7. Cấu trúc luận văn
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Mơ tả q trình khảo nghiệm
3.3.1.1. Mục tiêu khảo nghiệm
Quá trình khảo nghiệm nhằm xác định mức độ tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất.
3.3.1.2. Nội dung khảo nghiệm
nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.1.3. Phương pháp khảo nghiệm
Sử dụng phương pháp chuyên gia: khảo sát, thu thập thông tin từ nhân viên quản lí, giáo dục viên.
3.3.1.4. Tổ chức khảo nghiệm Đối tượng khảo nghiệm:
Nhân viên quản lí đối tượng, giáo dục viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian và địa bàn khảo nghiệm: Thời gian khảo nghiệm từ tháng 11 năm 2019
đến tháng 11 năm 2020 tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Các giai đoạn tiến hành khảo nghiệm: Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến
Đề tài đánh giá các biện pháp pháp quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh theo các tiêu chí: Điều tra về tính cấp thiết của các biện pháp quản lí theo 3 mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết, khơng cấp thiết; tính khả thi theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.
Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra
Nguyên tắc lựa chọn: Ban Giám đốc Cơ sở; trưởng, phó các phịng, khu; nhân viên quản lí đối tượng; các giáo dục viên Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí minh. Số lượng khách thể điều tra: Gồm tổng số 80 cán bộ nhân viên.
Bước 3: Phát phiếu điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra và tổng hợp kết quả nghiên cứu
Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:
Mức độ cấp thiết: Rất cấp thiết: 3 điểm; cấp thiết: 2 điểm; không cấp thiết: 1 điểm.
Mức độ khả thi: Rất khả thi: 3 điểm; khả thi: 2 điểm; khơng khả thi: 1 điểm. Cách tính tốn: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra và lập bảng số.