Anninh dầu mỏ trong chính sách đối ngoại của các quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 56 - 65)

1.3. Tầm quan trọng của an ninh dầu mỏ trong đời sống quốc tế

1.3.3. Anninh dầu mỏ trong chính sách đối ngoại của các quốc gia

Dầu mỏ từ lâu đã là tâm điểm của các chính sách đối ngoại, thậm chí là nguyên nhân của cuộc xung đột và chiến tranh. Giờ đây, khi nguy cơ cạn kiệt các nguồn dầu mỏ có thể trở thành hiện thực sau vài thập niên nữa, các cuộc săn lùng nguồn nhiên liệu quý hiếm từ lòng đất này trong thời gian gần đây đang đƣợc tiến hành một cách mạnh mẽ ở cấp độ quy mô lớn. Điều này đã làm gia tăng sự cạnh tranh vốn đã quyết liệt giữa các nƣớc phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ, từ đó đã hình thành nên các mối quan hệ tƣơng tác về lợi ích lẫn nhau, tuy nhiên điều này báo hiệu sẽ có những va chạm, xung đột về lợi ích quốc gia trong các mối quan hệ này.

Sự phân bố về trữ lƣợng nguồn tài nguyên dầu mỏ giữa các quốc gia trên thế giới không đồng đều đã làm cho vấn đề an ninh năng lƣợng toàn cầu trở nên phức tạp. Theo đánh giá của Tổ chức Năng lƣợng Quốc tế, thế giới hiện có ba khu vực có trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhất là Trung Đông - Bắc Phi, Trung Á và Bắc Mỹ chiếm 82,3% trữ lƣợng dầu mỏ tồn cầu. Trong đó trữ lƣợng của khu vực Trung Đông chiếm 64%, tỉ lệ của Châu Mỹ, Châu Phi, Nga và khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng lần lƣợt là 14%, 7%, 4,8% và 4,27% . Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, hầu hết các khu vực sản xuất dầu mỏ lớn đều

nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ, bởi nƣớc Mỹ cũng là quốc gia sử dụng dầu mỏ nhiều nhất với 50% sản lƣợng dầu xuất khẩu của toàn thế giới [86, tr.10].

Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc đang tìm mọi cách để gây ảnh hƣởng của mình tại Châu Phi, nơi đƣợc xác minh có trữ lƣợng dầu mỏ đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau khu vực Trung Đông. Châu Phi dần trở thành “miếng mồi béo bở” trong thế giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc khi sản lƣợng khai thác tại khu vực này luôn hứa hẹn dồi dào, tiềm năng lớn hơn so với các khu vực truyền thống, cũng nhƣ gia tăng đƣợc lợi nhuận trong tỷ trọng đầu tƣ. Với chính sách chạy đua ngoại giao năng lƣợng và viện trợ kinh tế trong những năm gần đây nhằm giành giật đƣợc các nguồn dầu mỏ khổng lồ ở khu vực Châu Phi giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở lên khốc liệt, khó định lƣợng, đây cũng là ngun nhân làm cho tình hình chính trị thế giới nói chúng và mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc ngày trở lên phức tạp trong những năm gần đây.

Theo dự báo đến năm 2030 nhu cầu sử dụng dầu mỏ lớn nhất sẽ thuộc về các quốc gia đang phát triển, nơi chiếm khoảng 2/3 nhu cầu năng lƣợng thế giới. Trong nhóm này, Trung Quốc là một trong những nƣớc đứng đầu về nhu cầu dầu mỏ với mức tiêu thụ khoảng 10 triệu thùng ngày, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Giao thông vận tải và công nghiệp nặng vẫn là những ngành có nhu cầu cao nhất về dầu mỏ, mà trong thời điểm hiện tại chƣa có nguồn nhiên liệu nào có thể thay thế hồn tồn đƣợc dầu mỏ trong lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực chiếm tới 60% nhu cầu sử dụng dầu mỏ trong giai đoạn từ năm 2000 - 2025 [86; tr.28].

Sau sự kiện khủng bố ở Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, xung đột và mâu thuẫn về chính trị giữa Mỹ với các nƣớc Hồi giáo tăng cao. Các quốc gia mà Mỹ có xung đột lại là những nƣớc có trữ lƣợng và quy mô sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Sự mất ổn định về chính trị - kinh tế có nguy cơ diễn ra trên phạm vi toàn cầu, sự tranh giành lợi ích giữa các nƣớc lớn cũng là nhân tố

chính làm cho giá dầu mỏ leo thang trong những năm gần đây. Để bảo đảm cho an ninh năng lƣợng quốc gia, các nƣớc gia tăng đẩy mạnh việc xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ chiến lƣợc. Ấn Độ đã công bố kế hoạch xây dựng kho dự trữ dầu với sức chứa 36 triệu thùng, tƣơng lai sẽ tăng mức dự trữ này sẽ lên đến 108 triệu thùng. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tuyên bố xây dựng bốn cơ sở dự trữ chiến lƣợc dầu mỏ ở các khu vực nhƣ Trấn Hải, Đại Sơn, Đại Liên và Hoàng Đảo [84]. Trong tƣơng lai, một khu dự trữ lớn nhất sẽ đƣợc khởi công xây dựng tại tỉnh Chiết Giang với công suất dự trữ khoảng 5,2 triệu mét khối dầu. Mục tiêu dự trữ dầu mỏ của Trung Quốc là đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng dầu mỏ trong thời gian 30 ngày nếu xảy ra tình trạng các nguồn cung bất ngờ bị ngƣng trệ.

Rõ ràng an ninh dầu mỏ đang đóng vai trị thiết yếu và quan trọng nhất, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại của mình, gia tăng hội nhập quốc tế để tìm kiếm những nguồn cung dầu mỏ ổn định trong tƣơng lai. Song song với tăng cƣờng quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế, thƣơng mại với các nƣớc giàu tiềm trữ lƣợng dầu mỏ, thì các cƣờng quốc luôn áp dụng các biện pháp quân sự để gia tăng vị thế trong cuộc chiến tranh giành nguồn cung dầu mỏ nhƣ hành động của Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU từng áp dụng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á hay Biển Đông trong thời gian qua.

Những nhân tố nêu trên ít nhiều đều ảnh hƣởng đến những biến động của vấn đề an ninh dầu mỏ toàn cầu. Dù trực tiếp hay gián tiếp yếu tố dầu mỏ đều tác động đến chính trị, kinh tế thế giới. Trong các báo cáo hàng năm của IEA , tổ chức này đều cảnh báo thế giới vẫn đối mặt với nguy cơ khủng hoảng dầu mỏ tiềm ẩn. Những biến động và nguy cơ đe doạ tới an ninh dầu mỏ buộc các quốc gia phải xây dựng chính sách để điều chỉnh cơ cấu sử dụng năng lƣợng một cách hợp lý, trong đó dầu mỏ đóng vai trị then chốt và quyết định tới sự thành công về tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia.

Bối cảnh tồn cầu hố ngày nay đã tạo ra những mối quan hệ đan xen lợi ích lẫn nhau, các quốc gia phát triển và đang phát triển cần có một nguồn cung dầu mỏ bền vững, ổn định với giá cả hợp lý, trong khi đó các quốc gia sở hữu trữ lƣợng dầu mỏ lớn thì đang sử dụng chúng nhƣ một cơng cụ để trao đổi về mặt chính trị, quân sự hay kinh tế. Yếu tố này đã góp phần hình thành một khái niệm mới trong quan hệ quốc tế là ngoại giao dầu mỏ, mặc dù ra đời tƣơng đối muộn nhƣng ảnh hƣởng của khái niệm này đã vƣợt xa về quy mơ, tính chất, ảnh hƣởng của nó so với các lĩnh vực ngoại giao truyền thống. Các quốc gia có nhu cầu lớn về nguồn dầu mỏ thì tích cực tăng cƣờng các hoạt động ngoại giao song phƣơng với các nƣớc đang sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào, trữ lƣợng lớn… Trong khi đó, các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ nằm trong OPEC tiến hành nhiều cuộc đàm phán mang tính chiến lƣợc với giữa các nƣớc thành viên để quyết định việc duy trì lƣợng cung ứng dầu mỏ, cũng nhƣ mức giá hợp lý cho thị trƣờng thế giới. Điều này đã góp phần hình thành và làm rõ hơn khái niệm ngoại giao dầu mỏ trong quan hệ quốc tế, trở thành một trụ cột trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia. Về cơ bản, chính sách an ninh dầu mỏ của các nƣớc đều hƣớng đến một mục tiêu chủ yếu là giảm thiểu tính dễ bị tổn thƣơng do ảnh hƣởng của những biến động trên thị trƣờng dầu mỏ quốc tế bằng cách đảm bảo ổn định nguồn cung và củng cố, phát triển các mối quan hệ quốc tế về năng lƣợng. Tuy nhiên, từ nhu cầu và năng lực của mình, mỗi quốc gia lại lựa chọn những phƣơng tiện khác nhau để thực thi chính sách “ngoại giao dầu mỏ” của riêng mình.

Có thể khẳng định rằng, vấn đề năng lƣợng - dầu mỏ luôn đƣợc coi là ƣu tiên trọng tâm trong chƣơng trình nghị sự của các chuyến thăm song phƣơng cấp cao của nguyên thủy các nƣớc có mức tiêu thụ lƣợng dầu mỏ lớn trên thế giới, đặc biệt là lãnh đạo của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... tới

càng thay đổi và trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Điển hình là Trung Quốc từng nỗ lực tối đa mục tiêu trong chiến lƣợc đảm bảo an ninh năng lƣợng của mình thơng qua việc tăng cƣờng mở rộng, phát triển quan hệ và hợp tác liên kết, hỗ trợ kinh tế, viện trợ tài chính cho các nƣớc Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Á với mục đích đƣợc đảm bảo nguồn cung dầu mỏ lâu dài từ khu vực này.

Trung Quốc đã đề ra chủ trƣơng và chính sách “đi ra ngồi” với mục

đích gia tăng ảnh hƣởng chính trị quốc gia, đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn dầu mỏ để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, cũng nhƣ đảm bảo vấn đề an ninh năng lƣợng quốc gia trong nƣớc. Nguyên Thủ tƣớng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Bằng trong cuốn sách “Chính sách năng lƣợng Trung Quốc” đã chỉ rõ: “Phát triển công nghiệp dầu mỏ phải đáp ứng nhu cầu trong nước,

đi ra thế giới, lợi dụng tốt hai nguồn năng lượng, hai thị trường. Trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tham gia tích cực vào các loại hình hợp tác và tham gia tìm kiếm khai thác nguồn dầu mỏ với các quốc gia khu vực trên thế giới, xây dựng được thị trường nhập khẩu ổn định, đảm bảo nguồn cung ứng cho quốc gia” [2; tr.56]. Nguyên tắc chỉ đạo này đã thúc đẩy chính sách ngoại

giao dầu mỏ của Trung Quốc phát triển sang giai đoạn mới. Trong gần hai thập kỷ gần đây, hàng loạt các nhà lãnh đạo cấp đạo của Trung Quốc nhƣ Tổng Bí thƣ, Chủ tịch nƣớc Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc, Trƣơng Đức Giang, Thủ tƣớng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo, Lý Khắc Cƣờng lần lƣợt đi thăm nhiều quốc gia có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn trên thế giới trải từ khu vực Trung Á, Trung Đông, Châu Phi tới Mỹ La- tinh nhƣ Iraq, Iran, Kuwait, Ả rập Xê út, Liên bang Nga, Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan, Sudan, Nigieria, Angola, Algeria, Gabon, Ai Cập, Venezuela, Peru, Brazil, Ecuador… với mục đích là thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế chiến lƣợc trên lĩnh vực thăm dò, khai thác và cung ứng nguồn dầu mỏ lâu dài của các quốc gia này dành cho Trung Quốc trong tƣơng lai. Ngƣợc lại,

Trung Quốc cam kết cung cấp tối đa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cũng nhƣ ủng hộ các nƣớc này trên tại các tổ chức của Liên hiệp quốc với vai trò của Trung Quốc là một trong năm nƣớc thành viên thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2006, lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã thực hiện ba chuyến thăm đến Châu Phi, trong đó có chuyến đi của Bộ trƣởng Ngoại giao Lý Triệu Tinh vào tháng 1/2016, chuyến thăm của Tổng Bí thƣ, Chủ tịch nƣớc Hồ Cẩm Đào vào tháng 4/2016 và Thủ tƣớng Ôn Gia Bảo vào cuối tháng 6/2016, ba nhà lãnh đạo này đã tới thăm tổng cộng 15 quốc gia Châu Phi và theo đánh giá của các nhà phân tích chính trị, Trung Quốc đã “bội thu” qua những chuyến đi này. Sau khi cho Ai Cập vay 50 triệu USD, Trung Quốc đã có đƣợc 10 hợp đồng khai thác dầu mỏ, khí đốt ở quốc gia Bắc Phi này; đàm phán với Chính phủ Angola hợp tác để khai thác thăm dò dầu mỏ trị giá 1,4 tỉ USD tại quốc gia có trữ lƣợng dầu mỏ đứng thứ 2 Châu Phi này, ngoài ra Trung Quốc cịn có đƣợc 4 hợp đồng khai thác dầu mỏ với Nigeria sau khi hỗ trợ nƣớc này 4 tỉ USD xây dựng cơ sở hạ tầng, một tuần trƣớc khi chuyến thăm của Tổng Bí thƣ, Chủ tịch nƣớc Hồ Cẩm Đào tới Nigeria, Tổng Cơng ty Dầu khí Hải Dƣơng Trung Quốc (CNOOC) đã mua lại một mỏ dầu tại nƣớc này với trị giá 2,3 tỉ USD, tại Kenia CNOOC cũng đã có đƣợc một hợp đồng khai thác dầu mỏ sau khi tiến hành một gói viện trợ thuốc, gạo và một sân vận động trị giá 7,5 triệu USD [84; tr.68]. Ngồi ra, Trung Quốc cịn ký kết nhiều hợp đồng thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí đốt với các nƣớc nhƣ Sudan, Algeria, Kenia, Ethiopia… Trong tƣơng lai gần, việc hợp tác kinh tế trong lĩnh vực năng lƣợng, chủ yếu là khai thác dầu mỏ giữa Trung Quốc với Châu Phi vẫn là trọng điểm ƣu tiên trong q trình triển khai chính sách “ngoại giao năng lƣợng” của Trung Quốc.

Dầu mỏ là nhân tố đã làm xuất hiện và tập hợp đƣợc nhiều lực lƣợng mới cũng nhƣ hình thành nên những tổ chức có mối quan hệ đối tác chiến lƣợc và liên minh kinh tế - chính trị tồn cầu. Liên minh kinh tế - chính trị mới mà trong đó dầu mỏ đƣợc coi là nhân tố kết nối, chẳng hạn nhƣ Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải (SCO) bao gồm Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Trung Quốc và Uzbekistan và bốn nƣớc quan sát viên là Iran, Pakistan, Mơng Cổ, Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Nếu cộng tất cả trữ lƣợng dầu mỏ của các nƣớc thành viên SCO thì tổ chức này nắm trong tay 25% trữ lƣợng dầu mỏ và khí đốt thế giới, với tỷ lệ này thì SCO hồn tồn có thể chi phối, tác động đến giá dầu mỏ trên phạm vi tồn thế giới [84].

Cịn ở khu vực Nam Mỹ, Venezuela cũng đề xuất thành lập hai liên minh dầu mỏ là PetroCaribe dành cho các nƣớc vùng Caribe và PetroSur dành cho khu vực Nam Mỹ. Sự gắn kết này còn đƣợc củng cố trong tƣơng lai vì liên quan tới các dự án xây dựng đƣờng ống dẫn dầu từ Venezuela đến Argentina sẽ sớm đƣợc khởi công. Những động thái này, ngoài mục tiêu kinh tế ra, các nƣớc Mỹ La-tinh cịn muốn thốt ra khỏi sự phụ thuộc và ảnh hƣởng của Mỹ trong một thời gian dài.

Với vị trí là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thuộc loại cao ở Châu Á, trong những năm gần đây, các nƣớc thành viên Cộng đồng ASEAN, cũng nhƣ tổ chức Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) ln coi vấn đề đảm bảo an ninh dầu mỏ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của quốc gia mình. Trƣớc hết phải kể đến việc các nƣớc ASEAN thông qua Hiệp định “An ninh dầu khí khu vực ASEAN” (APSA) đƣợc ký kết vào năm 2009 tại Thái Lan hay “Sáng kiến an ninh năng lƣợng APEC” (AESI) đã đƣợc các nƣớc thành viên APEC thông qua vào năm 2000 với bốn nội dung chính đó là: (i) chia sẻ thơng tin về tình hình dầu mỏ, (ii) đảm bảo an ninh vận

ứng trong các trường hợp khẩn cấp về năng lượng/dầu mỏ và những kế hoạch dài hạn [84]. Việc APEC đi tiên phong trong việc thành lập các nhóm cơng tác

để theo dõi, điều phối và tìm ra các giải pháp để chia sẻ thông tin, hỗ trợ, đánh giá tác động, cũng nhƣ đối phó với những vấn đề liên quan tới an ninh năng lƣợng và an ninh dầu dầu mỏ ở các nƣớc thành viên.

Sự mất cân bằng trong kết cấu năng lƣợng thế giới thời gian qua đã dẫn đến việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lƣợng, mà chủ yếu là dầu mỏ của nhiều quốc gia mất cân đối, không theo kịp với tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Bởi trƣớc mắt, dầu mỏ vẫn là nguồn năng lƣợng thiết yếu phục vụ cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội mỗi nƣớc. Với vai trị đó, dầu mỏ đƣợc đánh giá là sẽ có những tác động khơng nhỏ trong các mối quan hệ quốc tế và bàn cờ chính trị tồn cầu, vì vậy địi hỏi mỗi quốc gia cần hoạch định, xây dựng cho mình một chính sách về đảm bảo an ninh dầu mỏ bền vững và phù hợp xu thế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay (Trang 56 - 65)