Hội nhập quốc tế và hội nhập quốc tế của ngành công nghiệp dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 65)

Tồn cầu hố và khu vực hố đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của các mối quan hệ quốc tế. Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Nói cách khác, hội nhập quốc tế là một đòi hỏi tất yếu khách quan và cấp thiết của Việt Nam. Trên thực tế, kinh tế Việt Nam đã mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới từ những 80 của thế kỷ trƣớc nhƣng mức độ hội nhập còn khiêm tốn. Việt Nam đã tham gia vào hầu hết các Hiệp định thƣơng mại khu vực và toàn cầu nhƣ AFTA, WTO, CPTTP… Trƣớc yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nƣớc và sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa buộc Việt Nam khơng thể đứng ngồi xu thế hội nhập. Chỉ có hội nhập quốc tế tích cực và mạnh mẽ, Việt Nam mới tạo ra đƣợc vị thế trên thƣơng trƣờng quốc tế, hạn chế đƣợc những bất lợi và đối xử không công bằng trong thƣơng mại, tranh thủ đƣợc các nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trong nƣớc. Điều đó cho thấy hội nhập quốc tế vừa là nhu cầu nội sinh của nền kinh tế Việt Nam trƣớc thời cơ đang đến, vừa là xu hƣớng tất yếu của thời đại. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế ln là một cuộc chơi với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Hội nhập trong một mơi trƣờng quốc tế ln cạnh tranh về chính trị, kinh tế và đi cùng với đó là sự chi phối của các nƣớc lớn và những vấn đề toàn cầu diễn biến ngày càng phức tạp, khó lƣờng… Do vậy, địi hỏi các quốc gia, dân tộc phải giữ vững đƣợc độc lập, tự

chủ, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ đất nƣớc. Đây là đòi hỏi khách quan của thời cuộc và cũng là nhu cầu phát triển của mỗi nƣớc trong tiến trình hội nhập quốc tế.

2.1.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế quốc tế

Đảng Cộng sản Việt Nam từ rất sớm đã nhận thức rõ tầm quan trọng cũng nhƣ tính cấp thiết của vấn đề mở rộng giao lƣu, hợp tác, hội nhập quốc tế nhằm chủ động tìm kiếm cơ hội, đƣa đất nƣớc phát triển. Thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta giành đƣợc thắng lợi là kết quả của tƣ tƣởng lãnh đạo đúng đắn, đó là chủ trƣơng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại và là một trong những nguyên tắc cơ bản trong đƣờng lối đối ngoại.

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 mở ra bƣớc ngoặt trong tƣ duy và thực tiễn hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam. Đại hội chỉ rõ: “Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, Việt Nam phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngồi trên ngun tắc bình đẳng cùng có lợi” [40]. Nghị quyết

Đại hội cũng xác định nội dung chính của chính sách kinh tế đối ngoại trƣớc hết bao gồm: Đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn, khuyến khích đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài... Theo hƣớng này, Luật Đầu tƣ nƣớc ngồi đƣợc Quốc hội Việt Nam thơng qua vào năm 1987 đã tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế, khai thác những tiềm năng nội lực của đất nƣớc.

Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 đã đƣa ra đƣờng lối đối ngoại rộng mở: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng

đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển”, mở ra bƣớc đột

phá trong quá trình hội nhập quốc tế. Đại hội xác định nguyên tắc cơ bản trong hội nhập kinh tế quốc tế là:“mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá

quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi” [41].

Chủ trƣơng hội nhập quốc tế trƣớc hết về kinh tế của Đảng tiếp tục đƣợc Ban Chấp hành Trung ƣơng và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, làm rõ và cụ thể hơn. Nghị quyết của Hội nghị Trung ƣơng 3 Khoá VII ngày 29/6/1992 nhấn mạnh chủ trƣơng mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trong đó: “cố gắng khai thơng quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền

tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở Châu Á - Thái Bình Dương”. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị ban

hành Quyết định số 1005 CV/VPTW ngày 22/11/1994 giao cho Chính phủ xem xét, gửi đơn xin gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Tại Quyết định số 493 CV/VPTW ngày 14/6/1996 của Bộ Chính trị, Chính phủ Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) [115; tr.58-64].

Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1996) trong khi nêu rõ đƣờng lối đối ngoại: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng

đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển” [42] đã đƣa ra chủ

trƣơng “xây dựng nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Đại hội nhấn mạnh phải mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của

nhau, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Tiếp đó, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 01/NQ-TƢ năm 1996 “Về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996 -

2000”, xác định nhiệm vụ, phƣơng hƣớng, giải pháp, cơ chế, chính sách chủ

yếu để phát triển kinh tế đối ngoại. [115].

Bƣớc vào thế kỷ mới, Đại hội IX của Đảng khẳng định: "Thực hiện nhất quán đường lối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển"

[43]. Đại hội xác định độc lập tự chủ là cơ sở để thực hiện đƣờng lối đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam, không chỉ "sẵn sàng là bạn" mà còn sẵn sàng “là đối tác tin cậy của các nước" và "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là sự phản ánh một nấc

thang cao hơn trong nhận thức và tƣ duy về đối ngoại nói chung và về hội nhập quốc tế nói riêng của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Nhằm cụ thể hoá đƣờng lối “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Bộ Chính trị Đảng Cộng

sản Việt Nam ban hành Nghị quyết 07-NQ/TW năm 2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó làm rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung và nhiệm vụ cụ thể của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế [115].

Chủ trƣơng hội nhập quốc tế tiếp tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện thêm tại Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 4 năm 2006. Cùng với việc nhấn mạnh sự cần thiết phải đƣa các quan hệ quốc tế đã đƣợc thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, Đại hội khẳng định quan điểm: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”[44]. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội nêu ra năm bài học

lớn, trong đó bài học thứ ba là về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách

quan, phải chủ động, có lộ trình với bƣớc đi tích cực, vững chắc, khơng do dự chần chừ, nhƣng cũng khơng đƣợc nóng vội, giản đơn.

Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đánh dấu bƣớc phát triển mới trong chủ trƣơng hội nhập quốc tế với sự khẳng định:

“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển; đa phương hố, đa dạng hố quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”[45]. Chủ

trƣơng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” đƣợc Đại hội nêu ra thể hiện tầm nhìn chiến lƣợc tồn diện của Đảng. Đây khơng chỉ là sự chủ động, tích cực hội nhập riêng ở lĩnh vực kinh tế và một số lĩnh vực khác, mà là tăng cƣờng mở rộng hội nhập với qui mơ tồn diện, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, quốc phòng, an ninh... Bƣớc phát triển này trong nhận thức và tƣ duy đối ngoại của Đảng, phản ánh những nhu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong bối cảnh tình hình quốc tế mới có nhiều thay đổi. Q trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, của tồn xã hội. Đó là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, nhƣng đi cùng với nó là khơng ít thách thức. Do đó cần tỉnh táo, khơn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tƣợng, vấn đề, trƣờng hợp, thời điểm cụ thể. Cần kết hợp chặt chẽ giữa tiến trình hội nhập quốc tế với yêu cầu củng cố an ninh, quốc phòng và giữ vững chủ quyền quốc gia.

Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2016, Văn kiện Đại hội đã làm rõ hơn và phát triển thành “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân

cùng có lợi”. Qua đó, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Thứ nhất, lợi ích

quốc gia và lợi ích dân tộc là đồng nhất; Thứ hai, lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam đƣợc xác định trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi, khơng phải là những lợi ích dân tộc vị kỷ, hẹp hịi; Thứ ba, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc phải là nguyên tắc tối cao của mọi hoạt động đối ngoại, lợi ích quốc gia - dân tộc phải là tối thƣợng, là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả của mọi hoạt động đối ngoại [46].

Quan điểm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đƣợc nêu cụ thể hơn. Hai nhiệm vụ đối ngoại “giữ vững mơi trƣờng hịa bình” và “bảo vệ vững chắc Tổ quốc” có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu giữ vững đƣợc mơi trƣờng hịa bình, các hoạt động đối ngoại sẽ thực hiện đƣợc phƣơng châm thêm bạn bớt thù, tức là đã đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Tổ quốc từ xa và giữ nƣớc từ khi nƣớc chƣa nguy. Điều này giúp khẳng định vị thế và vai trò chủ công, là tuyến đầu của công tác đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Về mục tiêu của hội nhập quốc tế: Chủ động và tích cực hội nhập quốc

tế để tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2001 về hội nhập kinh tế quốc tế đã nêu rõ mục tiêu: “mở rộng thị

trường, tranh thủ thêm nguồn vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[38].

Quá trình hội nhập quốc tế trƣớc hết là đáp ứng lợi ích phát triển của đất nƣớc, mặt khác thông qua đó phát huy vai trị của Việt Nam trong quá trình hợp tác, phát triển với khu vực và thế giới, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Để hội nhập quốc tế một cách hiệu quả, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hƣớng XHCN, bảo đảm vững chắc an ninh chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Giữ vững độc lập, tự chủ thể hiện trƣớc hết trong quyết sách hội nhập nhằm khai thác tối đa các lợi thế, đối phó thắng lợi với các thách thức đặt ra của quá trình hội nhập, chủ động lựa chọn các tổ chức tham gia, các đối tác và hình thức quan hệ hợp tác, thời điểm tham gia hội nhập, xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý trong khn khổ quy định chung, chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với mục tiêu và yêu cầu hội nhập. Đƣờng lối và chính sách đối ngoại rộng mở ln dựa trên sự kiên trì giữ vững ngun tắc đối ngoại cơ bản, bao trùm là vì hồ bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Trong phát triển quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam còn nêu rõ bốn nguyên tắc cụ thể:

(i) tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

(ii) không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực

(iii) giải quyết các bất đồng, tranh chấp thơng qua thƣơng lƣợng hồ bình (iv) tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Về tư tưởng chỉ đạo hội nhập quốc tế: Xuất phát từ mục tiêu và lợi ích của

hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra tƣ tƣởng chỉ đạo đối ngoại nói chung và hội nhập quốc tế nói riêng. Theo đó, trong hội nhập quốc tế phải giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và kiên định chủ nghĩa xã hội (CNXH), đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hồn cảnh cụ thể của Việt Nam, cũng nhƣ diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tƣợng mà Việt Nam có quan hệ. Đây chính là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, vừa kiên định về nguyên tắc, vừa mềm dẻo, linh hoạt về sách lƣợc trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với việc xử lý các vấn đề quốc tế của Việt

Nam trong quá trình hội nhập. Quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng chỉ đạo nêu trên, Việt Nam chú trọng mở rộng quan hệ quốc tế cả song phƣơng và đa phƣơng nhƣng có nguyên tắc, mà nguyên tắc cao nhất, đồng thời cũng là lợi ích dân tộc cao nhất đó là độc lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc và phát triển theo định hƣớng XHCN. Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 cũng chỉ rõ “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là vì lợi ích quốc gia, dân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 65)