Danh mục mô phỏng và kinh doanh mua bán song hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 102 - 104)

2.3 Thực nghiệm ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại

2.3.2.2.3 Danh mục mô phỏng và kinh doanh mua bán song hành

Sử dụng danh mục nhân tố thuần nhất để mô phỏng tỷ suất sinh lợi của chứng khoán. Với bất kỳ dự án đầu tư nào có mơ hình tỷ suất sinh lợi 3 nhân tố gồm lạm phát giá hàng tiêu dùng, lãi suất trái phiếu kho bạc và tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đối thì việc kết hợp chứng khoán phi rủi ro với 3 danh mục nhân tố thuần nhất để mô phỏng tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư.

Sử dụng cổ phiếu HAP như một dự án đầu tư để thực hiện kinh doanh mua bán song hành với danh mục mơ phỏng từ việc kết hợp chứng khốn phi rủi ro có lãi suất 0,55% với 3 danh mục nhân tố thuần nhất.

TSSLHAP = 0,042 - 0,285 LP - 10,575 TPKB + 19,991 TGHD

Để mô phỏng beta 3 nhân tố danh mục mô phỏng chúng ta lấy các tỷ trọng nhân tố

danh mục mô phỏng tương tự như beta nhân tố của cổ phiếu HAP và phần còn lại là tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu phi rủi ro.

Tỷ trọng đầu tư vào danh mục nhân tố thuần nhất lạm phát giá hàng tiêu dùng – 0,285. Tỷ trọng đầu tư vào danh mục nhân tố thuần nhất lãi suất tín phiếu kho bạc –10,575. Tỷ trọng đầu tư vào danh mục nhân tố thuần nhất tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái 19,991. Tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu phi rủi ro= 1- ((-0,285)+(-10,575)+19,991) = -8,131 Tỷ suất sinh lợi danh

mục mô phỏng = -8,131rf - 0,285rPLP - 10,575xrPTPKB + 19,991rPTGHD Xác định tỷ suất sinh lợi mong đợi:

Tỷ suất sinh lợi mong đợi

danh mục mô phỏng (αP) = -8,131xrf - 0,285x(λPLP+rf) - 10,575x(λPTPKB+rf) + 19,991x(λPTGHD+rf) = -8,131x0,0055 - 0,285x0,029 - 10,575x0,037 + 19,991x0,042

= 0,395

TSSL = 0,395 - 0,285 LP - 10,575 TPKB + 19,991 TGHD

Bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư thì nhà đầu tư sẽ loại bỏ các đặc trưng riêng có của các cổ phiếu, nếu so sánh tỷ suất sinh lợi của danh mục mô phỏng và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu HAP (được giả định như một dự án đầu tư tốt) thì chỉ còn khác nhau một hằng số của chúng (chênh lệch thể hiện sự khác nhau trong tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chúng).

Bảng 2.20: So sánh tỷ suất sinh lợi và Beta nhân tố danh mục mô phỏng và cổ phiếu HAP

Tỷ suất sinh lợi danh mục mô phỏng

Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu HAP

Tỷ suất sinh lợi mong đợi (α) 0,395 0,042

Beta nhân tố lạm phát giá hàng tiêu dùng -0,285 -0,285 Beta nhân tố lãi suất tín phiếu kho bạc -10,575 -10,575 Beta nhân tố tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đối 19,991 19,991

Bởi vì beta (độ nhạy cảm) nhân tố của danh mục mô phỏng và dự án đầu tư được mô phỏng là như nhau nhưng tỷ suất sinh lợi của chúng là khác nhau thì khi đó sẽ có một cơ hội thực hiện kinh doanh arbitrage.

Tỷ suất sinh lợi mong đợi danh mục mô phỏng (αP=0,395) lớn hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi của cổ phiếu HAP (α=0,042), khi này xuất hiện cơ hội nhà đầu tư sẽ bán cổ

phiếu HAP và mua danh mục mơ phỏng. Bởi vì việc thực hiện khơng dùng tiền mặt vì vậy khoản chênh lệch này nhà đầu tư đạt được mà không phải chịu bất kỳ rủi ro nào. Tuy nhiên nghiệp vụ này chỉ xảy ra trong khoảnh khắc bởi các nhà đầu tư sẽ nhận ra và thực hiện ngay và vì vậy khoảng chênh lệch này sẽ không tồn tại nếu thị trường là hồn hảo (thơng tin thơng suốt và khơng có bất kỳ trở ngại nào cho nhà đầu tư thực hiện giao dịch ngay cả giao dịch bán khống). Để ngăn không cho cơ hội kinh doanh mua bán song hành xảy ra thì tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu HAP và danh mục mô phỏng phải bằng nhau.

Tuy nhiên trong thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay thì nghiệp vụ này khi thực hiện gặp phải một số khó khăn làm cho mơ hình kinh doanh chênh lệch giá APT khơng giải thích được mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi mong đợi và rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)