Các hoạt động đồng quản lý do chi hội tiến hành 1 Hoạt động đồng quản lý trước khi được cấp quyền

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 40)

4.4.1. Hoạt động đồng quản lý trước khi được cấp quyền

Quy hoạch chi tiết các tiểu vùng trong khu vực mặt nước

Quy hoạch chi tiết các tiểu vùng trong khu vực mặt nước đầm phá do UBND xã chỉ đạo và hỗ trợ pháp lý. Thơn và các nhóm hộ sử dụng nguồn lợi (hộ KTDĐ, hộ KTCĐ…) trực tiếp quy hoạch dựa vào hiện trạng và sự đồng thuận giữa các thành viên nhóm. Mục tiêu của quy hoạch chi tiết nhằm giảm thiểu mức độ khai thác ở các tiểu vùng mà vẫn duy trì sinh kế của cộng đồng, đồng thời xác định được cường lực khai thác của từng tiểu vùng.

Dựa trên diện tích mặt nước của chi hội sẽ tiến hành quy hoạch phân ra các tiểu vùng. Tiến trình thực hiện gồm:

- Xác định xem có bao nhiêu tiểu vùng trong khu vực mặt nước chi hội. - Xác định đặc điểm tài nguyên và khả năng cho phép khai thác của từng tiểu vùng.

- Lập danh sách các hộ khai thác trong các tiểu vùng, số lượng ngư cụ. - Xác định quy mơ và vị trí từng hộ trong từng tiểu vùng

- Xác định vị trí và diện tích thủy đạo. - Tiến hành cắm mốc ranh giới.

Việc quy hạch phân các tiểu vùng chủ yếu dựa vào điều kiện thực tế của từng địa phương, khơng có một hình mẫu nào phù hợp cho tất cả chi hội. Cộng đồng ngư dân chính là người đề xuất nội dung quy hoạch. Như vậy, kiến thức cộng đồng và những ý kiến của người dân luôn được ghi nhận.

Năm 2010, BCH 2 chi hội đã phối hợp với chính quyền địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phịng Nơng nghiệp, Phịng Tài ngun Mơi trường đã tiến hành giải tỏa nò sáo và sắp xếp lại ngư lưới cụ trên đầm phá, qua đó hồn thành khâu quy hoạch đầm phá. Cơng việc chính là giải tỏa các trộ sáo vi phạm và sắp

xếp lại những trộ khác một cách khoa học và hợp lý, sắp xếp hàng theo hàng, dãy theo dãy và đảm bảo ranh giới giữa hai xã liền kề. Khoảng cách mỗi bên là 75m, khoảng cách hàng cách hàng tối thiểu là 150m, khoảng cách cánh sáo giữa 2 trộ liền kề tối thiểu từ 15-30m, khoảng cách tối thiểu của cánh sáo cách bờ là 200m, chiều rộng miệng sáo là 150, chiều dài cánh sáo tối đa 350m.

Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên đầm phá

Xây dựng quy chế là việc làm rất cần thiết cho sự quản lý của chi hội. Quy chế chi hội bắt buộc các thành viên phải chấp hành theo một chuẩn mực chung. Chuẩn mực đó được xây dựng dựa vào điều kiện thực tế của từng địa phương, được cộng đồng người dân tán thành, phù hợp với các quy định của Nhà nước. Việc xây dựng quy chế hoàn toàn dựa trên tinh thần dân chủ và công bằng.

Ban chấp hành chi hội đảm nhiệm việc soạn thảo quy chế của chi hội, sau đó sẽ đưa ra thảo luận và lấy ý kiến người dân. Quy chế chỉ được thông qua khi đạt được sự thống nhất cao của người dân, sau đó sẽ được sửa chữa bổ sung theo những góp ý trong buổi thảo luận và cuối cùng sẽ được UBND xã phê duyệt thơng qua, quy chế chính thức có hiệu lực.

Hoạt động tuần tra bảo vệ sản xuất và kiểm soát khai thác hủy diệt

Khi chi hội chưa được trao quyền khai thác mặt nước thì đầm phá vẫn là thuộc sở hữu toàn dân, người dân vẫn tiếp cận khai thác theo cơ chế tiếp cận mở. Mặc dù quy chế của chi hội đã được thông qua, đội tuần tra bảo vệ cũng đã được thành lập nhưng việc tuần tra vẫn chưa được tiến hành hoặc có tiến hành nhưng có sự phối hợp của Cơng an xã. Chi hội vẫn chưa có tư cách pháp nhân trong việc bắt giữ và xử lý các vi phạm, vì thế số vụ vi phạm được chi hội xử lý vẫn còn thấp, hiệu quả hoạt động tuần tra bảo vệ chưa cao.

Tổ chức các hoạt động quản lý nâng cao năng lực cho BCH, hội viên

Nâng cao nhận thức cho hội viên chính là mục tiêu quan trọng trong tiến trình xây dựng ĐQL. Thơng qua các hoạt động: tập huấn, hội họp để thay đổi nhận thức, cũng như nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thủy sản. Từ đó giúp họ tham gia tích cực hơn nữa vào các hoạt động của cộng đồng, đặc biệt là công tác ĐQL. Chi hội sẽ phối hợp với các dự án, tổ chức phi chính phủ, chính quyền các cấp tổ chức các lớp tập huấn cho BCH và hội viên.

Trước khi được trao quyền, BCH chi hội sẽ được tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch quản lý. Hội viên được tập huấn nâng cao nhận thức về khai thác và bảo vệ tài nguyên đầm phá.

Hoạt động giải quyết xung đột, tranh chấp về tài nguyên

Hoạt động này được quy định rõ ràng trong quy chế hoạt động của chi hội. Qua kết quả phỏng vấn, vấn đề xung đột mâu thuẫn thường xảy ra giữa những hộ KTDĐ với các hộ KTCĐ. Cụ thể là hiện tượng lừ, lưới thả trong miệng sáo, gần cánh sáo gây xích mích giữa các hộ với nhau. Đối tượng KTDĐ có thể là các hội viên trong chi hội, các ngư dân trong xã và các ngư dân ngoài xã.

Việc xung đột mâu thuẫn giữa các đối tượng khai thác thường xuyên xảy ra, mức độ chấp hành các nội quy quy chế của chi hội còn thấp. Chi hội chưa được trao quyền quản lý nên vẫn chưa có chế tài xử lý thích hợp. Cơ chế giải quyết của chi hội vẫn là hịa giải, vận động. Các tranh chấp khơng giải quyết được sẽ đưa lên các cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết.

Hoạt động tuyên truyền vận động

Các hoạt động tuyên truyền vận động trước khi trao quyền chủ yếu là vận động người dân tham gia vào chi hội, vận động các hộ dân bỏ nghề hủy diệt. Chi hội sẽ thông qua các buổi họp, để thông báo đến đông đảo người dân. Phát tờ rơi để nâng cao ý thức bảo vệ đầm phá và tầm quan trọng của CHNC. Cắm các bảng báo hiệu tại các vùng bảo tồn, phổ biến các quy chế quản lý đến các hộ dân.

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 40)