Vùng bảo tồn là khu vực cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn nguồn giống và là nơi sinh sản cho các loài thủy sản. Hai chi hội Lộc Bình I và Vinh Hiền đều đã hồn thành quy hoạch phân vùng bảo tồn, ra quy định và lên kế hoạch bảo vệ. Mục tiêu của việc quy hoạch các vùng bảo tồn nhằm tạo ra hệ sinh thái an toàn hơn cho các loài thủy sinh nhằm thúc đẩy khả năng tái tạo nguồn lợi.
Chi hội Lộc Bình I có 2 vùng bảo vệ, vùng 1 từ gành Lăng đến khu đá Núc, vùng 2 từ gành Quện đến đèo Phước Tượng, các vùng này được cắm mốc bê
tông. Chỉ các hội viên chi hội nghề cá mới được hoạt động trong vùng bảo vệ. Cho phép chm tre hoạt động khi đã có sự đồng ý và giám sát của CHNC, số lượng chôm tre tối đa là 10 trộ trên một tiểu vùng.
Vùng bảo tồn ở chi hội Vinh Hiền phân làm 2 cấp vùng bảo vệ, gồm vùng bảo vệ lõi và vùng bảo vệ đệm.
Vùng bảo vệ lõi có diện tích 43 ha. Cấm tất cả các ngư cụ cố định nhằm bảo vệ thảm rong câu. Các hội viên chi hội nghề cá Vinh Hiền được phép tiến hành KTDĐ sau khi đã đăng kí ngư cụ và đóng phí khai thác tài ngun, chỉ có lưới và soi được phép hoạt động trong khu vực này. Mắc lưới tối thiểu 2a=40mm và chỉ được khai thác tối đa 10 hộ/đêm.
Vùng bảo vệ đệm có diện tích 42ha, trong tiểu vùng này chuôm được phép khai thác với số lượng tối đa là 30 trộ và được phép tiến hành thu hoạch chuôm tối đa 3 lần/năm. Ba loại ngư cụ di động được phép hoạt động trong khu vực này là lưới, lừ và soi. Mắc lưới 2a = 18, khai thác từ tháng 06 đến tháng 11 và không quá 10 hộ khai thác mỗi đêm. Kết quả thể hiện qua bảng 9.
Bảng 9: Kết quả hoạt động phân vùng bảo tồn.
Tiêu chí ĐVT Lộc Bình I Vinh Hiền
Phân vùng bảo vệ Vùng 2 2
Diện tích Ha 41 85
Chm tre Trộ 6 30
Khai thác chm Lần 3 3
Khai thác rong câu Tháng 0 3
Thời gian cấm khai thác Tháng 6 6
(Nguồn: số liệu thống kê của chi hội, 2011)