng chức năng khác. Qua đó xác định được số lượng tiểu vùng cần có của chi hội, vị trí của từng tiểu vùng, số lượng hộ và ngư cụ khai thác trên tiểu vùng. Kết quả là hình thành bản đồ phân vùng chi tiết và tiến tới xây dựng quy chế quản lý các tiểu vùng của chi hội

Xây dựng quy chế quản lý trong vùng quản lý của chi hội

Nhằm phục vụ tốt cơng tác quản lý của mình chi hội nào cũng phải xây dựng một bộ quy chế phù hợp với điều kiện của địa phương và được cộng đồng ngư dân nhất trí tán thành. Chi hội sẽ căn cứ vào điều lệ mẫu của Tỉnh hội nghề cá Thừa Thiên Huế và một số quy chế mẫu khác, tiến hành xây dựng riêng cho chi hội một quy chế cụ thể và toàn diện. BCH chi hội sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo và đề xuất lên đại hội để các hội viên góp ý, sửa đổi, bổ sung. Quy chế sẽ quy định các mặt cụ thể như:

o Quy định chung cho tất cả các hoạt động o Quy định đối với ngư cụ cố định

o Quy định đối với ngư cụ di động o Quy định đối với nuôi trồng thủy sản

o Quy định về hệ thống phí sử dụng tài nguyên o Quy định xử lý vi phạm

Mục tiêu xây dựng quy chế quản lý ở hai chi hội là: bảo vệ tài nguyên thủy sản vùng đầm, kiểm soát các hoạt động khai thác, đảm bảo môi trường khai thác ổn định. Nội dung quy chế được xây dựng phù hợp với điều kiện từng cộng đồng nhưng đều phải tuân thủ pháp luật, chính sách của nhà nước, phù hợp với quy định chung của Tỉnh hội nghề cá.

Hộp 1: Quy chế đối với ngư cụ di động ở CHNC Lộc Bình I

Điều 15: Cấm nghề di động khơng được khai thác trong vùng miệng nị sáo và

phải cách 2 đầu que và cánh của nò sáo 20m.

Điều 16: Cấm các nghề di động khai thác trong vùng bãi giống, bãi đẻ từ

tháng 11-04 (âm lịch)

Điều 17: Cấm khai thác các nghề te quệu, giả cào, cào lươn, lưới kìm, nạo hến

bằng thuyền máy, lưới kéo, xiếc điện.

Điều 18: Nghề xiếc điện chỉ được sử dụng để khai thác thủy sản nuôi, người

sử dụng phải đăng kí với Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm tra đầy đủ để cấp phép sử dụng có thời hạn. Danh sách người sử dụng dụng cụ xiếc điện dùng để khai thác tôm sú phải được niêm yết công khai tại UBND xã để chịu sự giám sát của chính quyền và cộng đồng.

Xây dựng kế hoạch quản lý phát triển sinh kế, hoạt động hội

BCH chi hội sẽ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động của chi hội theo các khoản thời gian. Sau đó kế hoạch sẽ được thơng qua để tồn thể hội viên xem xét và nhất trí tán thành. Kế hoạch sẽ thể hiện cụ thể những công việc/hoạt động sẽ được tiến hành, khi nào và do ai đảm nhiệm. Chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các kế hoạch vẫn là BCH chi hội, UBND xã và cộng đồng ngư dân sẽ có trách nhiệm phối hợp thực hiện, với sự giúp đỡ của các tổ chức/dự án, các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh.

Thành lập Ban ĐQL cấp xã và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý

Thành lập ban ĐQL là công việc hết sức cần thiết, đây là tổ chức trỗ trợ cho chi hội về mặt pháp lý trong các vấn đề có liên quan. Ban ĐQL xã có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động quản lý phù hợp với quy định của nhà nước, hỗ

trợ hợp tác với chính quyền cấp huyện và cấp tỉnh trong các hoạt động ĐQL, tạo điều kiện và lên kế hoạch bảo vệ nguồn lợi gồm: kế hoạch phân vùng, các chiến lược và quy chế quản lý nguồn lợi, hỗ trợ việc thành lập tổ tuần tra và phối hợp tuần tra bảo vệ tài nguyên đầm phá, giải quyết các trường hợp vi phạm quy chế quản lý. Ban ĐQL do PCT xã làm trưởng ban và thành viên là các ban ngành liên quan trong xã như: cơng an, địa chính, hội nơng dân, đại diện các chi hội trong xã.

Trao quyền khai thác và chức năng quản lý cho chi hội

Chi hội là đơn vị trực tiếp chuẩn bị hồ sơ xin trao quyền và trình lên UBND huyện, UBND huyện sẽ ủy nhiệm cho Phịng tài ngun mơi trường và Phịng nông nghiệp thẩm định hồ sơ. Hồ sơ xin cấp quyền khai thác thủy sản phải thể hiện được Phương án khai thác và quản lý trong thời gian sắp tới, có bản đồ phân vùng quy hoạch rõ ràng, có danh sách hội viên kèm theo. Cả hai chi hội đều đã đệ trình phương án giao quyền khai thác thủy sản đầm phá lên UBND huyện.

Sau khi thẩm định phương án giao quyền khai thác thủy sản đầm phá của các chi hội, UBND huyện sẽ kí quyết định phê duyệt phương án và giao quyền khai thác thủy sản vùng đầm phá cho các chi hội nghề cá trong thời hạn 5 năm. Hết thời hạn giao, tùy điều kiện, khả năng, nhu cầu và ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể được giao quyền, UBND huyện có thể xem xét để tiếp tục giao hoặc gia hạn thời hạn giao. Nếu không tổ chức thực hiện đúng theo phương án đã được phê duyệt thì nhà nước sẽ thu hồi quyền khai thác. Hiện nay, chi hội Lộc Bình I đã được cấp quyền khai thác lần 1, ngày 08/03/2010.

Thực hiện ĐQL, giám sát, đánh giá

Thực hiện ĐQL, giám sát và đánh giá là công việc thường xuyên của chi hội sau khi cơ chế ĐQL đã được thiết lập. Đó chính là việc quản lý các hoạt động khai thác và giám sát việc thực hiện các quy chế. Bao gồm các hoạt động sau:

- Tổ chức đăng kí và thu phí bảo vệ tài nguyên - Giám sát việc thực hiện các quy chế của hội viên

- Tuần tra kiểm soát ngăn chặn các hành vi vi phạm quy chế trong việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Cho hội viên vay vốn để phát triển sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp - Tiếp tục quy hoạch hình thành các tiểu vùng bảo tồn bảo vệ

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho phù hợp hơn với thực tiễn - Đề xuất tiếp phương án giao quyền sau mỗi 5 năm

- Theo dõi, báo cáo cho UBND xã về sản lượng khai thác hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 38)