Anninh dầu mỏ đóng vai trị thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 89 - 92)

2.2. Vai trò của an ninh dầu mỏ đối với sự nghiệp công nghiệp hoá

2.2.3. Anninh dầu mỏ đóng vai trị thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt

Quá trình hội nhập quốc tế đã làm cho quan niệm về an ninh và an ninh dầu mỏ đã có sự chuyển dịch, mở rộng. An ninh trong bối cảnh này chính là an ninh tƣơng tác, việc bảo đảm các điều kiện cần thiết cho sản xuất và đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Trên thực tế, đây là nhiệm vụ luôn đƣợc đặt ra đối với bất kỳ một quốc gia nào trong chiến lƣợc đảm bảo an ninh dầu mỏ của nƣớc mình.

Đối với Việt Nam, dầu mỏ đã trở thành một ngành kinh tế có nhiều đặc thù và hoạt động trong môi trƣờng hợp tác quốc tế đa dạng, rộng lớn.Việt Nam đã có chủ trƣơng hội nhập kinh tế quốc tế từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trƣớc. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp ngành công nghiệp dầu mỏ của

Việt Nam sớm có điều kiện cải thiện mơi trƣờng sản xuất, kinh doanh theo hƣớng đạt chuẩn quốc tế, giúp nâng cao năng lực sản xuất và dịch vụ theo hƣớng chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ ngƣời lao động có cơ hội nâng cao trình độ, tiếp cận các phƣơng thức quản lý tiên tiến nhất, hội nhập môi trƣờng lao động quốc tế, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn... Những thành tựu mà ngành công nghiệp dầu mỏ đạt đƣợc trong những thập niên qua đã mang lại cho Việt Nam một vị trí quan trọng trong cộng đồng các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới, thúc đẩy khả năng hợp tác quốc tế, nâng cao trình độ khoa học - cơng nghệ, quản lý để từng bƣớc ngƣời Việt Nam có thể thay thế chun gia nƣớc ngồi tiếp cận và quản lý các dự án có quy mơ lớn, thi công trong điều kiện môi trƣờng và kỹ thuật phức tạp, đồng thời dần mở rộng hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.

Với vai trị và ý nghĩa của ngành cơng nghiệp dầu mỏ ngày càng trở nên quan trọng trƣớc bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển bền vững nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng. Ở Việt Nam hiện nay, các nhà máy lọc dầu mới chỉ cung cấp đƣợc khoảng 35% nhu cầu trong nƣớc, trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự gia tăng dân số, các ngành công nghiệp sử dụng tới nhiên liệu dầu mỏ tiếp tục tăng cao, nhu cầu đi lại của phƣơng tiện giao thông vận tải ngày càng lớn.

Cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi từ phát triển theo chiều rộng sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn năng lƣợng chính là dầu mỏ và tăng năng suất lao động. Do đó, việc mở rộng quy mơ nền kinh tế luôn đi đôi với nhu cầu nguồn cung dầu mỏ trong nƣớc, điều này địi hỏi an ninh dầu mỏ ln đóng vai trị quyết định đến

sự thành công hay thất bại của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của dầu mỏ và cách thức giải bài toán về vấn đề đảm bảo an ninh dầu mỏ trong những năm tới, Việt Nam cần triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế đi vào hiệu quả, thực chất hơn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài vào phục vụ trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu mỏ ở Việt Nam. Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2015, Việt Nam đã mở cửa cho nhiều công ty dầu mỏ quốc tế đến từ Mỹ, Nhật Bản, Nga, Anh, Malaysia, Canada, Australia, Pháp, Kuwait… vào đầu tƣ thơng qua các loại hình hợp đồng dầu mỏ khác nhau. Tổng số hợp đồng mà Việt Nam đã ký kết với các công ty dầu khí nƣớc ngồi là 102 hợp đồng, trong đó 63 hợp đồng còn hiệu lực. Giai đoạn 1988 - 2012, các dự án đầu tƣ về dầu mỏ chiếm khoảng 4,6% về tổng số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài của cả nƣớc mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho quốc gia và giải quyết đƣợc nhiều việc làm trong nƣớc [113]. Thơng qua các hình thức đầu tƣ này, nhiều cơng trình liên quan tới dầu mỏ nhƣ xử lý khí, sản xuất điện, xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, cung cấp dịch vụ cũng đã đƣợc đƣa vào vận hành phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân.

Ngoài việc hợp tác với các công ty dầu mỏ quốc tế đầu tƣ dƣới hình thức góp vốn để cùng thực hiện các hợp đồng thăm dò, khai thác dầu mỏ trong nƣớc. Đồng thời, Việt Nam còn triển khai việc ký kết Thoả thuận hợp tác chung với nhiều công ty dầu khí quốc gia của các nƣớc nhƣ Nicaragua, Bolivia, Venezuela, Cuba, Angola, Ai Cập, Kuwait, Sudan… Thành lập đƣợc các liên doanh khai thác chung nhƣ cơng ty dầu khí Rusvietpetro giữa Petrovietnam với Tập đồn Dầu khí Zarubezhneft của Liên bang Nga, Liên doanh Gazpromviet với Tập đồn Khí đốt Gazprom (Nga) để cùng thăm dị, khai thác tài ngun dầu mỏ, khí đốt trên lãnh thổ nƣớc Nga, góp vốn thành lập

Cơng ty liên doanh ba bên điều hành chung mỏ Bir Seba giữa Việt Nam - Thái Lan - Algeria để phát triển, khai thác dầu mỏ ở lô 433a và 416b tại Algeria.

Với những thành công bƣớc đầu của quá trình hội nhập quốc tế đã giúp Việt Nam dần tiếp cận và nhận chuyển giao nhiều loại hình cơng nghệ hiện đại, đồng thời học hỏi đƣợc những phƣơng thức quản lý tiên tiến áp dụng vào hoạt động quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ. Đến nay, Việt Nam có thể tham gia và điều hành nhiều dự án trọng điểm lớn hoặc tự chủ động trong các hoạt động thăm dò, khai thác dầu mỏ và vận chuyển khí đốt... Đây là những bƣớc tiến quan trọng để giúp Việt Nam sớm bắt nhịp với thị trƣờng dầu mỏ toàn cầu, cũng nhƣ hội nhập quốc tế một cách hiệu quả và toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 89 - 92)