7. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lí nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học viên tại đơn vị.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh.
- Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh.
- Khảo sát điều kiện khách quan và chủ quan phục vụ quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ, giáo viên, học viên và các bên liên quan đến hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của giáo dục pháp luật trong học viên; mức độ nhận thức về giáo dục pháp luật của cán bộ quản lí, giáo dục viên; tình hình chấp hành pháp luật tại cơ sở của học viên…
- Phỏng vấn cán bộ, giáo viên, học viên và các bên liên quan đến hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh về tính cấp thiết của hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên; mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật cho học viên; đề xuất các biện pháp nào hiệu quả trong quản lí giáo dục pháp luật cho học viên…
- Quan sát hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ hiệu quả của các hoạt động giáo dục pháp luật và quản lí hoạt động giáo dục pháp luật tại Cơ sở cai nghiện.
- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến khâu chuẩn bị bài dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục (giáo án, phiếu đăng ký sử dụng thiết bị dạy học, hồ sơ môn học, thực
hành…), khâu đánh giá kết quả giáo dục, để làm rõ hiệu quả của các hoạt động giáo dục pháp luật. Cụ thể, các hồ sơ sau đây được xem xét:
+ Xem xét giáo án, sổ họp chuyên môn của giáo viên + Xem sổ Gọi tên ghi điểm về điểm kiểm tra...
+ Xem sổ đầu bài về nhận xét các tiết học của học viên.
+ Xem bảng thống kê điểm kiểm tra học kì và trung bình của học viên (trong báo cáo sơ kết và tổng kết).
+ Các phiếu dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên.
- Xử lý kết quả khảo sát
+ Cách tính điểm và xử lý số liệu: Nhận, kiểm tra phiếu khảo sát có hợp lệ hay
không, phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, loại bỏ các phiếu chỉ trả lời một phương án khảo sát. Sau đó, phân loại các loại phiếu theo đối tượng khảo sát, nhập vào bảng tính excel, thống kê số lượng trả lời từng phương án theo từng câu theo từng đối tượng khảo sát, cuối cùng sử dụng cơng thức tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm như sau:
* Cơng thức tính điểm trung bình
x̅ = ∑ xi
N
Trong đó:
- x̅: Điểm trung bình
- ∑ xi: Tổng số của một phương án trả lời trong một câu - N: Tổng số phiếu khảo sát
* Cơng thức tính tỷ lệ % : % =m
M
Trong đó:
- m: số lượng khách thể trả lời theo từng phương án - M: Tổng số khách thể nghiên cứu tham gia trả lời * Tổng kết đánh giá thực trạng
Khảo sát về các mức độ tốt / quan trọng trong luận văn quy định điểm như sau: - Điểm 5: Tốt/ Rất quan trọng/Rất thường xuyên
- Điểm 4: Khá/ Quan trọng/Thường xuyên - Điểm 3: TB/ Ít quan trọng/thỉnh thoảng - Điểm 2: Yếu / Khơng quan trọng/Ít khi
Bảng 2.1: Ý nghĩa giá trị trung bình
Điểm trung bình Ý nghĩa
1,00 - 1,80 Kém/ Hồn tồn khơng quan trọng/… 1,81 - 2,60 Yếu/ Không quan trọng
2,61 - 3,40 TB/ Ít quan trọng 3,41 - 4,20 Khá/ Quan trọng 4,21 – 5,00 Tốt / Rất quan trọng
2.1.4. Tổ chức khảo sát
2.1.4.1. Đối tượng khảo sát:
Mẫu khảo sát gồm 300 học viên và 120 cán bộ quản lí, giáo dục viên; trong đó có 65 giáo dục viên, 55 CBQL. Hình thức chọn học viên là ngẫu nhiên, mỗi khu quản lí học viên chọn 75 học viên thống kê như sau:
Bảng 2.2: Thống kê mẫu học viên
Đặc điểm Độ tuổi Số lượng Trình độ văn hố Trên lớp 5 Dưới lớp 5 Mù chữ Từ 18 đến 30 tuổi 158 63% 38% 1% Từ 30 đến 45 tuổi 105 54% 41% 5% Từ 45 đến 65 tuổi 37 15% 27% 58%
Thực hiện phỏng vấn, khảo sát dựa trên nguyên tắc lựa chọn: Ban Giám đốc Cơ sở; trưởng, phó các phịng, khu; nhân viên quản lí đối tượng; các giáo dục viên Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí minh. Số lượng khách thể điều tra: Gồm tổng số 120 cán bộ nhân viên.
Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách tổng hợp các ý kiến dưới các mức độ RQT, quan trọng, bình thường, khơng quan trọng. Lập bảng mẫu và tính tỉ lệ các mức độ.
Đối với học viên thực hiện phỏng vấn bằng các câu hỏi mở, tổng hợp bằng cách phân loại những thông tin thu được, chỉ tiếp nhận những thơng tin khách quan, chính xác. Khơng thực hiện được như khảo sát cán bộ nhân viên do trình độ học vấn và hiểu biết của học viên về lĩnh vực giáo dục đặc biệt về pháp luật còn hạn chế. Bản thân học viên là những có tiền sự, đa số có tiền án và những hành vi vi phạm pháp luật. Do sử dụng ma túy đá nhiều người có tâm thần bất ổn mặc dù đã được các cán bộ y tế điều trị nhưng chưa thể có những phán đốn chính xác trong nhận định các thơng tin về giáo dục. Cùng với nhiều yếu tố khác như sự nghiêm túc trong phối hợp với cá nhân tác giả trong q trình thu thập thơng tin, độ tuổi đa dạng... dẫn đến những thông tin thu thập
được từ học viên cần chọn lọc kĩ càng khi đưa vào luận văn.
2.1.4.2. Thời gian và địa bàn khảo sát
- Thời gian: Từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020.
- Địa bàn khảo sát: Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành