Nguy cơ, thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 122 - 132)

3.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh

3.2.3. Nguy cơ, thách thức

Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và những năm tới khơng chỉ có thời cơ, thuận lợi mà Việt Nam sẽ phải đối diện với nhiều thách thức, nguy cơ lớn. Do vậy, đòi hỏi Việt Nam cần nhận thức rõ những thách thức để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục một cách hiệu quả nhất.

Trước hết, thách thức lớn và dễ nhận thấy nhất xuất phát từ chỗ Việt

Nam là một nƣớc đang phát triển có trình độ kinh tế cịn mức thấp, quản lý nhà nƣớc còn nhiều bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế cịn nhiều hạn chế, hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế vĩ mơ và thƣơng mại chƣa đồng bộ, hồn chỉnh... nên Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh ở trong nƣớc và trên trƣờng quốc tế. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay trên phƣơng diện toàn cầu dự báo diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn và trên bình diện sâu rộng hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam đang thực hiện những cam kết của một nƣớc thành viên WTO, nhất là việc phải cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu, mở cửa về kinh tế trong các lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá, dịch vụ nhƣ ngân hàng, viễn thơng, dầu khí, vận tải, nơng nghiệp... Bởi vậy, nguy cơ rủi ro về kinh tế, phá sản doanh nghiệp trong nƣớc mà chƣa thích nghi, đổi mới với xu thế hội nhập quốc tế sẽ luôn hiện hữu và trở nên rất tiềm tàng. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân cũng đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề về nhận thức, cơ chế, chính sách... Bên cạnh đó, cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam cịn nhiều khó khăn về bỏ hộ nhãn hiệu thƣơng mại, bản quyền tác giả và ngƣời dân vẫn chƣa có thói quen tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, trong q trình hội nhập quốc tế, cũng nhƣ các nƣớc đang phát

triển khác, Việt Nam phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh tế, thỏa thuận thƣơng mại, tài chính, đầu tƣ... chủ yếu do các nƣớc phát triển áp đặt, phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mơ bất hợp lý của các nƣớc phát triển hàng đầu. Dựa vào sức mạnh kinh tế và mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính, tiền tệ và thƣơng mại quốc tế, các nƣớc này đặt ra các “luật chơi” cho phần còn lại của thế giới khi tham gia vào các định chế và tổ chức nhƣ IMF, WB, WTO... Tự do hoá thƣơng mại và tự

do hóa kinh tế, đáng lẽ phải là cái đích cần vƣơn tới thì bị họ xác định nhƣ xuất phát điểm. Trong hoàn cảnh này, sự cạnh tranh của kinh tế quốc tế, cũng nhƣ sự điều tiết vĩ mơ nền kinh tế tồn cầu vẫn tiếp tục trở nên bất bình đẳng, bất hợp lý mà dĩ nhiên phần bất lợi lớn thuộc về đại đa số các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thứ ba, trên lĩnh vực xã hội, quá trình hội nhập quốc tế trong xu thế

tồn cầu hố đặt ra một thách thức nan giải đối với Việt Nam trong việc thực hiện chủ trƣơng tăng trƣởng kinh tế đi đơi với xố đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Sở dĩ nhƣ vậy là bởi lợi ích của tồn cầu hố đƣợc phân phối một cách khơng đồng đều, những nƣớc có nền kinh tế phát triển thấp đƣợc hƣởng lợi ít hơn. Trong phạm vi mỗi quốc gia cũng vậy, một bộ phận dân cƣ sẽ đƣợc hƣởng lợi ích ít hơn, thậm chí cịn bị tác động tiêu cực của quá trình tồn cầu hố đem đến, nguy cơ thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng lên. Sức ép lớn khi Việt Nam thực hiện các cam kết với WTO sẽ đè nặng lên khu vực nơng nghiệp là nơi có tới gần 70% dân số và lực lƣợng lao động xã hội, đồng thời Việt Nam cịn có sự hạn chế lớn về sức cạnh tranh của hàng hóa, nhiều chính sách cịn bất cập... Với tình hình nhƣ phân tích ở trên, cơ cấu xã hội có thể sẽ biến động phức tạp, khó lƣờng, điều này sẽ làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội dần trở thành yếu tố tiêu cực đối với sự phát triển của đất nƣớc.

Thứ tư, quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề mới về bảo vệ

an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hố và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, các nguy cơ đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn, bên cạnh những vấn đề tiềm ẩn mang tính truyền thống, nay đã xuất hiện các nguy cơ phi truyền thống nhƣ an ninh năng lƣợng, an ninh dầu mỏ, an ninh môi trƣờng, dịch bệnh, khủng bố... cục diện an ninh luôn thay đổi, cơng cụ, biện pháp, hình thức, cơ chế bảo đảm an ninh cũng cần phải đổi mới

thƣờng xuyên. Vấn đề gắn an ninh, quốc phòng với kinh tế và an ninh, quốc phòng với đối ngoại trở thành nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách hiện nay của Việt Nam. Hội nhập quốc tế trong một thế giới tồn cầu hố, tính tuỳ thuộc giữa các nƣớc sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trƣờng, cũng nhƣ tình hình chính trị khu vực và thế giới sẽ tác động mạnh đến thị trƣờng, đời sống chính trị trong nƣớc. Địi hỏi Việt Nam cần có những chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định, có năng lực dự báo và phân tích tình hình quốc tế, đồng thời cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực trƣớc những biến động của thị trƣờng thế giới, giữ vững an ninh kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.

Thứ năm, trên lĩnh vực chính trị, tiến trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam

cũng đang đối diện trƣớc thách thức của một số nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, sự lựa chọn định hƣớng chính trị, vai trị lãnh đạo của nhà nƣớc... Đã xuất hiện những mƣu đồ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nƣớc để hạ thấp chủ quyền quốc gia, lấy một thị trƣờng khơng biên giới để phủ nhận tính bất khả xâm phạm của tồn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, lấy các thiết chế quốc tế làm mơ hình siêu nhà nƣớc đứng trên các nhà nƣớc quốc gia, áp đặt các giá trị dân chủ và nhân quyền phƣơng Tây trong quan hệ quốc tế, đƣa ra thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền"... Điều đó đã chỉ ra rằng hội nhập quốc tế đối với Việt Nam rõ ràng không thể tách rời cuộc đấu tranh chống "diễn biến hồ bình" của các thế lực đang có mƣu đồ chống đối quốc gia trên nhiều lĩnh vực.

Có thể nói, hội nhập quốc tế ở Việt Nam là tiến trình với nhiều cơ hội và thách thức đan xen tồn tại dƣới dạng tiềm năng và có thể chuyển hố lẫn nhau. Để hội nhập quốc tế hiệu quả và trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, thì ở đó vai trị của nhân tố chủ quan có tính quyết định rất lớn, trƣớc hết đó là hiệu quả hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý

của Nhà nƣớc và tinh thần tự lực tự cƣờng, đoàn kết của toàn dân tộc. Thực tế đã chứng minh việc kiên định nhất quán đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với chủ trƣơng chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu đối với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hố sơi động nhƣ hiện nay. Những thành tựu quan trọng giành đƣợc trong quá trình hội nhập quốc tế, trƣớc hết là hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề để Việt Nam vững bƣớc trên con đƣờng hội nhập, phát triển, đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc thành cơng, từng bƣớc sớm đƣa Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2030.

Về lĩnh vực năng lƣợng, mặc dù Việt Nam đang sở hữu nguồn dự trữ dầu mỏ tƣơng đối lớn so với các nƣớc trong khu vực, nhƣng lại phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ để phục vụ nhu cầu trong nƣớc. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, trong tƣơng lai Việt Nam sẽ đối mặt với một số nguy cơ, thách thức sẽ tác động, ảnh hƣởng trực tiếp đến vấn đề an ninh dầu mỏ quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế và đầu tƣ ra nƣớc ngoài, trong đó cụ thể nhƣ:

- Rủi ro về chính trị

Một trong những đặc thù của lĩnh vực TDKT dầu mỏ ln địi hỏi nguồn vốn đầu tƣ lớn, mức độ rủi ro cao và chịu ảnh hƣởng rất lớn của yếu tố chính trị… Các Tập đồn, cơng ty dầu khí lớn quốc tế thƣờng là các doanh nghiệp do nhà nƣớc trực tiếp quản lý hoặc sở hữu đa quốc gia. Vì vậy, trong hoạch định chiến lƣợc và chính sách về năng lƣợng, ngoại giao, kinh tế của các quốc gia đều có ảnh hƣởng chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các cơng ty dầu khí. Sự bất ổn ở các nƣớc trong khu vực có tài nguyên dầu mỏ cũng là một yếu tố chính trị cần phải đƣợc bàn tính đến, chẳng hạn nhà đầu tƣ khó có thể thực hiện đƣợc các dự án thăm dị, khai thác dầu mỏ tại

những quốc gia đang phải đối mặt với những yếu tố nhƣ bao vây, cấm vận về chính trị, kinh tế hoặc ở những quốc gia với chế độ độc tài, chính trị khơng ổn định, đã từng có những đợt quốc hữu hóa đột ngột hoặc Chính phủ nƣớc đó điều chỉnh một số bộ luật liên quan tới quyền sở hữu vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp nƣớc ngồi với mục đích chính quyền nƣớc đó bảo hộ lợi ích cho các cơng ty dầu khí của họ trong nƣớc.

Đối với Việt Nam việc phát triển TDTK dầu mỏ ln phải định hƣớng theo hình thái của các mối quan hệ về địa - chính trị giữa các quốc gia trong khu vực, chẳng hạn liên quan đến lợi ích giữa các quốc gia trong việc khai thác dầu mỏ, khí đốt ở Biển Đơng hoặc Vịnh Thái Lan cũng phải tính đến. Trong khi các mối quan hệ này luôn tiểm ẩn những bất ổn khôn lƣờng, thƣờng xảy ra các mâu thuẫn về tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, nguồn tài nguyên dầu mỏ, khoáng sản… Điều này đã nảy sinh nhiều khó khăn trong việc hoạch định một kế hoạch dài hạn, hay tìm kiếm các đối tác chiến lƣợc để cùng thăm dò, khai thác các nguồn dầu mỏ trong khu vực.

- Rủi ro về nguồn cung - cầu dầu mỏ

Những cú sốc về quan hệ cung - cầu dầu mỏ là một rủi ro rất thực tế cho các cơng ty dầu khí quốc tế. Nhƣ đã đƣợc đề cập, sẽ tốn rất nhiều vốn và thời gian để khởi động một dự án, các cơng ty dầu khí sẽ khơng dễ dàng từ bỏ dự án khi giá dầu đi xuống hoặc gia tăng trữ lƣợng khai thác khi giá dầu đi lên. Bản chất của việc sản xuất, khai thác dầu mỏ không ổn định là một phần của nguyên nhân làm giá dầu mỏ biến động mạnh nhƣ trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, các nhân tố kinh tế khác cũng chi phối nguồn cung dầu mỏ nhƣ khủng hoảng tài chính cũng có thể làm cạn kiệt nguồn vốn ảnh hƣởng đến các dự án dầu mỏ lớn không thể huy động đƣợc vốn để triển khai việc khai thác dầu mỏ thông thƣờng và đúng tiến độ hoặc chiến tranh, thiên tai cũng đe dọa trực tiếp đến nguồn cung dầu mỏ, điều này đồng nghĩa với việc an ninh dầu

- Sức ép về ứng dụng công nghệ

Thiết bị cơng nghệ của các ngành cơng nghiệp cịn lạc hậu, hiệu suất thấp và tiêu tốn nhiều dầu mỏ hơn so với các nƣớc trong khu vực. Việc phát triển các thiết bị, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và sử dụng tiết kiệm dầu mỏ trong nƣớc còn nhiều hạn chế nên phần lớn Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào thiết bị công nghệ từ nƣớc ngoài. Việc đầu tƣ nâng cấp các cơ sở sản xuất dầu mỏ và phát triển các cơng nghệ cao cịn hạn chế và thiếu cơ chế hợp lý dẫn đến chi phí đầu tƣ trong sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ còn cao, khả năng cạnh tranh kém. Điều này đã tạo ra sức ép lớn đến nhu cầu sử dụng dầu mỏ trong nƣớc ngày càng gia tăng.

- Về chiến lược dự phòng và dự trữ dầu mỏ

Việt Nam xây dựng các kho dự trữ quốc gia về dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, khối lƣợng dự trữ nguồn dầu mỏ chỉ có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu trong thời gian ngắn hạn. Yếu tố dự trữ mang tính dài hạn, mang tính quyết định (dự trữ thƣơng mại) lại có nhiều bất cập, điều này thể hiện rõ nhất ở khả năng tiếp cận các nguồn cung dầu mỏ dài hạn, giá thành hợp lý... Bởi vậy, Việt Nam vẫn chƣa có đƣợc một chiến lƣợc và chính sách cụ thể rõ ràng.

Bên cạnh đó, nguồn dầu mỏ Việt Nam tập trung chủ yếu trên Biển Đơng, điều kiện khai thác khó khăn. Hiện nay, Việt Nam mới sản xuất đƣợc khoảng hơn 300 ngàn thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 2000, sản lƣợng khai thác dầu mỏ của Việt Nam đã bắt đầu đi xuống theo đà suy giảm rõ rệt. Năm 2004 khai thác đƣợc 20,35 triệu tấn, năm 2005 giảm xuống còn 18,84 triệu tấn, năm 2006 còn 17,25 triệu tấn và đến hết năm 2013 còn 16,71 triệu tấn và dự báo sản lƣợng khai thác dầu mỏ tiếp tục suy giảm trong những năm tiếp theo. Trong tƣơng lai, nếu Việt Nam khơng tìm đƣợc thêm các nguồn dầu mỏ mới bổ sung từ trong nƣớc và ở ngồi nƣớc thì sản lƣợng khai thác dầu mỏ của Việt Nam đƣợc dự báo chỉ còn chƣa đến 10 triệu

trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 năm nữa và đe dọa trực tiếp đến vấn đề an ninh năng lƣợng quốc gia.

- Đối mặt với sự bất ổn ở Biển Đơng

Tình hình Biển Đơng trong thời gian tới còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực ln chứa nhiều bất ổn tiềm ẩn, khó lƣờng. Trung Quốc quyết tâm theo đuổi mục tiêu chiến lƣợc kiểm sốt và khống chế Biển Đơng, có nhiều hoạt động nguy hiểm, gây căng thẳng ở tất cả các lĩnh vực, với phạm vi, quy mơ, hình thức mới, đẩy nhanh và hoàn thành việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, quân sự hóa các tiền đồn, đƣa vào thử nghiệm các căn cứ quân sự, tăng cƣờng khí tài trên các đảo nhân tạo chiếm đóng, tơn tạo một số khu vực trƣớc khi đạt đƣợc COC, tăng cƣờng giám sát và ngăn chặn Mỹ ở Biển Đông, gia tăng các hoạt động kiểm sốt, khống chế Biển Đơng và ngăn cản các hoạt động kinh tế biển của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động thăm dò, khai thác dầu mỏ trên biển.

Ngồi ra, Mỹ có thể tiếp tục triển khai chiến lƣợc tái cân bằng với bƣớc đi mới, duy trì sự hiện diện ở Châu Á- Thái Bình Dƣơng, tăng cƣờng hoạt động bảo vệ đồng minh, gia tăng hoạt động, mở rộng quan hệ với các nƣớc trong khu vực. Xu thế quốc tế hóa vấn đề Biển Đơng sẽ tiếp tục gia tăng. Các nƣớc ngồi khu vực nhƣng đều có quyền lợi ở Biển Đông nhƣ Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Nga, EU có thể sẽ can dự nhiều hơn đến các vấn đề liên quan tới Biển Đơng. Trong khi đó, ASEAN nỗ lực tìm kiếm giải pháp tháo gỡ, việc ký kết COC khó có đồng thuận do sự chi phối của Trung Quốc [85].

Trong tƣơng lai, khu vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào này vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 122 - 132)