Cơ hội, thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 119 - 122)

3.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh

3.2.2. Cơ hội, thuận lợi

Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong hội nhập quốc tế của thời kỳ Đổi mới đem lại, trƣớc hết trên lĩnh vực kinh tế, đây là kết quả của cả q trình thực hiện đƣờng lối nhất qn, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa với chủ trƣơng chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực và thế giới. Những thành tựu đó đã tạo niềm tin, động lực để Việt Nam càng vững bƣớc trên đƣờng hội nhập, tận dụng tốt nhất mọi cơ hội mới đang mở ra cho nền kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh tồn cầu hố nền kinh tế nhƣ ngày nay, các yếu tố nhƣ nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, cách thức quản lý hiện đại

đang có sự lƣu chuyển tự do nhanh, cho nên các nƣớc đều có khả năng tiếp cận, sử dụng ở các mức độ khác nhau. Cùng với dòng vốn khổng lồ, hàng loạt các hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất và phƣơng pháp quản lý tiên tiến đƣợc thực hiện, góp phần hữu hiệu vào sự lan toả rộng rãi của làn sóng tăng trƣởng toàn cầu. Việc Việt Nam gia nhập các định chế, tổ chức kinh tế, tài chính khu vực cũng nhƣ toàn cầu, nhất là WTO tạo ra cơ hội tiếp cận thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ rộng lớn ở tất cả các nƣớc thành viên với mức thuế nhập khẩu đã đƣợc cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nƣớc mở cửa theo quy định. Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, từng bƣớc mở rộng hợp tác, kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP, điều này càng có ý nghĩa quan trọng và đƣợc xem là yếu tố bảo đảm tăng trƣởng của Việt Nam trong thời gian trƣớc mắt và lâu dài.

Đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, đòi hỏi Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh theo thông lệ quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý làm sao cho môi trƣờng kinh doanh quốc gia ngày càng đƣợc cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong nƣớc, cơ hội để tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, bảo đảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế bền vững hơn, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nƣớc trong khu vực. Mặt khác, việc gia nhập WTO đánh dấu bƣớc phát triển về chất của tiến trình hội nhập quốc tế, giúp Việt Nam có đƣợc vị thế bình đẳng nhƣ các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thƣơng mại tồn cầu, tiếng nói đƣợc tơn trọng hơn, công bằng hơn trong các tranh chấp thƣơng mại trong khn khổ WTO, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của quốc gia và doanh nghiệp. Đồng thời, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nƣớc, bảo đảm cho quá trình cải cách, đổi mới của Việt Nam

đồng bộ hơn, hiệu quả hơn tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ngày càng vững mạnh.

Có thể thấy, các hình thức hợp tác kinh tế khu vực, đã có sự phát triển mạnh mẽ kể từ sau năm 1995. Tính đến hết năm 2016 đã có hơn 600 Thỏa thuận Thƣơng mại tự do (FTA) đƣợc ký kết và cơng bố. Hầu hết các quốc gia có nền thƣơng mại tƣơng đối phát triển đều tham gia vào tiến trình này với đặc trƣng là những FTA giữa các bên ngày càng nhiều, phạm vi cam kết ngày càng rộng và ở mức độ cam kết ngày càng sâu, khác với trƣớc đây và dần đã xuất hiện các FTA giữa các “siêu cƣờng thƣơng mại”. Đối với Cộng đồng ASEAN, đây không chỉ hƣớng tới việc tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ trong nội bộ khu vực mà còn phát triển rộng hơn với các đối tác lớn quan trọng khác trên thế giới. Cơ chế hợp tác kinh tế khu vực đang đóng vai trị ngày càng quan trọng hơn trong việc xây dựng các quy tắc mới về thƣơng mại - đầu tƣ và tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại giữa các đối tác. Một hệ thống liên kết kinh tế đa tầng nấc đã hình thành tạo tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nƣớc, trong đó có ngành cơng nghiệp dầu mỏ.

Một thị trƣờng gần nhƣ tồn cầu đang mở ra đối với ngành cơng nghiệp dầu mỏ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay. Thời điểm đƣợc đánh giá quan trọng nhất là việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, mở cửa toàn diện theo đúng các nguyên tắc của tự do hóa thƣơng mại, minh bạch, công bằng tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ, nhà kinh doanh xuất - nhập khẩu dầu mỏ, bán lẻ xăng dầu nƣớc ngoài thực hiện các giao dịch tại Việt Nam. Theo nguyên tắc tƣơng hỗ, Việt Nam cũng sẽ nhận đƣợc sự đối xử tƣơng tự ở các nƣớc thành viên của WTO khi tiến hành đầu tƣ, kinh doanh sang các nƣớc trong ngành công nghiệp dầu mỏ.

Cơ hội đối với lĩnh vực dầu mỏ của Việt Nam còn đƣợc thể hiện ở việc tiếp cận nguồn dầu mỏ nhập khẩu quy mô lớn từ các nƣớc khác nhau cho nên

có thể chọn đƣợc đối tác nhập khẩu dầu mỏ với giá cả cạnh tranh nhất. Thực tế, Việt Nam đã từng nhập khẩu sản phẩm xăng dầu từ Hàn Quốc với giá thấp hơn giá nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN. Điều này góp phần làm bình ổn giá xăng dầu trong nƣớc, giảm chi phí sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều xăng dầu, giảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI)… Các doanh nghiệp dầu mỏ đều có cơ hội tiếp nhận nguồn đầu tƣ và cơng nghệ tiên tiến từ các đối tác nƣớc ngoài do thị trƣờng xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam đƣợc mở rộng. Tranh thủ những mặt thuận lợi của tiến trình hội nhập quốc tế đem lại để dễ dàng tiếp cận nguồn dầu mỏ trên thế giới với giá cạnh tranh hơn để phục vụ cho cho nhu cầu sản xuất trong nƣớc, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh… Đồng thời, thực hiện tốt chiến lƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài để tăng cƣờng hợp tác với các cơng ty dầu khí quốc tế có tiềm lực tài chính lớn, cơng nghệ sản xuất tiên tiến để huy động cùng tham gia vào các hoạt động TDKT dầu mỏ ở trên lãnh thổ Việt Nam và ở các nƣớc có tiềm năng, triển vọng cao về dầu mỏ trên thế giới.

Nhƣ phân tích ở trên, dầu mỏ có vai trị là một nguồn năng lƣợng chiến lƣợc, có thị trƣờng rộng lớn tồn cầu và ln gắn rất chặt với tình hình địa - chính trị trên thế giới. Việt Nam có những thuận lợi rất cơ bản đó là trữ lƣợng dầu mỏ đủ để phát triển tồn bộ chuỗi giá trị sản xuất trong nƣớc, có tác động lan tỏa lớn, góp phần tích cực cho sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo bền vững cho vấn đề an ninh năng lƣợng quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 119 - 122)