7. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở ca
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ
chức, lực lượng trong giáo dục pháp luật cho học viên của Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Ở mọi lĩnh vực nhận thức là cơ sở của hành động, chỉ đạo hành động đạt được mục tiêu xác định. Để có hành động đúng phải có nhận thức đúng thơng qua tổ chức giáo dục. Trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu tăng cường pháp chế xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc nâng cao nhận thức và phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng giáo dục trong Cơ sở đối với quản lí giáo dục pháp luật cho học viên có ý nghĩa thiết thực. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lí xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp a, Những việc cần làm
Các chủ thể quản lí cần nâng cao nhận thức cho các tổ chức, lực lượng giáo dục ở Cơ sở về vị trí, tầm quan trọng của pháp luật và quản lí giáo dục pháp luật cho học viên về nhu cầu hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật; tính cấp thiết của giáo dục pháp luật cho học viên và quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở với hoàn thiện và phát triển nhân cách, với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng Cơ sở vững mạnh toàn diện. Nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, làm cho mọi tổ chức, lực lượng nhận thức đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình trong giáo dục pháp luật cho học viên, thấy rõ những yếu tố tác động đến quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở, từ đó phát huy những yếu tố thuận lợi, chủ động khắc phục khó khăn trong q trình giáo dục.
Tham gia hoạt động quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội bao gồm nhiều chủ thể khác nhau. Tùy vào chức năng, nhiệm
vụ của từng tổ chức, lực lượng mà họ tham gia vào quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở ở các mặt, các bộ phận, các nội dung khác nhau. Bởi vậy, mỗi tổ chức, cơ quan, lực lượng cụ thể có yêu cầu riêng trong việc nâng cao trách nhiệm về quản lí giáo dục pháp luật cho học viên đạt kết quả cao.
b, Quy trình thực hiện
Ban Giám đốc Cơ sở cần quan tâm đến công tác giáo dục pháp luật một cách phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nội dung giáo dục với từng đối tượng học viên trong Cơ sở. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, chế độ quy định của Cơ sở; Chi bộ Cơ sở cần quan tâm cụ thể hóa thành chủ trương, biện pháp lãnh đạo chỉ đạo, định hướng hoạt động giáo dục pháp luật. Để thực hiện vấn đề trên, các tổ chức đảng phải thực sự tiêu biểu là hạt nhân đoàn kết, thường xuyên bám sát mọi hoạt động của đơn vị để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, lực lượng tiến hành quản lí giáo dục pháp luật.
Giám đốc Cơ sở vừa là chủ thể giáo dục, vừa là chủ thể quản lí phải nhận thức đúng vai trị giáo dục pháp luật đối với thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Cơ sở; cần đồn kết thống nhất về nhận thức; quan tâm, hướng dẫn, tạo điều kiện thời gian hợp lý cho các tổ chức, bộ phận thực hiện nhiệm vụ; động viên khuyến khích học viên học tập và rèn luyện theo quy định của pháp luật, chế độ quy định của Cơ sở; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, lực lượng duy trì nghiêm các nền nếp, chế độ học tập, rèn luyện.
Cơ quan Thường trực phổ biến, giáo dục pháp luật cần nâng cao trách nhiệm, tham mưu cho Ban Giám đốc, Hội đồng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về nhiệm vụ, nội dung, xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật. Yêu cầu cần làm tốt công tác tuyên truyền, xây dựng động cơ thái độ trách nhiệm cho cán bộ quản lí, giáo dục viên và học viên về quản lí giáo dục pháp luật và bảo đảm tốt cơ sở vật chất, tài liệu giáo dục pháp luật theo phạm vi được giao của cơ quan. Tham mưu cho Ban Giám đốc về quản lí chất lượng giáo dục trong Cơ sở, bởi vậy cần phát huy vai trị trách nhiệm của mình trong quản lí, tổ chức hoạt động dạy giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy; tăng cường kiểm tra, đảm bảo hoạt động giáo dục trong Cơ sở thực hiện đúng chương trình, kế hoạch, đạt hiệu quả thiết thực, duy trì xây dựng nếp sống chính quy, chấp hành pháp luật, kỷ luật trong Cơ sở, do đó cần phát huy trách nhiệm trong quản lí, duy trì quy định của Cơ sở.
c, Nhân sự thực hiện
Đội ngũ giáo dục viên có vai trị quan trọng trong dạy học, giáo dục, xây dựng cho học viên niềm tin, tình cảm và ý thức chấp hành pháp luật. Đội ngũ giáo dục viên cần đề cao trách nhiệm trong giáo dục, tích cực đổi mới vận dụng phương pháp dạy học hiện
đại vào dạy học, thuyết phục học viên những tri thức pháp luật gắn với thực tiễn nhiệm vụ của Cơ sở, bằng phong cách, tấm gương mẫu mực của mình. Các cấp quản lí cần thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo dục viên; có kế hoạch lựa chọn giáo dục viên đi học, tập huấn các nội dung về pháp luật hoặc bồi dưỡng tại Cơ sở thông qua học tập tại chức, hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật. Làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc, động viên đội ngũ giáo dục viên khơng ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt; đánh giá kết quả dạy học, giáo dục đúng thực chất để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trong Cơ sở.
Đội ngũ cán bộ quản lí các cấp trong Cơ sở vừa là nhà quản lí, vừa là người thầy thứ hai có trách nhiệm giáo dục đơn vị hồn thành tốt các nhiệm vụ, trong đó có quản lí giáo dục pháp luật học viên thuộc mình quản lí. Cần quán triệt sâu sắc các chỉ thị, Nghị quyết, quy chế giáo dục của Cơ sở đến từng cán bộ thông qua giao ban, hội ý, học tập trung; động viên đội ngũ cán bộ tích cực tự học, nâng cao trình độ, phương pháp, tác phong công tác; thường xuyên bám sát đơn vị, tổ chức tốt nhiệm vụ huấn luyện, giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn, ngoại khóa góp phần rèn luyện học viên chấp hành kỷ luật và các quy định của học viên ở Cơ sở.
Đồn thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị cơ sở ở Cơ sở, do vậy, tổ chức đoàn phải nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình giáo dục pháp luật, kỷ luật ở đơn vị. Chính vì vậy, tổ chức đoàn phải là nhịp cầu diễn đàn của thanh niên để học viên bày tỏ quan điểm, thái độ, đóng góp ý kiến xây dựng đơn vị, cũng như đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm các quy định của Cơ sở, chỉ đạo các tổ chức đồn hoạt động sơi nổi, có sức cuốn hút, qua đó định hướng học viên thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện của mình chấp hành tốt pháp luật nhà nước, kỷ luật của Cơ sở.
d, Điều kiện thực hiện
Để thực hiện vấn đề trên, theo chức năng được giao, cần phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục viên, báo cáo viên; làm tốt công tác bảo đảm, cập nhật những nội dung, văn bản pháp quy mới được sửa đổi để triển khai, hướng dẫn các đơn vị trong quá trình giáo dục pháp luật. Đối với các cơ quan cần nắm chắc các văn bản pháp luật và làm tốt chức năng tham mưu, kịp thời dự báo những thuận lợi, khó khăn tác động đến vi phạm pháp luật ở học viên; tích cực hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra đơn vị học tập, xây dựng nếp, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Cơ sở. Khắc phục tình trạng khơng phân định rõ trách nhiệm, thiếu kiểm tra sâu sát trong q trình quản lí giáo dục pháp luật.