8. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm chính
1.2.5. Quản lý hoạt động GDPL cho học sinh
Quản lý hoạt động GDPL cho HS là một quá trình tác động liên tục, có hệ thống, có mục đích của chủ thể quản lý đến q trình GDPL ở nhà trƣờng bằng một hệ thống các quy phạm, quy định, mệnh lệnh, kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung GDPL nhà trƣờng đã xác định.
Chủ thể quản lý GDPL cho học sinh ở nhà trƣờng THCS bao gồm: BGH nhà trƣờng, Ban chấp hành Chi Đoàn, Tổ trƣởng chuyên môn, đội ngũ GV chủ nhiệm, đội ngũ GV bộ mơn,… Các chủ thể này có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhƣng ln có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với nhau cùng hƣớng đến mục tiêu chung trong quản lý GDPL cho học sinh của nhà trƣờng.
Đối tƣợng quản lý GDPL cho học sinh là toàn bộ hoạt động GDPL của nhà trƣờng, bao gồm từ việc quản lý mục tiêu, kế hoạch, nội dung chƣơng trình GDPL; lựa chọn sử dụng hình thức, phƣơng pháp GDPL; quản lý con ngƣời, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính; quản lý chất lƣợng giáo dục đến quy trình kiểm tra, đánh giá hiệu quả và điều phối các hoạt động phối hợp…, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDPL nhà trƣờng đã đề ra.
Kết quả thực hiện mục tiêu GDPL ở nhà trƣờng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó hiệu quả quản lý hoạt động GDPL ở nhà trƣờng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Quản lý GDPL cho học sinh nhằm mục đích đảm bảo cho quá trình GDPL ở nhà trƣờng diễn ra một cách thuận lợi, theo đúng kế hoạch, có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các lực lƣợng tham gia vào quá trình GDPL và hƣớng tới mục tiêu: nâng cao nhận thức về pháp luật, xây dựng niềm tin về pháp luật và rèn luyện thói quen, hành vi chấp hành pháp luật cho HS.