Khái niệm và phân loại chi phí

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty tnhh m&p quốc tế - chi nhánh hà nội (2) (Trang 41)

DOANH DỊCH VỤ LOGISTIC

2.3.1. Khái niệm và phân loại chi phí

- Khái niệm về chi phí

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Trong đó chi phí về lao động sống: tiền lương, các khoản phụ cấp tính theo lương; chi phí lao động vật hoá : chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định… các chi phí này được tính vào giá vốn của sản phẩm hàng hoá. Bên cạnh các chi phí này còn các loại chi phí được bù đắp bởi doanh thu: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ với sản phẩm không mang hình thái vật chất, quá trình sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ, nghĩa là các dịch vụ được thực hiện trực tiếp với khách hàng. Trong cơ cấu giá thành, các lao vụ và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thì đại bộ phận là hao phí về lao động sống, về khấu hao TSCĐ, còn các hao phí về đối tượng lao động chiếm tỷ trọng nhỏ.

Hơn nữa đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ là chỉ tính được giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã thực hiện, tức là khối lượng dịch vụ đã được coi là tiêu thụ. Do đó, kế toán chi phí phải phản ánh và giám đốc toàn bộ hoạt động kinh doanh, các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ để tính được giá thành sản phẩm thực tế và chỉ tiêu một cách tiết kiệm, hiệu quả. Trong kinh doanh dịch vụ logistic cũng không có bán thành phẩm hay sản phẩm dở dang như trong các doanh nghiệp sản xuất, nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của quy trình cung ứng dịch vụ và đã được chấp nhận thanh toán.

những công việc, dịch vụ khác nhau nên cần phải lựa chọn đối tượng tính giá thành hợp lý. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chi phí hết sức đa dạng và phong phú. Muốn quản lý chi phí một cách chặt chẽ từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành thì người ta phải tiến hành phân loại chi phí sao cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh, vừa đảm bảo tính chính xác khoa học.

- Phân loại chi phí

Các cách phân loại thường được sử dụng ở các doanh nghiệp gồm:

Thứ nhất, phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và tập hợp chi phí, các doanh nghiệp chia chi phí thành 2 loại:

Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan đến từng đối tượng chịu chi phí

chẳng hạn theo từng hoạt động kinh doanh cụ thể, theo từng sản phẩm kinh doanh cụ thể.

Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng do vậy

chi phí này cần được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí khác nhau.

Việc phân loại chi phí này giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được tính hợp lý của chi phí và tìm ra các biện pháp nhằm giảm chi phí gián tiếp và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Thứ hai, phân loại chi phí theo khoản mục chi phí:

Căn cứ vào công dụng kinh tế, địa điểm phát sinh chi phí người ta chia thành các khoản mục khác nhau. Có 3 khoản mục sau:

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho quá trình cung ứng dịch vụ như chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, công cụ dụng cụ…

Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền

công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ.

Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình

cung ứng dịch vụ nhưng không thuộc 2 loại trên như chi phí khấu hao TSCĐ, tiền thuê TSCĐ, chi phí sửa chữa TSCĐ…

Việc phân loại này tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau vào quá trình cung ứng dịch vụ phục vụ công tác

kế hoạch hoá và tính giá thành sản phẩm dịch vụ.

Thứ ba, phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng dịch vụ: Căn cứ vào mối tương quan giữa chi phí và khối lượng dịch vụ tạo ra, người ta phân chia chi phí thành:

Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không biến đổi khi mức độ

hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị cụ thể thì định phí thay đổi. Khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị giảm và ngược lại.

Chi phí biến đổi (biến phí): Là chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ

hoạt động, biến phí cho một đơn vị thì ổn định không thay đổi.

Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà bản thân nó bao gồm các yếu tố định phí lẫn

biến phí.

Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc phân tích dự đoán và xác định điểm hoà vốn, nhưng cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty tnhh m&p quốc tế - chi nhánh hà nội (2) (Trang 41)