Sự thay đổi các hoạt động tạo thu nhập của người dân

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 57)

2008 2010 2010 2010 CHNC Lộc Bình

4.5.6.Sự thay đổi các hoạt động tạo thu nhập của người dân

Thu nhập là tiêu chí phản ảnh mức sống của người dân. Hoạt động tạo thu nhập của cộng đồng ngư dân Lộc Bình và Vinh Hiền khá đa dạng. Qua bảng dưới có thể thấy rằng nguồn thu nhập từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của hộ.

Bảng 13. Thay đổi các hoạt động tạo thu nhập (trđ/hộ/năm)

Các nguồn thu CHNC Lộc Bình I CHNC Vinh Hiền

2008 2010 2008 2010 Nuôi trồng thủy sản 5,4 8 4,09 5,5 Khai thác sáo 61,8 73,6 83,5 98,5 Khai thác lưới 0 0 33,7 52,6 Khai thác lừ 32,5 53,9 33,36 56,1 Trồng lúa 4 5,5 0 0 Chăn nuôi 3,8 4,6 0 0 Rừng 2,2 2,2 0 0 Làm thuê 5 8,3 0 0 Các nghề khác (đi SG) 9 12 4,5 8 Thu nhập/hộ/năm 76,8 101,9 81,5 109,4 (Nguồn: phỏng vấn hộ, 2011)

Cộng đồng ngư dân ở chi hội Lộc Bình I có các hoạt động thu nhập đa dạng hơn, bên cạnh hoạt động chủ đạo là KTTS, người dân còn biết làm thêm nhiều nghề khác để tăng thêm thu nhập như: NTTS, trồng lúa, chăn nuôi, trồng rừng, làm thuê và các nghề khác. Khai thác thủy sản được xem là hoạt động tạo thu nhập chính, có mức thu nhập cao và mức thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 nghề lừ đóng góp 62,2 trđ/hộ/năm, nghề sáo đóng góp 73,6trđ/hộ/năm. Với mức thu nhập như vậy nghề sáo được xem là nghề đem lại nguồn thu cao nhất. Hoạt động NTTS cũng đem lại một khoản thu nhập khá cao hàng năm, trong mấy năm trở lại đây hình thức ni cá lồng khá phổ biến, thu hút ngày càng nhiều hộ tham gia. Ngồi ra, cịn có hoạt động trồng lúa, chăn ni, trồng rừng, các hoạt động này tuy thu nhập không cao nhưng đã mang lại một khoản đều đặn. Làm thuê là hoạt động tranh thủ lúc nông nhàn tăng thu nhập.

Ở Vinh Hiền, các hoạt động tạo thu nhập chủ yếu liên quan đến đầm phá, trong đó KTTS chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các nguồn thu nhập, thu nhập từ sáo năm 2008 là 83,5 tr.đ/hộ/năm và năm 2010 là 98,5 tr.đ/hộ/năm, nghề lừ và nghề lưới lần lượt có mức đóng góp thu nhập cao tiếp theo. NTTS theo hình thức ni lồng đang phát triển mạnh ở các hộ dân. Một số hộ dân nuôi từ 3 - 4 lồng cá, xem đó là nghề chính trong gia đình. Đặc biệt là từ khi giải tỏa nị sáo thì số hộ sáo kiêm thêm nghề lừ và đầu tư nuôi cá lồng ngày càng nhiều lên, ở Vinh Hiền cũng đã thành lập một Chi hội nuôi cá lồng.

Qua bảng có thể nhận thấy bình qn thu nhập/hộ của cộng đồng ngư dân Hiền Vân I – Hiền Hòa II cao hơn so với cộng động ngư dân Mai Gia Phường và bình quân thu nhập của năm sau cao hơn năm trước. Mức thu nhập từ nghề lừ năm 2010 có sự thay đổi đáng kể so với năm 2008, tăng 165% ở xã Lộc Bình và Vinh Hiền là 168%. Sở dĩ như vậy là do người dân đầu tư mua sắm thêm lừ nên sản lượng khai thác tăng lên, giá bán tăng cũng góp phần quan trọng tăng thu nhập.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại xã lộc bình và vinh hiền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 57)