1.1. Khái niệm về an ninh và an ninh dầu mỏ
1.1.1. Khái niệm về an ninh
An ninh là một khái niệm cơ bản thƣờng đƣợc sử dụng trong ngơn ngữ
và thực tiễn chính trị quốc tế. An ninh là nhu cầu đầu tiên, thiết yếu của mỗi con ngƣời, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Đồng thời, an ninh cũng là điều kiện cơ bản và quan trọng số một để đảm bảo cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Do sự khác biệt về lịch sử chính trị, văn hóa cũng nhƣ cách nhìn, cách tiếp cận và quan niệm giá trị khác nhau của mỗi nƣớc mà khái niệm an ninh đƣợc hiểu, đƣợc định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa chung nhất của ngơn ngữ chính trị quốc tế, “An ninh” là khái niệm dùng để chỉ “trạng thái ổn định, an tồn, khơng có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa
sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của từng tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội” [129; tr.25].
Theo tác giả, an ninh không phải là một khái niệm tĩnh mà là một khái niệm động, trải qua nhiều thay đổi về cách hiểu, cũng nhƣ cách tiếp cận. Từ một ý niệm truyền thống xoay quanh các chủ đề quân sự, chiến tranh và bạo lực, khái niệm an ninh với những kết nối mới đã mở ra những chiều hƣớng xuất phát từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ góc nhìn ban đầu tập trung vào Nhà nƣớc với vai trò vừa là chủ thể, vừa là cấp độ phân tích các học giả đang nói về những hình thái an ninh mới, với sự thay đổi về chủ thể lẫn khách thể, cũng nhƣ phạm vi hoạt động và ảnh hƣởng của những tác nhân mới này.
Trong suốt thế kỷ XX, khái niệm “an ninh” trong chính trị quốc tế thƣờng gắn liền với bối cảnh các cuộc xung đột vũ trang nhƣ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thứ hai và chiến tranh lạnh. Trong bối cảnh đó, an ninh đƣợc hiểu nhƣ khả năng của một quốc gia có thể ngăn chặn đƣợc các cuộc xâm lƣợc vũ trang đến từ bên ngoài. Khuynh hƣớng áp đảo trong lý thuyết quan hệ quốc tế mà chủ nghĩa hiện thực là đại diện tiêu biểu nhất, đồng nhất giữa an ninh với sự bảo vệ hay đảm bảo chủ quyền của mỗi quốc gia trƣớc sự tấn công hay ảnh hƣởng của các nƣớc khác. Nhà nƣớc là ngƣời đại diện cao nhất cho đất nƣớc, đóng vai trị là ngƣời duy nhất sở hữu, bảo vệ và duy trì an ninh, thông qua sức mạnh quân đội hay liên minh quân sự với các đồng minh.
Bƣớc vào kỷ ngun tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế với việc xuất hiện nhiều mối đe dọa từ các lĩnh vực đời sống khác, nó địi hỏi phải có một cách tiếp cận khác trong nghiên cứu về an ninh. Các học giả chia an ninh ra thành hai loại đó là an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Trong khi an ninh truyền thống chủ yếu nhấn mạnh về đe doạ quân sự và bảo vệ quốc phòng, cùng với những biện pháp đảm bảo an ninh mà Chính phủ cần làm để đƣơng đầu trƣớc các nguy cơ đó, thì giá trị cơ bản của an ninh phi truyền thống xoay quanh tất cả vấn đề khác có khả năng trở thành một mối đe dọa đối với cuộc sống của một quốc gia hay một cộng đồng. Những mối đe
doạ này không phải chỉ đến từ bên ngồi mà cịn đến từ bên trong, không những đến từ vũ khí quân sự mà con đến từ kinh tế, văn hóa, xã hội, vấn đề đảm bảo an ninh năng lƣợng, khủng bố, ô nhiễm môi trƣờng, biển đổi khí hậu, thiên tai, bệnh tật, nghèo đói, di dân…là những vấn đề nhìn nhận trên góc độ của chủ nghĩa hiện thực và trở thành tiêu điểm chính trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. Trong giai đoạn hiện nay, an ninh đƣợc chia thành hai loại đó là “an ninh truyền thống” và “an ninh phi truyền thống”.
An ninh truyền thống (ANTT): Là khái niệm đã có từ thời chiến tranh
lạnh, đồng nghĩa với khái niệm an ninh quốc gia, đề cập tới an ninh quốc gia cũng chính là an ninh truyền thống. Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia là bảo vệ lợi ích của đất nƣớc, loại trừ những nguy cơ đe doạ đối với lợi ích cơ bản đó. Mục tiêu của an ninh quốc gia chính là củng cố nền tảng vững chắc bên trong, phịng ngừa sự xâm nhập, tiến cơng quân sự từ bên ngoài và bảo vệ vững chắc chủ quyền và thể chế chính trị quốc gia. Theo các học giả nghiên cứu về quan hệ quốc tế, có một số lý do sau khiến cho khái niệm an ninh truyền thống khơng cịn đáp ứng với bối cảnh quốc tế hiện nay.
Thứ nhất, “an ninh truyền thống” chỉ đƣa ra các mối đe doạ về quân sự
mà bỏ qua những nguy cơ khác đang ngày càng gia tăng nhƣ thảm họa môi trƣờng, thiếu lƣơng thực, đảm bảo an ninh năng lƣợng, an ninh dầu mỏ, cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái kinh tế… tức là an ninh truyền thống nhấn mạnh an ninh chính trị và quân sự của quốc gia, giá trị cơ bản của an ninh này là bảo đảm sự sống còn của quốc gia và toàn vẹn về lãnh thổ, chủ quyền, cũng nhƣ tiếp cận thu đƣợc của an ninh chính là liên minh chính trị và ngăn chặn chiến tranh, vũ khí hạt nhân… Chính vì vậy, khái niệm này trở nên “thiếu cân xứng” khi một loạt các thuật ngữ mới xuất hiện trong chƣơng trình nghị sự về lĩnh vực an ninh của nhiều quốc gia nhƣ “an ninh kinh tế”, “an ninh lƣơng thực”, “an ninh năng lƣợng”, “an ninh dầu mỏ” và “an ninh môi trƣờng”…
Thứ hai, “an ninh truyền thống” đƣợc coi là chỉ thiên về bảo vệ lợi ích
của chính quyền trung ƣơng và tầng lớp có đặc quyền trong xã hội mà bỏ qua lợi ích của dân chúng. Hay nói cách khác, khái niệm “an ninh truyền thống” đƣợc sử dụng nhằm mục đích kiểm sốt nhà nƣớc và duy trì cơ cấu kinh tế xã hội ƣu đãi đối với các tầng lớp đặc quyền. Nhƣ vậy thì khái niệm này khơng đảm bảo cho sự thịnh vƣợng và phát triển của từng cá nhân trong xã hội và do đó khơng thể tồn tại trong một thế giới dân chủ.
An ninh phi truyền thống (ANPTT): Là một khái niệm mới xuất hiện và đƣợc
bàn đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Đây là mối quan tâm lớn của các quốc gia dân tộc trên thế giới, là một trong những chủ đề quan trọng đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đƣợc bàn luận trên nhiều diễn đàn quốc tế, cũng nhƣ trong nhiều nội dung của các quan hệ song phƣơng và đa phƣơng.
Sau Chiến tranh lạnh, xu thế tồn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, thế giới bƣớc vào giai đoạn mà trong đó xu thế hợp tác và phát triển kinh tế là chủ yếu, đã và đang mang đến sự phồn thịnh cho nhiều quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đe dọa đến an ninh, chủ quyền của các quốc gia dân tộc và cuộc sống của chính con ngƣời. Khái niệm an ninh phi truyền thống ra đời trong bối cảnh đó và đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trên nhiều diễn đàn quốc tế thảo luận về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phịng, kinh tế, xã hội, trong chiến lƣợc quốc phòng, an ninh của nhiều quốc gia dân tộc, cũng nhƣ trong hợp tác an ninh của nhiều khu vực và thế giới, sau khi diễn ra sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001 tại thành phố New York, Mỹ.
ANPTT là một quan niệm mới về một trạng thái an ninh khác với ANTT, nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con ngƣời về an ninh và sự mở rộng nội hàm khái niệm an ninh quốc gia. Nếu ANTT coi an ninh quốc gia là bảo vệ đất nƣớc trƣớc các mối đe dọa hoặc tấn cơng bằng chính trị, qn sự từ
bên ngồi và bên trong, ANPTT khơng chỉ bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bảo vệ con ngƣời, bảo vệ cộng đồng, nó mang tính xun quốc gia do những mối uy hiếp, đe dọa của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với môi trƣờng sinh tồn, phát triển của cộng đồng xã hội và công dân của mỗi quốc gia trong mối quan hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới.
Sự xuất hiện ANPTT không làm phai nhạt và biệt lập với ANTT vì hai vấn đề này ln đan xen nhau và có thể chuyền hóa lẫn nhau trong điều kiện nhất định. Trong thế giới hiện đại, an ninh của mỗi quốc gia vừa bao hàm an ninh chính trị, quân sự truyền thống và đang đối mặt với nhiều thách thức phi truyền thống nhƣ kinh tế, văn hóa, xã hội, thơng tin, mơi trƣờng, tài nguyên, năng lƣợng, an ninh dầu mỏ, chủ nghĩa khủng bố… Từ đó an ninh quốc gia đƣợc bổ sung những nội dung mới, tạo ra những thay đổi mang tính lịch sử trên những bình diện sau:
Thứ nhất, tranh chấp quyền lực, lãnh thổ truyền thống đang từng bƣớc chuyển hóa thành tranh chấp các nguồn tài nguyên khoáng sản và các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tranh chấp quyền lực cứng và quyền lực mềm để mở rộng khơng gian ảnh hƣởng phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
Thứ hai, tận dụng ƣu thế đi trƣớc, có trình độ khoa học cơng nghệ cao, nắm giữ các nguồn lực kinh tế to lớn, các cƣờng quốc phƣơng Tây luôn chủ động sử dụng các thủ đoạn, cơ hội làm sâu sắc thêm mâu thuẫn, khó khăn để gia tăng sức ép, tiến tới lật đổ các quốc gia có chế độ chính trị khác nhằm thu hút các quốc gia đó vào khu vực ảnh hƣởng của mình.
Thứ ba, tiến trình tồn cầu hóa khơng ngừng gia tăng và sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra cơ hội phát triển mới của các quốc gia dân tộc, đồng thời cũng xuất hiện những nguy cơ rất dễ đổ vỡ trong xã hội hiện đại. Nguy cơ mất an ninh mạng, an ninh năng lƣợng, sự phát triển nhanh chóng của các thứ vũ khí thơng minh
có sức mạnh hủy diệt lớn, ô nhiễm môi trƣờng, sự nóng lên của trái đất, sự khốc liệt của thiên tai, dịch bệnh hầu nhƣ đang tăng lên hàng ngày, sự băng hoại đạo đức hay khủng hoảng niềm tin của giới trẻ về văn hóa hoặc áp lực quá nặng nề của cuộc sống… đang đẩy nhân loại đến ranh giới ngày càng mỏng manh giữa an toàn và rủi ro.
Thứ tư, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tôn giáo cực
đoan ngày càng phát triển, luôn thực hiện các hoạt động chống phá xã hội bằng các thủ đoạn bạo lực và nhiều thủ đoạn tinh vi khác. Đây chính là những uy hiếp nghiêm trọng đối với anh ninh của mọi quốc gia trên thế giới.
Thứ năm, phát triển không bền vững ngày càng gia tăng, nó tác động vào
thiên nhiên với mục đích cải tạo nó, hầu nhƣ con ngƣời càng dấn sâu vào vòng luẩn quẩn và gánh chịu ngày càng nặng nề bởi sự trả giá của thiên nhiên đúng nhƣ Ph.Ăng-ghen đã từng cảnh báo [76]. Trên thực tế, con ngƣời đang đối mặt những nguy cơ từ chính sự phát triển của mình, đó là sự cạn kiệt tài nguyên, trái đất nóng lên, nƣớc biển dâng, môi trƣờng sống xấu đi, dịch bệnh đối với con ngƣời… ngày càng phức tạp và khó lƣờng.
Thứ sáu, trong tiến trình tồn cầu hóa, khi “biên giới cứng” giữa các quốc gia hầu nhƣ bị phá vỡ mà “biên giới mềm” chƣa thể tạo thành hàng rào an ninh hiệu quả cao, an ninh của các quốc gia dân tộc trở nên phức tạp khó lƣờng do sự tác động của các yếu tố từ bên ngoài và nằm ngoài sự mong đợi cũng nhƣ vƣợt qua sự cảnh giác, đề phịng của con ngƣời. Điều này cũng có nghĩa là áp lực ngày càng lớn, nguy cơ ngày càng cao đối với an ninh quốc gia. Đến nay, việc nhận thức và xác định khái niệm, cũng nhƣ nội dung vấn đề ANPTT vẫn chƣa có sự thống nhất.
Nội hàm của khái niệm an ninh không chỉ giới hạn ở tình trạng nhƣ đã nêu, mà cịn bao hàm cả những biện pháp để mang lại tình trạng đó, tức là hành động để thực hiện an ninh. Cách hiểu về khái niệm an ninh nhƣ vậy
phản ánh nhu cầu và quan niệm chung của cộng đồng quốc tế đồng thời nó bao hàm đầy đủ nội hàm của khái niệm an ninh trong giai đoạn hiện nay.
Tính chất nguy hiểm của các mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con ngƣời, mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định xã hội, sự tồn vong của cộng đồng, hiệu quả thực tế của hợp tác và hội nhập toàn cầu, thậm chí cịn làm nảy sinh các vấn đề về an ninh quân sự. Các thảm họa thiên nhiên, động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên… ngày càng thách thức đối với các thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại, cũng nhƣ khả năng, nỗ lực của con ngƣời. Khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, những vấn đề an ninh về tài chính, năng lƣợng, dầu mỏ, lƣơng thực… cũng đang thử thách đến năng lực điều hành, đối phó để xử lý các vấn đề đặt ra nói trên đối với các quốc gia trên thế giới.