Cơ sở xây dựng chiến lược marketing tại SGDII BIDV:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược marketing cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại cơ sở giao dịch II ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2009 2012 (Trang 74 - 78)

3.1 Nội dung chiến lược phát triển kinh doanh của SGDII BIDV giai đoạn 2009-

3.1.5 Cơ sở xây dựng chiến lược marketing tại SGDII BIDV:

Chiến lược marketing của SGDII BIDV được tác giả xây dựng dựa trên cơ sở bám sát chiến lược kinh doanh của SGDII BIDV giai đoạn 2009-2012 đồng thời dựa trên nền tảng như: chiến lược của đối thủ cạnh tranh, chiến lược marketing của BIDV, chiến lược kinh doanh chung của toàn hệ thống BIDV, tiềm lực của SGDII BIDV và dựa trên cơ sở khách hàng hiện tại của SGDII BIDV. Cụ thể:

Chiến lược marketing ca đối th cnh tranh:

Từ những bài học kinh nghiệm của ACB và Sacombank mà tác giả đề cập ở chương 1 (trang 20-22) thì chiến lược marketing hiện tại của các đối thủđiển hình của SGDII BIDV trên địa bàn TPHCM hiện nay sẽ là một trong những vấn đề mà

Sở cần chú trọng khi xem xét xây dựng chiến lược marketing riêng cho mình. Cụ thể, trước mắt chiến lược marketing của ACB và Sacombank sẽđược tập trung cả từ chiến lược sản phẩm, kênh phân phối, giá và đẩy mạnh các kênh phân phối qua internet cụ thể:

- ACB và Sacombank tiếp tục mở rộng các hoạt động marketing trên các internet, các hoạt động marketing trực tiếp đến các khách hàng cá nhân. - Đa dạng hóa các sản phẩm huy động, tín dụng nhằm phục vụ cho các khách

hàng cá nhân như các sản phẩm nhằm đảp ứng nhu cầu an toàn dành cho khách hàng cá nhân cụ thể: tiết kiệm bảo hiểm Lộc bảo toàn của ACB hay tiết kiệm Bảo an-Bảo phúc của Sacombank.

- Đặc biệt, trong tình hình lãi suất ngân hàng có nhiều biến động hiện nay cả ACB và Sacombank đều tung ra những chiến lược sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn linh hoạt với thông điệp tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Chiến lược này đã mang lại cho ACB và Sacombank lợi thế rất lớn so với SGDII BIDV trong mảng huy động vốn từ các khách hàng cá nhân của mình. - Đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ trực tuyến luôn là ưu tiên hàng đầu

trong chiến lược marketing tại ACB và Sacombank.

- Cả ACB và Sacombank luôn chú trọng đến các hoạt động quảng cáo xúc tiến ln được duy trì trên các phương tiện truyền thơng như: tivi, tạp chí,... - Ngồi ra trong chiến lược marketing của mình, cả ACB và Sacombank ln

đặt vấn đề chăm sóc khách hàng lên hàng đầu. Cụ thể, ACB đã nhanh chóng cho ra đời trung tâm hỗ trợ khách hàng 24/7 nhằm giải đáp thắc mắc của khách hàng về các thông tin sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó, Sacombank cũng rất thành cơng trong việc xây dựng trung tâm lưu trữ dữ liệu thông tin khách hàng riêng cho mình. Và đây chính là một trong tài sản rất lớn giúp Sacombank đưa ra chiến lược marketing phù hợp với thị hiếu của khách hàng khi giao dịch tại Sacombank.

- Giai đoạn 2009-2012 BIDV sẽ đẩy mạnh các hoạt động marketing trên các phương tiện internet, báo chí nhằm gia tăng sự nhận biết thương hiệu bán lẻ của BIDV trong toàn hệ thống ngân hàng.

- Bước đầu xây dựng hình ảnh chuẩn hóa các hệ thống nhận biết thương hiệu của BIDV trong tâm trí khách hàng thơng qua việc thống nhất từ trang phục nhân viên, bảng hiệu, áp phích, thiết kế quầy giao dịch,..

- Xúc tiến thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm khu vực phía Nam trên địa bàn TPHCM và từng bước hình thành trung tâm lưu trữ dữ liệu thông tin khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM nhằm hỗ trợ cho chiến lược bán lẻ.

- Chú trọng công tác PR trong hoạt động xây dựng thương hiệu ngân hàng bán lẻ bằng việc tiếp tục triển khai các chương trình vì lợi ích cộng đồng.

Chiến lược kinh doanh ca BIDV

Một số nội dung cơ bản trong chiến lược kinh doanh của BIDV giai đoạn

2009-2012

- Đến năm 2012, BIDV là NHTM hiện đại hàng đầu ở Việt Nam cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NHBL chuẩn theo thơng lệ.

- Đẩy mạnh kiện tồn bộ máy tổ chức hoạt động, củng cố và phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm (kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại) theo hướng ngân hàng bán lẻ hiện đại, không ngừng nâng cao chất luợng, dịch vụ thẻ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tập trung phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

- Xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững mạnh; Nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần mở rộng nền tảng khách hàng bán lẻ thông qua việc cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng, phù hợp với từng phân đoạn khách hàng.

- Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, tập trung phát triển các dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, đặc biệt đẩy nhanh các dịch

vụ thẻ quốc tế, dịch vụ thanh tốn trên hệ thống ATM, POS, thanh tốn hóa đơn, thanh toán lương,...

Tim lc ca SGDII BIDV:

- SGDII BIDV là chi nhánh có tổng tài sản đứng thứ 2 trong hệ thống BIDV trên địa bàn TPHCM chiếm 11.786 tỷ đồng và là chi nhánh NH có mức phí dịch vụ trong năm đứng đầu so với tất cả các chi nhánh NHTMCP khác trên địa bàn với tổng phí dịch vụ rịng thu về năm 2008 đạt 131 tỷ, tăng gần 220% so năm 2007.

- Ngoài ra, SGDII BIDV có tiềm lực lớn về nhân sự và mạng lưới các PGD với 330 nhân viên có trình độ đại học trên đại học chiếm trên 95% và 10 PGD trực thuộc tâp trung ở những khu vực trung tâm của thành phố như: Quận 1, 3.

Da trên cơ s khách hàng:

- Tính đến cuối năm 2007 thì số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ giao dịch với SGDII BIDV (bao gồm cả tiền gửi, tiền vay, thanh toán lương qua tài khoản) trên 40.000 người. Và đến cuối năm 2008 thì số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ giao dịch với SGDII BIDV đã lên đến trên 60.000 người. Mặc dù con số này chỉ chiếm khoảng 1 % dân số trên toàn TP HCM, tuy nhiên cũng đã có sự gia tăng đáng kể lượng khách hàng cá nhân từ năm 2007 đến cuối tháng 12/2008 tại SGDII BIDV. Đây chính là lượng khách hàng tiềm năng tạo cơ hội lớn cho Sở trong việc phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ bán lẻ.

- Bên cạnh đó, trong năm 2008 TNBQ của người dân trên địa bàn TPHCM đạt 2400USD/người/năm, cao hơn gấp đôi so với TNBQ của cả nước là 1024USD/người/năm. Đây chính là thuận lợi rất lớn để SGDII BIDV phát triển lĩnh vực NHBL đa năng và tiện dụng trên địa bàn kinh tế trọng điểm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược marketing cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại cơ sở giao dịch II ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2009 2012 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)