Vấn đề dầu mỏ trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 45 - 50)

1.3. Tầm quan trọng của an ninh dầu mỏ trong đời sống quốc tế

1.3.1. Vấn đề dầu mỏ trên thế giới hiện nay

Dầu mỏ ngày nay đƣợc xem là một loại năng lƣợng mang tính chiến lƣợc, là “nguồn máu” nuôi sống, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và giao thơng vận tải, an ninh của nó gắn liền với cuộc sống và an toàn của một quốc

gia. Trên thực tế, dầu mỏ đã dần trở thành một “thƣơng phẩm mang tính chính trị chiến lƣợc” [30, tr.31], các quốc gia đã, đang cố gắng tranh giành nguồn tài nguyên này để đảm bảo an ninh năng lƣợng, cũng chính là đảm bảo an ninh quốc gia, thậm chí một số nhà chính trị gia đã tuyên bố “ai chiếm đƣợc dầu mỏ, cũng có nghĩa là đƣợc cả thế giới”. Các nƣớc lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và các nƣớc EU đều tìm mọi cách gây ảnh hƣởng của mình về mặt chính trị, quân sự và kinh tế hoặc thông qua hợp tác liên doanh, liên kết trên lĩnh vực năng lƣợng với các quốc gia có trữ lƣợng dầu mỏ lớn nằm ở khu vực Trung Đông, Trung Á, Châu Phi, Mỹ La-tinh… Do đó, thế giới đang chứng kiến nhiều cuộc chạy đua ngoại giao dầu mỏ giữa các nƣớc lớn, điều này đã làm cho các mối quan hệ quốc tế ngày càng thêm phức tạp và đa dạng, không chỉ liên quan đến lĩnh vực kinh tế mà còn làm xáo trộn nhiều mối tƣơng quan chiến lƣợc, gây ra những biến động và trật tự mới trong quan hệ quốc tế.

Sự phân bố nguồn năng lƣợng “vàng đen” này trên thế giới không đồng đều, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều cuộc xung đột, chiến tranh liên quan đến tranh chấp các nguồn dầu mỏ, nó tác động trực tiếp đến sự điều chỉnh chiến lƣợc, chính sách của các nƣớc xoay quanh bài toán an ninh năng lƣợng quốc gia, cũng nhƣ nguồn lợi nhuận khổng lồ từ nguồn dầu mỏ đem lại. Trong xu hƣớng tồn cầu hố và hội nhập nhƣ ngày nay, dầu mỏ trở thành yếu tố hàng đầu quyết định sự đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Trên thị trƣờng dầu mỏ thế giới nhiều năm qua đã xuất hiện tính quy luật là nhu cầu nguồn cung dầu mỏ luôn tăng lên, năm sau cao hơn năm trƣớc. Quan hệ cung - cầu dầu mỏ thƣờng xuyên mất cân đối, cung luôn thấp hơn hơn cầu, không đáp ứng đủ cho nhu cầu của xã hội. Điều đáng chú ý nhu cầu dầu mỏ tăng mạnh khi chu kỳ kinh tế thế giới bƣớc vào giai đoạn phục hồi và tăng trƣởng, trong thời gian những năm trở lại đây nhu cầu về dầu mỏ lại tăng

đột biến. Hiện tƣợng này đã làm thế giới quan tâm, lo ngại. Bởi quan hệ cung cầu mất cân đối sẽ làm cho giá dầu mỏ biến động lớn trên thị trƣờng. Thế giới đã từng chứng kiến giá dầu mỏ đã vƣợt ngƣỡng 145 USD/thùng vào năm 2008 với những tác động bất lợi của giá dầu khi tăng cao đã ảnh hƣởng trực tiếp nhiều mặt đến tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc, dẫn tới những xáo trộn sự ổn định của nền kinh tế thế giới và đe doạ trực tiếp đến vấn đề an ninh năng lƣợng tồn cầu.

Chỉ tính riêng lĩnh vực dầu mỏ, theo báo cáo của Cơ quan Năng lƣợng Quốc tế (IEA), vào năm 2002 mỗi ngày thế giới tiêu thụ hết 78 triệu thùng dầu, năm 2015 là 103 triệu thùng và dự báo đến năm 2025 là 119 triệu thùng/ngày. Nhƣ vậy, đến năm 2025, toàn thế giới sẽ tiêu thụ hết 43 tỷ thùng dầu mỗi năm. Đây là một con số đáng lo ngại đối với thế giới bởi tổng dự trữ nguồn dầu mỏ toàn cầu vào năm 2005 chỉ còn 1.144 tỷ thùng, trong đó khoảng 900 tỷ thùng nằm ở các mỏ dầu của các nƣớc thuộc Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và 247 tỷ thùng nằm ở các nƣớc khác [83]. Với mức khai thác và tiêu thụ nhƣ hiện nay thì dầu mỏ chỉ có thể khai thác thêm khoảng 40 - 50 năm nữa. Trữ lƣợng dầu mỏ dự trữ toàn cầu ngày càng cạn kiệt dần và chính bản thân nhiều nƣớc khai thác dầu cũng không thể tăng thêm sản lƣợng bởi năng lực sản xuất đã đạt mức trần. Trên thế giới hiện có 65 quốc gia đang trực tiếp khai thác dầu mỏ, nhƣng có đến 54 nƣớc trong số này đã đạt đến công suất tối đa. Trong danh sách này, Ả rập Xê út là quốc gia khai thác và xuất khẩu nhiều dầu mỏ nhất thế giới nhƣng cũng chỉ có thể sản xuất đƣợc hơn 9 triệu thùng mỗi ngày. Nếu mức độ tiêu thụ dầu mỏ diễn biến theo đúng dự báo của IEA thì đến năm 2025, thế giới cần có thêm 10 nƣớc nhƣ Ả rập Xê út mới đủ đáp ứng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.

Nhu cầu dầu mỏ thế giới gia tăng nhƣng không phân bố đồng đều giữa các quốc gia. Theo số liệu thống kê sự gia tăng đáng kể về nhu cầu dầu mỏ phần

lớn nằm ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia… chiếm gần 2/3 trong tổng nhu cầu dầu mỏ gia tăng trên toàn cầu. Trung Quốc là nƣớc đứng đầu thế giới về nhu cầu dầu mỏ, giao thông vận tải và công nghiệp vẫn là những ngành có nhu cầu sử dụng dầu mỏ cao nhất. Đến nay, con ngƣời vẫn chƣa tìm ra loại nhiên liệu nào có thể thay thế hồn tồn đƣợc dầu mỏ trong lĩnh vực giao thơng vận tải, lĩnh vực chiếm tới 60% tổng nhu cầu dầu mỏ trong giai đoạn 2000 - 2025. Dự báo đến năm 2030, các nƣớc nằm trong OPEC vẫn là nhà cung cấp nguồn dầu mỏ lớn nhất thế giới với gần 50 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 40% nhu cầu thế giới. Tốc độ khai thác sẽ tăng thêm 8,3 triệu thùng dầu/ngày đến từ các thành viên OPEC trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2030. Do đó, những biến động của giá dầu thế giới phần lớn cũng sẽ chịu ảnh hƣớng từ sản lƣợng khai thác của OPEC [83].

Nguồn tài nguyên dầu mỏ hiện nay chủ yếu tập trung ở các khu vực nhƣ Trung Đông, Châu Phi, Nga và các nƣớc SNG, Mỹ La-tinh và Đơng Nam Á… Cùng với đó là việc xuất hiện các cƣờng quốc tiêu thụ dầu mỏ lớn nhƣ Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, trong khi nguồn cung đang có xu hƣớng giảm dần, điều đó đã tác động mạnh tới cơ cấu quyền lực của một số quốc gia trên thế giới và ngày nay vấn đề an ninh dầu mỏ càng trở nên phức tạp, cấp bách. Chính sự mất cân bằng trong cơ cấu dầu mỏ thế giới đã dẫn đến sự mất cân bằng trong khai thác, sử dụng nguồn năng lƣợng hoá thạch này giữa các quốc gia. Tuy nhiên, kể từ năm 2014 trở lại đây, giá dầu mỏ thế giới luôn biến động theo chiều hƣớng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau do tình hình chính trị, kinh tế nội tại của OPEC, hay việc Iran trở lại với thị trƣờng dầu mỏ thế giới sau khi Iran và Nhóm P5+1 đạt đƣợc Thoả thuận hạt nhân lịch sử, đi cùng với đó là sự phát triển, ứng dụng cơng nghệ vào khai thác dầu đá phiến ở một số quốc gia, cũng nhƣ sản xuất các nguồn nhiên liệu sinh học thay thế và năng lƣợng tái tạo khác.

Ngồi ra, vấn đề gia tăng dân số và tình hình nghèo đói cũng đã đẩy một số quốc gia phụ thuộc vào nguồn xuất khẩu dầu mỏ rơi vào tình trạng khó khăn do khơng kịp điều chỉnh chính sách khi giá dầu mỏ giảm sâu. Trong số này có Venezuela, Angola, Nga, Kuwait vẫn đang bán dầu với giá thấp hơn mức giá đề xuất của OPEC bởi các quốc gia này đang phải gồng mình với những khó khăn do thâm hụt ngân sách lớn, nhất là đối với các chƣơng trình trợ cấp của Chính phủ để duy trì sự ủng hộ của công chúng. Chƣa rõ liệu các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ có thể vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn khi giá dầu mỏ sụt giảm trong dài hạn hay không, nhƣng trái lại đối với các nƣớc nhập khẩu dầu mỏ sẽ tiếp tục đƣợc hƣởng lợi lớn, đồng thời thúc đẩy nguồn dự trữ dầu mỏ quốc gia của mình nhƣ Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ tiếp tục đƣợc tăng lên, do đó góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế thế giới phát triển ổn định hơn.

Nhu cầu sử dụng dầu mỏ đƣợc trải dài rộng khắp trên các châu lục, song phần lớn các nƣớc có nguồn tài nguyên dầu mỏ đều nằm các nƣớc có nền công nghiệp đang phát triển, nên cơng nghệ khai thác và lọc hố dầu cịn lạc hậu, những quốc gia này thƣờng đảm nhận việc cung ứng hầu hết nguồn dầu mỏ cho thị trƣờng thế giới, nên họ đều phải nhập khẩu các thiết bị có hàm lƣợng cơng nghệ tiên tiến để ứng dụng vào việc khai thác hoặc phục vụ cho các nhà máy lọc hoá dầu. Ngƣợc lại, những nƣớc công nghiệp phát triển đã sử dụng các công nghệ hiện đại, hiệu quả trong khai thác nhƣ là cơng cụ để chi phối các quốc gia có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú nhƣng nền kinh tế kém phát triển, chính trị bất ổn chẳng hạn nhƣ ở Algeria, Nigeria, Angola, Libya, Sudan, Venezuela... Mâu thuẫn về lợi ích dầu mỏ giữa hai loại quốc gia này đã tồn tại từ lâu và ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Nhiều quốc gia giàu dầu mỏ muốn thoát ra khỏi sự chi phối này và muốn độc lập quản lý nguồn tài nguyên dầu mỏ của mình đều khơng thành cơng và đơi khi

phải trả giá bằng các lệnh trừng phạt dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣ cơ lập về chính trị, bao vây cấm vận kinh tế, cao nhất là tấn công quân sự, lật đổ chế độ cầm quyền nhƣ ở một số nƣớc trong thời gian qua nhƣ Ai Cập, Iraq, Iran, Libya, Venezuela, Nigeria... Cùng với sự trừng phạt, nó sẽ kéo theo những bất ổn về chính trị, tạo cơ hội cho các tổ chức khủng bố hoạt động, phá hoại nhằm vào ngành công nghiệp khai thác và sản xuất dầu mỏ nhƣ ở Yemen, Syria, Nigeria... Vì vậy, dầu mỏ đã trở thành công cụ để phục vụ mục tiêu chính trị, sự hoả hiệp hay gây ảnh hƣởng với mục tiêu tranh giành quyền chi phối nguồn dầu mỏ giữa các cƣờng quốc trên thế giới, làm cho thị trƣờng dầu mỏ ngày càng trở nên mất ổn định và dẫn đến tình trạng khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ và tác động tới an ninh dầu mỏ trong tƣơng lai sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)