7. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.2. Khái niệm hoạt động giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật là một vấn đề cơ bản khơng những đối với nước ta mà cịn đối với các nước khác trên thế giới. Qua các sách báo, tài liệu hội thảo của một số tác giả nước ngoài đã khẳng định “Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo pháp luật là những nhiệm vụ nâng cao văn hóa pháp luật, ý thức pháp luật của nhân dân”. [5]
Về khái niệm giáo dục pháp luật, ở nước ta hiện nay cịn có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo dục
chính trị tư tưởng và giáo dục đạo đức.
Theo quan điểm này, giáo dục pháp luật không được xem là một hoạt động độc lập trong hệ thống giáo dục nói chung mà nó là một bộ phận cấu thành của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục đạo đức; khi tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng và giáo dục đạo đức cho nhân dân thì tự nó sẽ hình thành nên ý thức pháp luật. Điều đó có nghĩa là cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục đạo đức tốt thì sẽ có sự tơn trọng pháp luật của nhân dân. Nói cách khác, sự hình thành ý thức pháp luật của cơng dân là do q trình giáo dục chính trị tư tưởng hay giáo dục đạo đức tạo nên.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Giáo dục pháp luật đồng nghĩa với phổ biến, tuyên
truyền hay giải thích pháp luật. Với quan điểm này thì giáo dục pháp luật chỉ là các đợt tuyên truyền, cổ động khi có văn bản pháp luật mới được ban hành. Đây chỉ là công việc thường xuyên của bộ máy làm nhiệm vụ tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan chuyên trách.
Quan điểm thứ ba cho rằng: Giáo dục pháp luật đồng nghĩa với việc dạy học và
học pháp luật trong các nhà trường. Với quan điểm này cho thấy việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở ngồi mà khơng phải giáo dục pháp luật.
Quan điểm thứ tư cho rằng: Khơng có khái niệm giáo dục pháp luật. Vì pháp luật
là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, là mệnh lệnh của nhà nước bắt buộc mọi người phải tuân thủ và thực hiện một cách vô điều kiện. Do vậy, không cần đặt ra vấn đề giáo dục pháp luật mà chỉ cần ban hành phổ biến các văn bản pháp luật, khơng cần phải vận động, giải thích, tuyên truyền, mọi người dân phải có nghĩa vụ phải tự biết, hiểu và tự thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
Qua nghiên cứu các quan điểm về giáo dục pháp luật như trên cho thấy mỗi quan điểm đặt ra đều có những cơ sở và luận cứ khoa học để khẳng định quan điểm của mình là đúng đắn. Song, trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì các quan điểm như trên đều mang tính phiến
diện, khơng đầy đủ, thậm chí có quan điểm mang tính cực đoan, trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta và các quan niệm ấy hoặc đã vơ tình hoặc cố ý hạ thấp vai trị và giá trị xã hội của pháp luật. Chính từ những cách hiểu đó mà cơng tác giáo dục pháp luật trên thực tế chưa cao.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải hiểu một cách đúng đắn về giáo dục pháp luật. Để hiểu đúng bản chất của giáo dục pháp luật, trước hết phải tìm hiểu và nghiên cứu về khái niệm giáo dục.
Theo quan điểm của các nhà khoa học sư phạm thì giáo dục được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp sau đây:
Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình ảnh hưởng của những điều kiện khách quan (những chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, môi trường sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, sự hội nhập quốc tế) và cả những nhân tố chủ quan (đó là tác động có chủ đích và định hướng của con người) lên đối tượng nhằm hình thành ở những phẩm chất, kỹ năng và năng lực nhất định.
Theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình tác động của nhân tố chủ quan (sự tác động tự giác, có mục đích, có chủ định, có định hướng của con người) lên đối tượng được giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. Từ điển tiếng Việt nêu khái niệm giáo dục như sau: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [18]. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì giáo dục khơng phải là sự tác động của các yếu tố khách quan mà chỉ có các yếu tố chủ quan, nói cách khác “Những ảnh hưởng hay tác động của các yếu tố khách quan không nằm trong nội hàm của khái niệm giáo dục”.
Giáo dục pháp luật là một hình thức của giáo dục nói chung. Song, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Chúng tơi nhất trí với quan điểm của đa số các nhà khoa học, đó là hiểu giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp của giáo dục, cần vận dụng khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp để hình thành khái niệm giáo dục pháp luật. Việc xây dựng khái niệm giáo dục pháp luật xuất phát từ nghĩa hẹp vì những lý do sau đây.
Thứ nhất: Sự hình thành và phát triển ý thức của con người là sản phẩm của quá
trình ảnh hưởng, tác động của cả nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan. Nói đến vấn đề này Các Mác đã viết: Con người vốn là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục đã thay đổi. Các điều kiện khách quan như: chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức, cũng như quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Do vậy, nếu các điều kiện khách quan có sự thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi ý thức của con người. Tuy nhiên, sự tác động của nhân tố chủ
quan (đó là hoạt động có chủ định, có định hướng, có tổ chức, có mục đích của con người) có ảnh hưởng rất lớn, nếu xét trong điều kiện hồn cảnh cụ thể thì nó có tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển ý thức của con người. Thông qua sự tác động của nhân tố chủ quan, con người sẽ được cung cấp những tri thức khoa học, tri thức về cuộc sống, từ đó họ sẽ dần hình thành lịng tin, tình cảm và dẫn đến việc điều chỉnh các hành vi của mình phù hợp với yêu cầu đặt ra của xã hội. Do vậy, quá trình giáo dục cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có định hướng cụ thể. Mặt khác, cần giảm tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố khách quan lên đối tượng giáo dục. Như vậy, sự hình thành và phát triển ý thức của con người là sản phẩm của một quá trình đan xen, phức tạp, trong đó điều kiện khách quan là nhân tố ảnh hưởng có thể tự phát theo chiều này hay chiều khác, còn nhân tố chủ quan là nhân tố tích cực mang tính chủ động. Do vậy, nếu nhân tố khách quan ảnh hưởng cùng chiều với nhân tố chủ quan thì hiệu quả giáo dục sẽ được đảm bảo, đem lại kết quả tốt, hiệu quả cao, nếu các nhân tố đó tác động ngược lại thì chất lượng giáo dục sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế. Điều này địi hỏi chủ thể giáo dục cần có sự tác động tích cực lên các ảnh hưởng khách quan bất lợi, đồng thời cần điều chỉnh ngay hoạt động giáo dục cả về nội dung, hình thức cũng như phương pháp giáo dục sao cho phù hợp.
Thứ hai: ngày nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới một cách sâu
sắc và toàn diện. Nền kinh tế thị trường đã và đang đem lại những biến đổi tích cực trong đời sống xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy tính tự lập, năng động sáng tạo và ý chí vươn lên của từng cá nhân, đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể. Bên cạnh đó, những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng hàng ngày, hàng giờ len lỏi đến nhận thức, tình cảm, lối sống, hành vi của từng con người. Nếu trước đây việc tôn trọng danh dự, lương tâm, trách nhiệm của tuyệt đại đa số người Việt Nam được coi trọng thì hiện nay quan điểm đó ở một số người bị lệch lạc, dẫn tới sự hình thành ở họ thước đo giá trị lệch chuẩn. Từ đó, lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội lan tỏa trong xã hội, con người dễ rơi vào tệ nạn, tiêu cực, tham nhũng. Nếu khơng có sự tác động định hướng thì những điều kiện khách quan sẽ tác động mạnh mẽ đến ý thức của con người theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực.