8. Cấu trúc luận văn
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động GDPL cho học sin hở trƣờng THCS
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động GDPL cho học sin hở trƣờng THCS
1.4.2.1. Quản lý mục tiêu GDPL HS ở trường THCS
Quản lý mục tiêu GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS là làm cho quá trình GDPL vận hành đồng bộ, đi đúng hƣớng, có hiệu quả để nâng cao chất lƣợng GDPL. Mục tiêu cuối cùng của hoạt động GDPL cho học sinh THCS là hƣớng tới việc thực hiện
phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Quản lý mục tiêu GDPL cho học sinh THCS bao gồm:
Về nhận thức: phải làm cho các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nắm bắt đầy đủ những quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc, của ngành GD&ĐT về chiến lƣợc phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam mới pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Từ đó có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động GDPL.
Về thái độ tình cảm: Làm cho mọi công dân phải biết đúng, sai. Biết ủng hộ những việc làm đúng đắn, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân.
Về hành vi: Chủ động, tích cực tham gia quản lý và tổ chức hoạt động GDPL nhằm tạo môi trƣờng tốt nhất cho hoc sinh THCS phát triển và hoàn thiện nhân cách.
1.4.2.2. Quản lý nội dung, chương trình GDPL HS ở trường THCS
Quản lý chƣơng trình GDPL cho HS ở trƣờng THCS, trong đó chƣơng trình GDPL bao gồm toàn bộ nội dung kiến thức của mơn học đƣợc bố trí theo thời lƣợng của một ngành học, theo cấp bậc đào tạo. Việc quản lý chƣơng trình GDPL là quản lý việc thực hiện kế hoạch GDPL, nhằm thực hiện đúng, đầy đủ nội dung đã đƣợc đặt ra theo mục tiêu đã xác định đối với mỗi cấp bậc đào tạo.
Căn cứ chƣơng trình GDPL, xây dựng kế hoạch cho năm học, lịch giảng dạy trong nhà trƣờng qua đó triển khai việc phân công cho giáo viên nghiên cứu nắm bắt chƣơng trình và chuẩn bị cho mơn học; đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên để hoàn thành đƣợc chức năng, nhiệm vụ của mình, đảm bảo cho chất lƣợng GDPL đạt hiệu quả cao, đạt đƣợc mục tiêu của chƣơng trình GDPL.
Yêu cầu của công tác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chƣơng trình mơn học để đảm bảo khối lƣợng và chất lƣợng kiến thức cho HS theo đúng với mục tiêu đào tạo, làm cho HS tích cực học tập, lao động biến kiến thức truyền thụ của thầy giáo thành kiến thức của mình, từ đó vận dụng vào thực tiễn.
Quản lý nội dung GDPL là đảm bảo lựa chọn, xây dựng các nội dung giáo dục phù hợp hƣớng tới thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục. Xác định đúng, phù hợp nội dung giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục nhằm bảo đảm chất lƣợng và mục tiêu đào tạo. Quản lý nội dung giáo dục cũng bao hàm việc thực hiện đúng, đủ các nội dung giáo dục, liên tục điều chỉnh, cập nhật nội dung theo phƣơng châm sao cho đảm bảo đƣợc mục tiêu giáo dục.
Để quản lý kế hoạch, chƣơng trình, nội dung GDPL cho HS ở trƣờng THCS hiệu trƣởng nhà trƣờng cần phải xây dựng kế hoạch GDPL cho HS trong từng năm học; xác định nội dung, chƣơng trình; tổ chức thẩm định và ban hành nội dung GDPL, đảm bảo nội dung GDPL đáp ứng với mục tiêu GDPL đã xác định; thƣờng xuyên kiểm tra việc
thực hiện nội dung GDPL định kỳ, đột xuất; rà soát điều chỉnh nội dung GDPL theo định kỳ, phù hợp với mục tiêu điều chỉnh.
1.4.2.3. Quản lý phương pháp, hình thức GDPL HS ở trường THCS
Quản lý hoạt động GDPL cho HS thơng qua các mơn học, trong đó thơng qua các mơn học, HS đƣợc làm quen với các kiến thức về pháp luật ở các khía cạnh khác nhau. Trong các mơn học, môn Giáo dục công dân là một môn chủ đạo để GDPL cho HS. Hệ thống các văn bản, các quy phạm pháp luật, các quyền và nghĩa vụ của công dân đã đƣợc đƣa vào phân phối chƣơng trình và sách giáo khoa mơn này.
Quản lý hoạt động GDPL cho HS thơng qua các hoạt động trải nghiệm, trong đó các hoạt động trải nghiệm là cách GDPL cho HS nhẹ nhàng nhất. Thông qua các tiết học ngoài giờ ở trƣờng, các câu lạc bộ ở trƣờng và địa phƣơng, các hoạt động văn hoá, tham quan thực tế, trải nghiệm... sẽ giúp các em vào tìm hiểu các kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của các em một cách nhẹ nhàng, tế nhị. Các hoạt động này nhằm hỗ trợ, bổ sung cho hình thức chính thức nhằm củng cố, mở rộng và khơi sâu thêm sự hiểu biết của học sinh về pháp luật, quyền và nghĩa vụ cơng dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và hình thành thói quen tn thủ pháp luật. Trong hình thức này, đối với HS ở trƣờng THCS cần chú trọng hoạt động hƣớng nghiệp để thơng qua đó giáo dục về nhận thức và ý thức pháp luật. GDPL cho HS thông qua sự phối hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục ngồi nhà trƣờng, đặc biệt là gia đình. Đây là con đƣờng giáo dục cũng hết sức cần thiết. Ngoài việc học ở trƣờng, HS về sống với gia đình, với cộng đồng địa phƣơng.
Để GDPL cho HS đƣợc thƣờng xuyên, cần kết hợp với các lực lƣợng giáo dục để hoạt động GDPL đạt đƣợc hiệu quả cao. Tự giáo dục là con đƣờng ý nghĩa nhất trong hoạt động GDPL cho HSh. Quá trình tự tu dƣỡng, tự rèn luyện là quá trình lâu dài, liên tục và suốt đời mỗi con ngƣời. Các kiến thức GDPL có đi vào và trở thành các hành vi ở mỗi HS hay không là do sự tự tu dƣỡng, tự rèn luyện, tự ý thức của các em. Nhƣ vậy, các hoạt động GDPL cho học sinh ở trƣờng THCS bao gồm: Các hoạt động GDPL thông qua dạy học các môn học; các hoạt động trải nghiệm; thông qua sự phối hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng và hoạt động tự GDPL của HS ở trƣờng THCS. Từ đó có thể hiều, quản lý về phƣơng pháp GDPL cho HS ở trƣờng THCS thực chất là quản lý các cách thức thực hiện công tác GDPL cho HS ở trƣờng THCS.
1.4.2.4. Quản lý cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính cho hoạt động GDPL HS ở trường THCS
Để tổ chức tốt các hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS thì Nhà trƣờng, nhà quản lý cần huy động mọi nguồn lực và các lực lƣợng xã hội tham gia vào quá trình tổ
chức các hoạt động. Hiệu trƣởng trƣờng THCS cần thực hiện tốt các nội dung:
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức hoạt động GDPL cho HS; bố trí hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trong khu vực nhà trƣờng phù hợp với quy hoạch tổng thể; đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, sức khỏe, an toàn, thẩm mỹ, thuận lợi cho hoạt động GDPL.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động GDPL.
- Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dƣỡng, bảo trì cơ sở vật chất thiết bị phục vụ hoạt động GDPL.
- Xây dựng tủ sách GDPL, tài liệu, thông tin phục vụ hoạt động GDPL; phát động phong trào đọc sách GDPL theo chủ đề, tổ chức các sự kiện nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho HS.
- Đảm bảo đồ dùng dạy học tích hợp hoạt động GDPL cho HS, phát động phong trào thi đồ dùng dạy học tự làm phục vụ hoạt động GDPL.
- Quan tâm đầu tƣ hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động GDPL cho HS.
- Đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động GDPL cho HS.
1.4.2.5. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng GDPL HS ở trường THCS
Các lực lƣợng GDPL cho HS ở trƣờng THCS là CBQL, các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng, đội ngũ GV chủ nhiệm, đội ngũ báo cáo viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng nhƣ: Cơng đồn, Đồn thanh niên, Ban quản sinh và các tập thể HS. Trong phạm vi quyền hạn đƣợc giao, Hiệu trƣởng nhà trƣờng áp dụng có các biện pháp để tổ chức, vận hành, sử dụng bộ máy hoạt động một cách đồng bộ. Hiệu trƣởng cần bố trí, sắp xếp bộ máy một cách hợp lý khoa học, điều hành chỉ đạo chặt chẽ, kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.
Hoạt động GDPL cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp cần phải huy động sự phối hợp của các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. Bác Hồ đã dạy: “Giáo dục trong nhà trƣờng dù tốt mấy, nhƣng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn”. Để thực hiện tốt sự phối hợp này, địi hỏi Hiệu trƣởng nhà trƣờng và GV ngồi việc học tập nắm vững những kiến thức giáo dục, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phổ biến GDPL trong nhà trƣờng, cịn phải tìm hiểu nắm vững kiến thức giáo dục của gia đình và giáo dục của xã hội, cũng nhƣ kiến thức kỹ năng trong giao tiếp phối hợp.
Hiệu trƣởng phải có kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở ngoài nhà trƣờng, giao trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trƣờng có liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể. Ngoài ra, hiệu trƣởng tổ chức phối hợp bằng cách đề nghị
các lực lƣợng ngồi xã hội hỗ trợ kinh phí, điều kiện, cung cấp thơng tin, tài liệu; mời các nhà khoa học, các vị lãnh đạo... để báo cáo chuyên đề GDPL.
Quản lý tốt sự phối hợp với các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng để GDPL cho HS là một trong những biểu hiện sinh động của cơng tác xã hội hóa giáo dục.
Trên cơ sở chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục, hiệu trƣởng phải huy động các lực lƣợng xã hội tham gia vào các quá trình giáo dục của nhà trƣờng, giúp đỡ nhà trƣờng tăng cƣờng thêm nguồn kinh phí, đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất, phƣơng tiện nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDPL nói riêng.
Để thuận lợi trong việc quản lý các lực lƣợng tham gia hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS hiện nay hiệu trƣởng cần thực hiện tốt các nội dung sau: Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng cho đội ngũ GV tham gia hoạt động GDPL đúng quy định; huy động các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng tham gia hoạt động GDPL cho học sinh; làm tốt cơng tác phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và các tổ chức đoàn thể của địa phƣơng trong hoạt động GDPL; định kỳ kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV tham gia hoạt động GDPL cho HS.
1.4.2.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá và thi đua, khen thưởng hoạt động GDPL HS ở trường THCS
Kiểm tra là chức năng cố hữu của quản lý, khơng có kiểm tra sẽ khơng có quản lí. Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý.
Quản lý hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS bao gồm các bƣớc:
- Xây dựng các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn là những chỉ tiêu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.
- Đo đạc việc thực hiện: Kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDPL cho HS đã xác định.
- Điều chỉnh sai lệch. Khi tổ chức hoạt động GDPL cho HS nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định, qua đó nhằm điều chỉnh, uốn nắn sai lệch so với mục tiêu, kế hoạch.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra các bộ phận thực hiện nhiệm vụ tổ chức hoạt động GDPL cho HS.
- Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động GDPL cho HS.
Từ kết quả công tác kiểm tra, đánh giá, Hiệu trƣởng trƣờng THCS cần có các hình thức khen thƣởng để kịp thời động viên những tập thể và cá nhân có thành tích tốt đồng thời kịp thời uốn nắn những lệch lạc nhằm tìm ra những giải pháp hợp lí tổ chức có hiệu quả hơn hoạt động GDPL cho HS ở trƣờng THCS.