Khái niệm về dầu mỏ và an ninh dầu mỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 36 - 40)

1.1. Khái niệm về an ninh và an ninh dầu mỏ

1.1.2. Khái niệm về dầu mỏ và an ninh dầu mỏ

Thế giới đang phải đối mặt với vấn đề mất cân đối an ninh dầu mỏ, tức là sẽ phải đối phó với khả năng giảm nguồn cung dầu mỏ. Theo dự báo, nguồn dự trữ dầu mỏ cịn lại trên thế giới sẽ khơng thể theo kịp với xu thế tiêu dùng năng lƣợng ngày càng gia tăng của xã hội. Do vậy, vấn đề an ninh dầu mỏ ngày nay đang trở thành chƣơng trình nghị sự quan trọng nhất để đƣa ra bàn thảo của rất nhiều quốc gia và ở các hội nghị quốc tế lớn.

Khái niệm cơ bản về dầu mỏ

Dầu mỏ là một loại khoáng sản hữu ích, tồn tại dƣới dạng chất lỏng có độ sánh, nhờn và thƣờng có màu đen (nhƣng cũng có thể trong suốt hoặc có nhiều màu khác). Xét trên phƣơng diện hóa học, dầu là hỗn hợp của hydrocarbon với lƣu huỳnh, nitơ và các hợp chất khác. Mùi của dầu cũng có thể khác nhau, phụ thuộc vào hàm lƣợng các hydrocarbon thơm và các hợp chất lƣu huỳnh trong thành phần của nó [117].

Theo lý thuyết tổng hợp sinh học đƣợc nhiều nhà khoa học đồng ý, dầu mỏ phát sinh từ những xác chết của các sinh vật ở đáy biển, hay từ các thực vật bị chơn trong đất. Khi thiếu khí ơxy, bị đè nén dƣới áp suất và ở nhiệt độ cao các chất hữu cơ trong các sinh vật này đƣợc chuyển hoá thành các hợp chất tạo nên dầu. Dầu mỏ tích tụ trong các lớp đá xốp, do nhẹ hơn nƣớc nên dầu đã chuyển dần dần lên trên cho đến khi gặp phải các lớp đá không thẩm thấu thì tích tụ lại ở đấy và tạo thành mỏ dầu. Cuối thế kỷ XIX, nhà hoá học ngƣời Nga Mendeleep đã đƣa ra lý thuyết vơ cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ. Theo lý thuyết này, dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hoá học giữa cacbua kim loại với nƣớc tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng đất tạo thành các hiđrơcacbon và sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỷ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp hidrocacbon khác nhau. Lý thuyết này là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Dầu mỏ là loại khống sản năng lƣợng, có tính “linh động” cao. Sau nữa, chúng có bản chất sinh thành, di cƣ và tích tụ gần giống nhau. Giống nhƣ nhiều loại tài nguyên khoáng sản khác, dầu mỏ đƣợc hình thành do kết quả quá trình vận động phức tạp lâu dài hàng triệu năm về vật lý, hoá học, địa chất, sinh học…trong vỏ trái đất. Thông thƣờng dầu mỏ sau khi khai thác có thể xử lý, tàng trữ và xuất khẩu ngay.

Theo Luật Dầu khí Việt Nam (1993) “Dầu khí” bao gồm dầu mỏ, khí đốt và hydrocarbon ở thể khí, lỏng hoặc rắn trong trạng thái tự nhiên nhƣng không kể than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất đƣợc dầu. “Hoạt động dầu mỏ” là hoạt động tìm kiếm thăm dị, phát triển và khai thác dầu mỏ, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này. Có nhiều cách chia hoạt động dầu mỏ ra thành các lĩnh vực khác nhau. Ở đây, hoạt động dầu mỏ đƣợc chia thành ba lĩnh vực hoạt động chính:

(i) Hoạt động tìm kiếm - thăm dò - khai thác (còn gọi là lĩnh vực thượng

nguồn hoặc khâu đầu): Đƣợc tính từ khi bắt đầu các hoạt động khảo sát địa

vật lý, xử lý tài liệu địa chấn, khoan thăm dò... cho tới khi đƣa đƣợc dầu hoặc khí lên tới miệng giếng.

(ii) Hoạt động vận chuyển - tàng trữ dầu mỏ (còn gọi là lĩnh vực trung

nguồn hoặc khâu giữa): Là khâu nối liền khai thác với chế biến và tiêu thụ.

Quá trình phát triển của nó gắn liền với việc khai thác dầu mỏ và khí đốt, bao gồm các kho chứa, các hệ thống vận chuyển bằng đƣờng ống và tàu dầu.

(iii) Các hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến dầu mỏ, kinh doanh phân phối sản phẩm dầu mỏ (còn gọi là lĩnh vực hạ nguồn hoặc khâu sau): Bao

gồm các hoạt động lọc, hố dầu, chế biến dầu mỏ và khí tự đốt. Nó đƣợc tính từ khi nhận dầu (hay khí) từ nơi khai thác đến q trình lọc, chế biến, hoá dầu và kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt đó.

Một số khái niệm cơ bản về an ninh dầu mỏ

Dầu mỏ luôn đƣợc xem là nguồn năng lƣợng quý giá, không thể tái tạo, phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế, đời sống con ngƣời, nếu không đảm bảo đƣợc vấn đề an ninh năng lƣợng thì sẽ có thể tác động tới những hệ quả nghiêm trọng nhƣ mất ổn định về kinh tế, đời sống xã hội con ngƣời. Do đó, an ninh dầu mỏ đƣợc xem là vấn đề then chốt của an ninh năng lƣợng, đây là nhân tố ảnh hƣởng nhiều đến chính trị toàn cầu bởi hầu hết các quốc gia đều phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ trên thế giới. Bởi lẽ đó, an ninh dầu mỏ cần đƣợc xem xét dựa trên tổng thể các mối quan hệ giữa chính trị - an ninh - kinh tế. Ngày nay, dầu mỏ đã dần trở thành một loại vũ khí mang tính quyết định trong các cuộc xung đột về chính trị, ngoại giao, cũng nhƣ lợi ích kinh tế giữa các nƣớc.

Trong những thập niên 60 của thế kỷ XX, nhu cầu về năng lƣợng của các quốc gia nhìn chung đƣợc bảo đảm tƣơng đối ổn định qua thị trƣờng. Tuy

nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào độc lập dân tộc, việc khai thác thuộc địa trở nên khó khăn, việc tranh chấp các nguồn tài nguyên ngày càng quyết liệt. Đó cũng là chất xúc tác đẩy đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973 - 1974. Vào thời kỳ này, "an ninh năng lƣợng" đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp - đồng nghĩa với "an ninh dầu mỏ", tức là bảo đảm khả năng tự cung cấp dầu mỏ ở mức cao nhất, đồng thời giảm mức nhập khẩu dầu và kiểm soát đƣợc những nguy cơ đi kèm của việc nhập khẩu.

Từ đó, theo nghiên cứu của riêng mình, tác giả mạnh dạn đƣa ra khái niệm về an ninh dầu mỏ nhƣ sau: “Đó là q trình đảm bảo khả năng cung ứng dầu mỏ ở mức cao nhất với một mức giá hợp lý theo phương thức bền vững. Mức giá hợp lý trong định nghĩa này có hàm ý phải dựa vào chức năng cơ bản của thị trường (do thị trường xác định giá) có tính đến nhu cầu khơng thể thay thế và nguồn cung của các nước khác nhau trong mối liên hệ với những vấn đề như quan hệ giữa nhà nước và xã hội, giữa chi phí mơi trường và điều tiết thị trường”.

Tuy nhiên, định nghĩa này không đơn thuần chỉ giới hạn ở chỗ đảm bảo khả năng cung ứng dầu mỏ, mà còn bao hàm cả việc đáp ứng nhu cầu dầu mỏ theo một phƣơng thức bền vững, ổn định. Do vậy, an ninh dầu mỏ chỉ có thể đạt đƣợc nếu các quốc gia có sự hợp tác chặt chẽ, đồng thuận với nhau. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng đƣợc chính sách về an ninh năng lƣợng của mình, trong đó dầu mỏ đóng vai trị chủ đạo, phù hợp với tình hình thực tế, kết hợp với mục đích nâng cao hiệu quả, sử dụng các nguồn năng lƣợng một cách hợp lý.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, thế giới khi nói đến an ninh năng lƣợng, mọi ngƣời thƣờng gắn liền với vấn đề an ninh dầu mỏ. Trên thực tế đã chứng minh, từ sau thập niên 50 của thế kỉ XX, dầu mỏ đã chiếm 61% các nguồn năng lƣợng mà con ngƣời sử dụng [84]. Do vậy, thuật ngữ an ninh năng

lƣợng hiện nay không đơn thuần là chỉ các nguồn cung năng lƣợng (chủ yếu là dầu mỏ) đƣợc đảm bảo nhƣ những thập kỉ trƣớc đây, mà còn đƣợc hiểu một cách tồn diện, bao qt hơn đó là phải cơng tác bảo vệ mơi trƣờng, giá cả hợp lý, khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp phát sinh từ những nhân tố chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội… ở nội tại bên trong hoặc bên ngoài của một quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)