DOANH DỊCH VỤ LOGISTIC
2.2.1. Khái niệm và phân loại doanh thu
- Khái niệm doanh thu và thu nhập trong doanh nghiệp
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”, Doanh thu được định nghĩa là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba, không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản dã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu
thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế 18 (IAS 18) về doanh thu quy định việc hạch toán doanh thu có được từ hoạt động: bán hàng, cung cấp dịch vụ và cho người khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp mang lại lãi, tiền bản quyền và cổ tức. “ Doanh thu là luồng thu gộp các lợi ích kinh tế trong kỳ phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường và làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu khác nhưng không góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không được coi là doanh thu.
Từ hai khái niệm trên ta thấy, các khái niệm về doanh thu trên không khác nhau về bản chất nhưng khái niệm Doanh thu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” đã phản ánh đầy đủ nội dung, bản chất doanh thu và phù hợp với Việt Nam nên luận văn thống nhất sử dụng khái niệm Doanh thu theo chuẩn mực kế toán số 14.
Như vậy, doanh thu đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc hạch toán đúng doanh thu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định đúng đắn kết quả
kinh doanh để từ đó có các quyết định kinh doanh hợp lý. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý là phải tổ chức kế toán chi tiết doanh thu như thế nào để cung cấp những thông tin để xử lý và có những quyết định đúng đắn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
- Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ - Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng - Thu tiền bảo hiểm được bồi thường
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước - Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập
- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại - Các khoản thu khác
Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các chi phí về thanh lý, nhương bán TSCĐ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được.
Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ hoặc chủ nợ không tồn tài.
- Phân loại doanh thu:
+ Theo nội dung, doanh thu bao gồm:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là doanh thu thực hiện công
việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ logsitcs.
Doanh thu bán hàng nội bộ: Là doanh thu của số sản phẩm hàng hóa, dịch
hóa, sản phẩm cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty tính theo giá bán nội bộ.
Doanh thu hoạt động tài chính: Là khoản doanh thu tiền lãi cho vay, lãi
tiền gửi ngân hàng, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia, chênh lệch tỷ giá do bán ngoại tệ, thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán và doanh thu tài chính khác của doanh nghiệp.
Ngoài còn có các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…
+ Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu bao gồm:
• Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Là toàn bộ tiền bán sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp được hưởng hoặc sẽ được hưởng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
• Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là những khoản thu do hoạt
động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại.
• Doanh thu từ hoạt động bất thường: Là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu trên như thu nhập từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu được phạt, thu hồi nợ khó đòi, thu nợ vô chủ; thu nhập quà biếu, quà tặng; các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bỏ sót; các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm dịch vụ không tính trong doanh thu.
+ Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics, doanh thu được chia thành 3 loại:
• Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã
thu hoặc sẽ thu được khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Doanh thu hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm: Khoản chi phí thu thêm ngoài giá bán, trợ giá, phụ thu theo qui định của Nhà nước mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ và các giá trị sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đem biếu, tặng cho hoặc tiêu dùng nội bộ.
được từ các hoạt động sau:
Doanh thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi
Thu nhập từ cho thuê tài sản, chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác
…..
•Thu nhập khác
Là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên của doanh nghiệp ngoài các khoản thu đã được xác định là doanh thu cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Nội dung thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm:
Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ;
Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;
Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (Nếu có);
Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;
Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.