7. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở ca
3.2.2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở
sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Đây là biện pháp quan trọng đối với hoạt động quản lí, bất cứ một hoạt động quản lí nào khi đã xác định được mục tiêu quản lí phù hợp và để thực hiện mục tiêu đó thì việc xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch giáo dục pháp luật có ý nghĩa quyết định.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp a, Những việc cần làm
Để bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực, yêu cầu chung của kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh phải mang tính bao qt, tồn diện, xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức; huy động được các nguồn lực cho hoạt động giáo dục thuận lợi trong kiểm tra, đánh giá các hoạt động quản lí giáo dục pháp luật; khắc phục tình trạng bng lỏng quản lí, chung chung, thiếu thiết thực, không phân công rõ trách nhiệm cho các lực lượng.
Quá trình xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào các chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản hướng dẫn của cấp trên, đặc biệt hướng dẫn hàng năm đánh giá sơ tổng kết chất lượng giáo dục pháp luật cho học viên và thực trạng chấp hành pháp luật của Cơ sở. Kế hoạch phải bảo đảm tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục pháp luật với mục tiêu chung các hoạt động của Cơ sở; phù hợp với thực tế hoạt động của Cơ sở và đặc điểm đối tượng học viên; xác định được các điều kiện vật chất và khả năng thực hiện của học viên, cũng như khả năng huy động các nguồn lực bảo đảm của Cơ sở. Nội dung kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của từng nội dung giáo dục pháp luật cụ thể, tương ứng với nó là mục tiêu, thời gian thực hiện, hình thức hoạt động, lực lượng tham gia, các biện pháp thực hiện nhiệm vụ cho từng cá nhân và tổ chức tham gia giáo dục.
b, Quy trình thực hiện
Ban Giám đốc Cơ sở: nghiên cứu, quán triệt sâu sắc chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và của Cơ sở; nhiệm vụ, mục tiêu và tình hình thực tiễn để chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất, chủ trì việc xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên. Tổ chức triển khai cho các cơ quan, phòng giáo dục, đơn vị quản lí học viên xây dựng kế hoạch giáo dục ở cấp mình cho phù hợp. Quy định rõ chức năng, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình giáo dục pháp luật cho học viên, chỉ đạo bảo đảm các điều kiện cho giáo dục pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm và điều chỉnh chương trình, kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở.
Đối với các cơ quan chức năng: tham mưu việc xác định chủ trương, biện pháp xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục pháp luật cho các đối tượng, trong đó có học viên cai nghiên ma túy trong toàn Cơ sở. Phối hợp với cơ quan liên quan, phòng giáo dục và
đơn vị cụ thể hoá kế hoạch vào các hoạt động giảng dạy, giáo dục; hướng dẫn đơn vị quản lí học viên xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục pháp luật; kịp thời phổ biến các tài liệu và thơng báo tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật của Cơ sở để mọi người học tập và rút kinh nghiệm; quá trình tổ chức cần nắm chắc quân số học tập theo từng chuyên đề, nắm chắc địa điểm học tập, giáo dục viên giảng dạy, theo dõi kiểm tra quá trình học tập trên giảng đường cũng như tổ chức giáo dục pháp luật ngoại khóa trong ngày nghỉ ở Cơ sở. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan và đơn vị tổ chức thực hiện chấp hành pháp luật của học viên ở Cơ sở. Các cơ quan tích cực chủ động nắm chắc kế hoạch, hướng dẫn của Cơ sở, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, sắp xếp địa điểm học tập và hướng dẫn, kiểm tra đơn vị học tập, rèn luyện và chấp hành pháp luật.
Đối với các phòng giáo dục: quán triệt cụ thể hóa kế hoạch vào giảng dạy. Phối hợp với các cơ quan, phòng giáo dục kịp thời cập nhật thông tin, các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung để đưa vào giảng dạy và giúp đỡ học viên học tập. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo năm học, chương trình bộ môn, lịch huấn luyện hàng tháng, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo dục viên phải xác định đúng vai trò, trách nhiệm trong chuẩn bị bài giảng, tổ chức cho đơn vị học tập đạt hiệu quả.
Đối với các đơn vị quản lí học viên cai nghiện ma túy: phải cụ thể hóa kế hoạch của Cơ sở vào quá trình giáo dục pháp luật và quán triệt tới từng đơn vị, các lực lượng giáo dục, cũng như toàn thể học viên để cho mọi người hiểu, nắm chắc, quyết tâm thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, phải nắm vững các đợt hoạt động cao điểm, thực trạng về chấp hành pháp luật của học viên và khả năng của từng đơn vị để lập kế hoạch hợp lý, sử dụng tối đa khả năng của từng lực lượng. Quá trình tổ chức học tập pháp luật, các đơn vị cần nắm chắc quân số, chất lượng học tập, mức độ chuyển biến trong nhận thức và hành vi của học viên. Chú trọng kiểm tra, động viên, khuyến khích, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế để điều chỉnh, bổ sung đảm bảo kế hoạch quản lí được thực hiện sát với mục tiêu giáo dục.
c, Nhân sự thực hiện
Để thực hiện tốt biện pháp ngoài sự tham gia chỉ đạo của Ban Giám đốc và sự tham mưu của các phịng chun mơn thì đội ngũ cán bộ quản lí học viên cai nghiện ma túy cần đề cao trách nhiệm hướng dẫn học viên xây dựng kế hoạch tự giáo dục, rèn luyện chấp hành pháp luật, chế độ quy định của Cơ sở; phát huy vai trò của hoạt động của tổ chức đồn trong quản lí q trình giáo dục pháp luật. Cán bộ quản lí học viên cai nghiệm ma túy phải thường xuyên bám sát chương trình, kế hoạch giáo dục của đơn vị, nắm chắc quân số, mức độ chuyển biến trong nhận thức, đồng thời quan tâm tới những học viên còn hạn chế về học tập, rèn luyện để định hướng, phát huy tính tích cực, tự giác của học viên sát với mục tiêu đề ra.
Đối với học viên cai nghiện ma túy, trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu giáo dục pháp luật
trong quá trình giáo dục ở Cơ sở, cần chủ động, tự giác xây dựng kế hoạch tự giáo dục rèn luyện kỷ luật cho bản thân. Từng học viên phải tự đặt cho mình yêu cầu, nội dung, mức độ phấn đấu, rèn luyện của bản thân. Theo tiến trình giáo dục của từng năm học, mức độ tự giáo dục, rèn luyện quản lí q trình giáo dục pháp luật, kỷ luật của học viên ở Cơ sở ngày càng tăng lên; vì vậy, mỗi học viên phải chủ động học tập nâng cao tri thức pháp luật để hoàn thiện và thực hiện tốt những mục tiêu phấn đấu đã xác định.
d, Điều kiện thực hiện
Kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên có thể được phân theo tiến trình năm học, học kỳ, hoặc theo từng giai đoạn; trong đó cần chú trọng (tháng 6 tập trung vào ngày
phòng chống ma túy; tháng 9 tập trung vào an tồn giao thơng đường bộ; tháng 10 tập trung vào ngày môi trường và bảo vệ mơi trường…). Về cấp độ quản lí giáo dục pháp luật
gồm có: kế hoạch giáo dục pháp luật của Cơ sở; kế hoạch học tập, rèn luyện của từng học viên. Quá trình xây dựng kế hoạch của các cấp quản lí phải bám sát mục tiêu, nội dung giáo dục pháp luật của Cơ sở theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các kế hoạch đã được phê duyệt theo phân cấp quản lí.
Xác định các nguồn lực cấp thiết cho việc thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên, đây là một trong những điều kiện cấp thiết để kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở đạt chất lượng, bao gồm nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, phương tiện và có dự trù kinh phí cho thực hiện nhiệm vụ quản lí q trình giáo dục pháp luật, trong đó nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ giáo dục viên, cán bộ quản lí giáo dục các cấp trong Cơ sở giữ vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho q trình quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở đạt kết quả tốt.