Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ca

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 102 - 104)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở ca

3.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ca

nghiện ma túy ở Cơ sở

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở là một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện, khẳng định năng lực giáo dục và quản lí giáo dục của chủ thể quản lí. Kiểm tra đánh giá kết quả khơng chỉ tác động trực tiếp tới ý thức tích cực, tự giác của các tổ chức và cá nhân, mà còn đánh giá đúng nhận thức, động cơ trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị và từng học viên, qua đó sẽ phát hiện khâu yếu, mặt yếu để kịp thời khắc phục; đồng thời là cơ sở điều chỉnh bổ sung nội dung, lựa chọn hình thức, biện pháp quản lí giáo dục pháp luật phù hợp với thực tiễn và đối tượng giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: Chín phần mười khuyết điểm trong cơng việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp a, Những việc cần làm

Thông qua kiểm tra phải đánh giá được mạnh, yếu, khả năng cụ thể của từng học viên, định kỳ hàng tuần, hàng tháng nhận xét đánh giá xếp loại, rút kinh nghiệm mức

độ tiến triển của từng người trong quá trình chấp hành nội quy, quy chế của Cơ sở. Chủ thể giáo dục Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn cần xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, tiêu chí; kiểm tra việc nhận thức về vị trí, vai trị của pháp luật; xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật; kiểm tra, đánh giá về nội dung giáo dục pháp luật; sử dụng các hình thức, biện pháp quản lí giáo dục pháp luật; việc xây dựng mơi trường văn hóa pháp luật với rèn luyện kỷ luật; kết quả quản lí q trình giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy.

b, Quy trình thực hiện

Các hình thức kiểm tra, đánh giá cần căn cứ vào chương trình thời gian xác định để tiến hành cho phù hợp, gồm có kiểm tra thường xuyên qua từng buổi học hoặc sinh hoạt giáo dục, thông qua ngày pháp luật, kiểm tra định kỳ theo học kỳ, năm học, kiểm tra đột xuất thực tiễn chấp hành pháp luật, kỷ luật của học viên cai nghiện ma túy. Đối với học viên cai nghiện, nội dung kiểm tra, đánh giá cần có sự phân biệt giữa các đối tượng, bám sát vào kế hoạch học tập, rèn luyện của học viên và mục tiêu, yêu cầu giáo dục của Cơ sở, đặc biệt cần chú ý đến mức độ chuyển biến về nhận thức và hành vi của học viên thông qua các hoạt động thực tiễn hàng ngày.

Do đó, các cơ quan chức năng cần theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị về cơng tác quản lí giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy trong Cơ sở. Vì vậy, các phịng, khu quản lí tại Cơ sở cần làm tốt chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Cơ sở; phối hợp với phịng chun mơn về tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục pháp luật cho học viên theo chương trình kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế thi, kiểm tra; kịp thời phát hiện những hạn chế để đề xuất chủ trương biện pháp quản lí phù hợp.

Các phịng giáo dục cần quản lí, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động học tập, rèn luyện của học viên. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị duy trì nghiêm quy định học tập trên giảng đường, giúp đỡ bồi dưỡng học viên có phương pháp học tập, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên đúng thực chất.

c, Nhân sự thực hiện

Các đơn vị quản lí học viên gồm có Ban Điều hành các khu, cán bộ quản lí, giáo dục trực tiếp lãnh đạo, quản lí giáo dục, rèn luyện học viên cần quán triệt tốt các chỉ thị, nghị quyết, quy chế về cơng tác quản lí giáo dục. Dưới sự chỉ đạo, giám sát của Chi bộ, Ban Giám đốc Cơ sở Phòng Giáo dục – Dạy nghề cùng đội ngũ giáo dục viên phối hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát quản lí q trình giáo dục pháp luật. Trong lãnh đạo, quản lí Ban Giám đốc, Ban điều hành khu, các giáo dục viên cần sâu sát nắm chắc kết quả học tập, rèn luyện của học viên; duy trì chặt chẽ các chế độ, quy định của đơn vị, đồng thời dự báo kết quả theo chiều hướng khác nhau để xác định các biện pháp quản lí tối ưu.

d, Điều kiện thực hiện

Cần tổ chức kiểm tra, đánh giá với từng đối tượng quản lí cụ thể trên cơ sở quán triệt, giáo dục các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhất là những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung ban hành, các quy định của Cơ sở thông qua sinh hoạt đơn vị, ngày pháp luật hàng tháng.

Quá trình tổng kết cơng tác giáo dục pháp luật, chủ thể quản lí phải tập trung làm rõ mạnh, yếu, nguyên nhân, đặc biệt là ý thức chủ động tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật trong học viên cai nghiện ma túy; phát hiện những tổ chức, cá nhân tiên tiến để xây dựng điển hình biểu dương khen thưởng; chú trọng tiếp thu ý kiến của cán bộ quản lí, giáo dục viên, học viên cai nghiện làm cơ sở điều chỉnh quá trình giáo dục; đồng thời dự kiến nội dung, phương pháp quản lí giáo dục pháp luật thời gian tới. Qua tổng kết cần làm chuyển biến tích cực của cơ quan, đơn vị; vận dụng tốt kinh nghiệm hay, sáng tạo của các đơn vị để nhân rộng trong quá trình dạy học và giáo dục; đồng thời đưa việc chấp hành pháp luật, kỷ luật của cán bộ quản lí, giáo dục viên, học viên cai nghiện vào tiêu chuẩn bình xét thi đua giữa các đơn vị trong Cơ sở.

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)