Kết quả nuôi trồng thủy sản:

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 55)

2008 2010 2010 2010 CHNC Lộc Bình

4.5.5.Kết quả nuôi trồng thủy sản:

Nuôi trồng thủy sản được xem là nghề phụ đối với các hộ khai thác thủy sản. Cá mú, cá hồng, cá vảu, cá dìa, ...là những đối tượng ni chính cho giá trị kinh tế cao. Ni cá lồng đã hình thành và phát triển từ năm 2002, nhưng do môi trường nước bị ô nhiễm từ hoạt động nuôi tôm, nguồn giống không ổn định nên hoạt động ni cá lồng khơng phát triển mạnh lắm. Mơ hình chỉ được nhân rộng từ khi chủ động được nguồn giống, đặc biệt là lượng cá giống từ biển vào, mơi trường nước thích hợp. Trong 2 năm trở lại đây số hộ nuôi cũng như số lồng ni phát triển một cách nhanh chóng ở khu vực đầm phá cửa biển Tư Hiền. Ở Mai Gia Phường, năm 2008 có 12 hộ ni với 19 lồng cá nhưng đến 2010 tăng lên 25 hộ với số lồng cá là 32, tăng 208% số hộ và 168% số lồng. Hiền Vân I – Hiền Hịa II tăng 145% số hộ ni và 147% số lồng nuôi, từ 48 hộ với 108 lồng năm 2008 tăng lên thành 69 hộ và 159 lồng ni năm 2010.

Thu nhập bình qn của hộ từ ni cá lồng năm 2010 tăng hơn so với 2008. Bình quân số lồng cá/hộ ở Lộc Bình nhỏ hơn so với Vinh Hiền nhưng thu nhập bình quân từ hoạt động này lại cao hơn. Nguyên nhân là môi trường nước gần bờ ở Vinh Hiền bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt, thuốc giặc lừ khiến cá tỷ lệ cá sống thấp, quy mô lồng nuôi và mật độ thả giống của các hộ cũng khơng giống nhau. So với ni tơm thì cá ít bị dịch bệnh, những hộ ni có quy mơ nhỏ từ 1- 2 lồng thì chủ yếu là tận dụng lượng cá giống để nuôi và cá tạp để làm thức ăn nên chi phí đầu ít. Khó khăn mà người dân gặp phải trong hoạt động nuôi cá lồng là hiện tượng ngọt hóa nguồn nước khiến cá ni chết hàng loạt. Thường xuất hiện vào khoảng tháng 9 – 11 âm lịch khi vào mùa mưa lũ.

Vốn đầu tư ban đầu cho một lồng từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng tùy theo kích thước. Khung lồng được làm bằng sắt sau đó được qut dầu hắc ín và quấn nilon bên ngoài, 6 mặt của lồng được kết bằng lưới. Thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán cao, cung khơng đủ cầu chính là yếu tố thúc đẩy phong trào nuôi cá lồng phát triển mạnh trên đầm phá. Giá cá mú và cá vảu ln duy trì ở mức cao, từ 300 nghìn đồng – 400 nghìn đồng/kg, giá cá hồng 100 nghìn/kg. Thị trường tiêu thụ các loại cá này chủ yếu vẫn là thị trường Đà Nẵng.

Bảng 12: Thay đổi nuôi trồng thủy sản

Chỉ tiêu ĐVT Mai Gia Phường, xã Lộc Bình

Hiền Vân I, Hiền Hòa II, xã Vinh Hiền

2008 2010 2008 2010 Số hộ nuôi cá lồng Hộ 12 25 48 69 Tổng số lồng Lồng 19 32 108 159 Bình quân thu nhập cá lồng/hộ/năm Tr.đ 5,4 8 4,09 5,5

(Nguồn: báo cáo chi hội, phỏng vấn hộ 2011)

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 55)