Sự cạnh tranh về dầu mỏ trong quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 50 - 56)

1.3. Tầm quan trọng của an ninh dầu mỏ trong đời sống quốc tế

1.3.2. Sự cạnh tranh về dầu mỏ trong quan hệ quốc tế

Nhu cầu cấp thiết về dầu mỏ đã tác động mạnh mẽ đến đời sống quan hệ quốc tế, làm thay đổi quan niệm về chính sách đối ngoại và các mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Các nƣớc lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, EU… đều tìm cách nắm giữ hoặc gây ảnh hƣởng tối đa tại những khu vực giàu trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhƣ Trung Đông, Trung Á, Châu Phi, Mỹ La-tinh hay Đông Nam Á… Cuộc chạy đua tranh giành ảnh hƣởng ở các khu vực này, cũng nhƣ tham vọng độc chiếm đƣợc nguồn dầu mỏ ở đây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến một số cuộc chiến tranh trong những năm gần đây, đồng thời tác động của nó tới đời sống quan hệ quốc tế dần trở nên đa dạng, phức tạp, khó lƣờng đan xen lẫn nhau, nhất là khi lợi ích quốc gia, dân tộc ln đƣợc đặt lên vị trí hàng đầu.

Sự ráo riết trong hoạt động ngoại giao giữa các nƣớc có nhu cầu lớn về dầu mỏ với các quốc gia giàu tiềm năng dầu mỏ đã góp phần làm rõ hình hài của khái niệm "ngoại giao dầu mỏ" hay “ngoại giao năng lƣợng”. Những

chuyến thăm song phƣơng nhƣ con thoi của nguyên thủ các nƣớc lớn, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nga tới các khu vực có trữ lƣợng dầu mỏ lớn trên thế giới đã làm cho đời sống chính trị ở khu vực này trở nên nhộn nhịp hơn. Chẳng hạn nhƣ khu vực Trung Đông, đây là nơi đƣợc đánh giá có trữ lƣợng dầu mỏ, khí đốt lớn nhất thế giới và là địa bàn cung cấp dầu mỏ chính cho Mỹ (22%), EU (36%) Nhật Bản (80%), Trung Quốc (55%) và cho toàn bộ nguồn dầu mỏ của khối NATO [2]. Chính vì tầm quan trọng nhƣ vậy, nên trong thời gian gần đây các nƣớc lớn đã liên tục điều chỉnh chính sách ngoại giao đối với các quốc gia Trung Đông nhằm đảm bảo đƣợc nguồn cung dầu mỏ ổn định lâu dài cho mình, đồng thời dùng công cụ dầu mỏ để khống chế các nƣớc khác. Mỹ tập trung chiến lƣợc vào khu vực Trung Đơng với mục đích củng cố vị trí siêu cƣờng và bảo vệ các lợi ích chiến lƣợc của nƣớc Mỹ ở đây, nhất là kiểm soát đƣợc nguồn dầu mỏ và con đƣờng vận chuyển dầu mỏ chiến lƣợc, từ đó khống chế các nƣớc khác phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ của khu vực này nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ hay EU... Trong quá khứ, Mỹ đã tiến hành phát động hai cuộc chiến tranh lớn ở khu vực này, đó là Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và Chiến tranh Iraq năm 2003, đồng thời đƣa ra kế hoạch "Đại Trung Đông" năm 2004 nhằm củng cố vị trí của Mỹ ở khu vực Trung Đơng, mở rộng ảnh hƣởng, tranh thủ sự hậu thuẫn của Israel và nhóm Do Thái trong nội bộ Mỹ để kiềm chế ảnh hƣởng của các nƣớc thuộc thế giới Ả rập và Iran. Ngoài ra, Mỹ muốn nắm giữa vai trò chủ chốt và chi phối tiến trình hịa bình Trung Đơng, thiết lập khu vực mậu dịch tự do Mỹ - Trung Đông với sự tham gia của 21 nƣớc Ả rập vào năm 2013 để dễ dàng kiểm soát đƣợc các nguồn dầu mỏ ở khu vực này.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Đông luôn đƣợc coi là vành đai an ninh chiến lƣợc, là con đƣờng dẫn xuống Châu Phi và đi ra Ấn Độ Dƣơng nhanh nhất, Trung Đông cũng đƣợc xem thị trƣờng lớn cho nền cơng

nghiệp quốc phịng và năng lƣợng của Liên Xô trƣớc đây. Khu vực này đã trở thành nơi tranh giành ảnh hƣởng giữa Liên Xô và Mỹ. Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh, cũng là thời điểm Liên bang Xơ-viết tan rã, vai trị ảnh hƣởng của Liên Xô (sau này là Nga) ở khu vực Trung Đông cũng giảm mạnh. Với sự kiện nƣớc Mỹ tấn công Iraq năm 2003, Mỹ gia tăng vai trị ảnh hƣởng chính trị, quân sự tại Trung Đơng và Trung Á, trong khi đó Nga đã từng bƣớc khơi phục, củng cố vị trí, cũng nhƣ duy trì ảnh hƣởng của mình tại khu vực này sau một thời gian dài bị gián đoạn. Năm 2005, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên tới thăm các nƣớc Trung Đông, điều này đã đánh dấu sự trở lại đầy toan tính trong chiến lƣợc ngoại giao của nƣớc Nga đối với khu vực giàu tiềm năng dầu mỏ này.

Đối với Nhật Bản, Trung Đơng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt kinh tế vì đây là nơi cung cấp 88% lƣợng dầu mỏ cho Nhật Bản. Nhật Bản một mặt vừa tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các nƣớc Trung Đông, mặt khác vừa ủng hộ Mỹ duy trì sự ổn định đối với khu vực này. Bên cạnh đó, Nhật Bản cịn thúc đẩy hợp tác tồn diện với các nƣớc ASEAN. Một trong những nguyên nhân sâu xa của sự hợp tác này là Nhật Bản muốn đảm bảo an ninh tối đa cho con đƣờng vận tải dầu mỏ huyết mạch đi qua vùng biển Đông Nam Á. Các nƣớc EU, đứng đầu là Pháp và Đức, cũng đều tập trung đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các nƣớc Trung Đông - Châu Phi để tranh thủ nguồn tài nguyên dầu mỏ, thúc đẩy hợp tác chiến lƣợc nhiều mặt với các nƣớc thuộc thế giới Ả rập thông qua cơ chế hợp tác đa phƣơng với mục đích nhằm ngăn chặn sự bá quyền của Mỹ ở khu vực này bằng việc ký kết nhiều hợp đồng mua bán dầu mỏ có giá trị khổng lồ với các quốc gia Ả rập.

Cuộc cạnh tranh về nguốn dầu mỏ không chỉ nằm trong chiến lƣợc về năng lƣợng giữa các nƣớc lớn ở khu Trung Đơng mà nó cũng đang diễn ra ầm thầm nhƣng khá quyết liệt tại khu vực Mỹ La-tinh, bởi lý do Mỹ La-tinh vốn

là địa bàn ảnh hƣởng truyền thống của nƣớc Mỹ, cũng là thị trƣờng dầu mỏ độc tôn của Mỹ từ trƣớc đến nay. Nơi đây có những quốc gia sở hữu nguồn dầu mỏ lớn và là nguồn cung quan trọng truyền thống hàng đầu của nƣớc Mỹ nhƣ Venezuela, Bolivia, Ecuador, Brazil. Tuy nhiên, trong gần hai thập niên gần đây với sự lên ngơi của các Chính phủ cánh tả có tƣ tƣởng chống Mỹ tại khu vực làm cho Mỹ có nguy cơ mất đi thị trƣờng dầu mỏ quan trọng và gần gũi này. Các Chính phủ cánh tả ở Mỹ La-tinh, đặc biệt là chính quyền của Tổng thống Hugo Chavez ở Venezuela, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất khu vực và đứng thứ năm thế giới ngày càng có xu hƣớng xích lại gần với Trung Quốc, Ấn Độ và chủ trƣơng đƣa Trung Quốc dần thay thế Mỹ để trở thành thị trƣờng xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu của mình. Ngƣợc lại, với tầm ảnh hƣởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực này thơng qua hợp tác về chính trị, kinh tế, viện trợ song phƣơng… Các cơng ty dầu khí của Trung Quốc từng bƣớc xâm nhập vào các quốc gia giàu tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Mỹ La-tinh thông qua việc ký kết đƣợc nhiều hợp đồng kinh tế lớn về khai thác, tiêu thụ dầu mỏ giữa Trung Quốc với các nƣớc trong khu vực. Đáng lƣu ý, Chính quyền của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã từng tuyên bố Venezuela sẵn sàng cung cấp cho Trung Quốc hàng triệu tấn dầu mỏ mỗi ngày trong những năm tới. Về phần mình, Mỹ chắc chắn sẽ không chịu ngồi yên để Trung Quốc ngang nhiên giành mất thị trƣờng cung cấp dầu mỏ truyền thống tại sân sau của mình. Điều đó, trong tƣơng lai chắc chắn có những cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Mỹ để tranh giành sự ảnh hƣởng, cũng nhƣ lợi ích quốc gia trong việc khai thác các nguồn tài nguyên dầu mỏ ở các khu vực nói trên là điều khơng thể tránh khỏi.

Cuộc cạnh tranh về nguồn tài nguyên dầu mỏ giữa Trung Quốc với các cƣờng quốc hàng đầu thế giới mà điển hình là với nƣớc Mỹ nhƣ đã phân tích trên đây, tất yếu có những tác động khơng nhỏ tới các mối quan hệ chính trị

quốc tế trong các cuộc chạy đua để giành giật nguồn dầu mỏ chiến lƣợc này và trong tƣơng lai thế giới sẽ chứng kiến những cuộc đối đầu về lợi ích gay gắt giữa các cƣờng quốc, các nƣớc lớn, họ sẽ dùng những chiêu bài, thậm chí phát động chiến tranh để lôi kéo các nƣớc cung cấp dầu mỏ đứng về phía mình nhằm gia tăng ảnh hƣởng chính trị, kinh tế hay quân sự đối với các quốc gia dầu mỏ. Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay ở những khu vực có trữ lƣợng lớn về dầu mỏ luôn tiềm ẩn bất ổn về chính trị, xã hội và thƣờng xảy ra những vụ bạo động có quy mơ lớn đe dọa trực tiếp tới nguồn cung dầu mỏ. Điều này không đơn thuần chỉ về mặt kinh tế mà cịn là vấn đề chính trị, qn sự và đây đƣợc xem là tác nhân chính làm cho tình hình an ninh thế giới trong các mối quan hệ quốc tế ngày càng trở lên phức tạp, khó định hình hơn bao giờ hết.

Trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới Ả rập và các nƣớc ASEAN, Trung Quốc một mặt cố gắng duy trì, thúc đẩy hợp tác với các thị trƣờng dầu mỏ ở khu vực này. Mặt khác, Trung Quốc tích cực triển khai các chính sách viện trợ kinh tế, thúc đẩy đầu tƣ ra nƣớc ngoài để từng bƣớc xâm nhập vào những nƣớc đƣợc đánh giá có nguồn dầu mỏ, khí đốt dồi dào với trữ lƣợng khai thác lớn và có mối quan hệ chính trị thân thiết với chính quyền Bắc Kinh nhƣ ở một số quốc gia Châu Phi và Mỹ La-tinh. Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá Trung Quốc ngày càng có những sự đụng độ lợi ích xoay quanh vấn đề dầu mỏ với các nƣớc lớn khác nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Pháp ở nhiều nơi trên thế giới. Trong chính sách “Ngoại giao dầu mỏ” của mình, Trung Quốc bỏ qua lập trƣờng, quan điểm của Mỹ để bắt tay và hợp tác chặt chẽ với những quốc gia có tƣ tƣởng chống đối Mỹ và bị Mỹ lên án nhƣ trƣờng hợp của Iran, Sudan, Zimbabwe, Venezuela, Syria, Libya… Tất cả những động thái đó của Trung Quốc có thể đƣợc Mỹ và Nhật Bản xem nhƣ một sự chống đối ngầm và âm mƣu giành giật lợi ích của họ ở tại các quốc gia này. Cuộc cạnh tranh nguồn dầu mỏ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã làm gia

tăng căng thẳng trong quan hệ vốn không mấy tốt đẹp giữa hai nƣớc do vấn đề lịch sử nhạy cảm để lại, cũng nhƣ những va chạm, tranh chấp trên biển Hoa Đông trong thời gian qua. Mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ đã tồn tại nhiều yếu tố gây mâu thuẫn trong bang giao giữa hai nƣớc nhƣ nhân quyền, vấn đề Đài Loan, chiến tranh thƣơng mại, tỷ giá hối đoái... Nay lại bổ sung thêm vấn đề tranh giành quyền lợi liên quan tới dầu mỏ vào danh sách này đã làm cho mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ ngày càng trở lên phức tạp, khó lƣờng.

Sự khan hiếm năng lƣợng cùng với việc giá dầu mỏ liên tục leo thang trong thời gian dài gần đây đã góp phần làm gia mối liên kết giữa các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ nhằm gây sức ép với OPEC. Nhiều nhà phân tích cho rằng, với việc giá dầu leo thang từ giữa năm 2004 trở lại đây một phần do chính sách cắt giảm sản lƣợng của OPEC, bởi OPEC đang nắm trong tay 78% trữ lƣợng dầu mỏ trên toàn cầu (khoảng gần 900 tỷ thùng) với khả năng khai thác đạt 40% tổng sản lƣợng dầu mỏ trên thế giới, các nƣớc OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu mỏ giữa các nƣớc thành viên và qua đó có thể khống chế giá dầu và có thể coi OPEC nhƣ là một liên minh độc quyền ln tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các nƣớc thành viên. Vào thời gian giá dầu leo thang đạt kỷ lục trong lịch sử với mức giá 145 USD/thùng dầu vào năm 2008. Các nƣớc EU, nhóm G7 và một số tổ chức quốc tế nhƣ WB, IMF, IEA đều lên tiếng yêu cầu OPEC sớm có những chính sách điều chỉnh để bình ổn giá dầu mỏ trong tƣơng lai nhằm tạo lập đƣợc sự công bằng lợi ích giữa các nƣớc, cũng nhƣ đảm bảo cho vấn đề an ninh dầu mỏ toàn cầu.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dự báo đều cho rằng, nguồn cung dầu mỏ của thế giới sẽ chỉ gia tăng thêm trong khoảng nửa thập kỷ nữa trƣớc khi đạt đỉnh điểm rồi bắt đầu suy giảm dần. Điều này làm cho cuộc cạnh tranh, giành giật các nguồn tài nguyên nhƣ dầu mỏ ngày càng quyết liệt trên phạm vi toàn

cầu, quyền lực, của cải đang chuyển dần từ những nƣớc thiếu năng lƣợng nhƣ Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, Ấn Độ… sang các nƣớc dƣ thừa năng lƣợng nhƣ Nga, Ả rập Xê út, Venezuela, Nigeria, Algeria, Kuwait, trong tƣơng lai việc tiêu thụ dầu mỏ của các quốc gia đang phát triển trên thế giới sẽ tăng lên đáng kể so với các quốc gia phát triển. Điều này minh chứng cho thấy, vấn đề đảm bảo an ninh dầu mỏ buộc các quốc gia phải tự điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại của mình để tìm kiếm thêm những nguồn cung dầu mỏ mới từ bên ngoài ổn định hơn để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)