7. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở các cơ sở cai nghiện ma
ma túy – bảo trợ xã hội
1.4.1. Quản lí mục tiêu giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội ma túy – bảo trợ xã hội
Mục tiêu của quản lí hoạt động giáo dục pháp luật là quản lí mục tiêu hoạt động giáo dục được xây dựng phải phù hợp với mục tiêu giáo dục chung nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về rèn luyện nhân cách và lối sống có văn hóa; bảo vệ, rèn luyện bản thân; kỹ năng phòng chống tái nghiện, kỹ năng làm việc nhóm và kiến thức pháp luật. Qua đó giúp học viên rèn luyện hành vi, lối sống; biết quý trọng những giá trị cuộc sống để chấp hành tốt nội quy, quy chế tại Cơ sở và phòng, chống tái nghiện sau khi được tái hòa nhập cộng đồng.
Mục tiêu hoạt động giáo dục pháp luật phải được toàn thể giáo viên, học viên và các lực lượng giáo dục hiểu đúng, thực hiện một cách triệt để thông qua kế hoạch hoạt động giáo dục pháp luật đã xây dựng. Kế hoạch là các chương trình hành động tổng quát, triển khai và phân bố các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu cơ bản, toàn diện và lâu dài của nhà trường/tổ chức nói chung. Kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội cần phải đạt được trong một hay nhiều năm tới và các phương thức, điều kiện thực hiện đạt được mục tiêu ấy… Có thể thấy, việc xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên ở cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội có vai trị quan trọng, là khâu đầu tiên trong các hoạt động quản lí. Trên thực tế, khơng phải Cơ sở nào cũng hiểu rõ vị trí, vai trị của việc xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật và tác động của nó đến sự phát triển bền vững của Cơ sở . Và cũng đã có nhiều Cơ sở xây dựng được kế hoạch giáo dục pháp luật riêng cho mình, nhưng cũng khơng đạt được lộ trình phát triển như mong muốn và khơng đạt được tính bền vững ngay trong q trình triển khai thực hiện.
Mục tiêu giáo dục cần được các cấp quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giá và cần có những điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục và nhu cầu, điều kiện của người học, là học viên của các cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội.
1.4.2. Quản lí nội dung giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội ma túy – bảo trợ xã hội
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên, trước hết là phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng, căn cứ năng lực của từng loại đối tượng để phân cơng, bố trí người và việc sao cho hợp lý, đúng người, đúng việc. Đây là vấn đề quan trọng nhất trong nội dung tổ chức giáo dục cho học viên. Nội dung giáo dục được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, nội dung phải đảm bảo tính chính xác về khoa học, hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao.
Ðể thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật cho học viên, Chi bộ, Ban Giám đốc các cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội cần luôn quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng giáo dục viên, chăm lo xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên. Lực lượng này thường xuyên tham mưu cho Chi bộ, Ban Giám đốc Cơ sở xây dựng chương trình giáo dục pháp luật cho học viên với nội dung phù hợp với từng đối tượng, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tham gia tổ chức các chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở. Những nội dung GD phải được cụ thể hoá thành chương trình, kế hoạch hoạt động GDPL, các tài liệu giảng dạy phải được lực lượng GV biên soạn giáo án cụ thể, chi tiết bám sát chương trình giáo dục.
1.4.3. Quản lí việc lựa chọn các phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội
Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên bao gồm việc quản lí việc lựa chọn các phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật. Đây là nội dung nhằm thực hiện chức năng điều khiển của quản lí. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở là điều kiện đảm bảo cho các hoạt động đó diễn ra theo kế hoạch đã xác định. Mọi hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên đã được kế hoạch hóa, nhưng trong q trình thực hiện bao giờ cũng nảy sinh các tình huống khác nhau, địi hỏi phải có biện pháp xử lý.
Trong công tác quản lí chủ thể quản lí cần hướng dẫn GV lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp nội dung GD. Bên cạnh đó cần định hướng đổi mới các PP, hình thức QLGD phù hợp với sự đổi mới GD. Trong các cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội GV cần sử dụng các PP, hình thức GD hướng đến sự giáo dục tự rèn luyện cho học viên và phù hợp với đặc điểm của học viên, điều kiện thực tế của đơn vị để đạt được hiệu quả cao.
1.4.4. Quản lí sự phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội
Trong quy chế hoạt động của cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội cần xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp các LLGD trong tổ chức hoạt động GDPL cho học viên. Qua đó quản lý việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp các LLGD; quy định nội dung và hình thức phối hợp các LLGD trong tổ chức hoạt động GDPL cho HV.
Các cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội được Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội và các phịng, đơn vị chun mơn thuộc Sở quản lý, là mối quan hệ phối hợp công tác, Cơ sở chịu sự hướng dẫn và quản lí về nghiệp vụ chun mơn theo quy định.
vực cơng tác; giữ gìn trật tự trị an, phòng chống tệ nạn xã hội; chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền pháp luật cho học viên và nhân viên; thực hiện các quy định Luật quản lí hành chính về kinh tế, xã hội tại địa phương.
Phối hợp chặt chẽ với phòng Lao động Thương binh xã hội, Tòa án nhân dân địa bàn nơi trú đóng để giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách của học viên theo đúng pháp luật, tổ chức các phiên tịa giả định tại cơ sở là hình thức trực quan sinh động.
Trong cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội, chủ thể quản lí giáo dục pháp luật là Đảng ủy, Ban Giám đốc Cơ sở ; đội ngũ cán bộ quản lí, đội ngũ giáo dục viên (giáo viên); các tổ chức trong Cơ sở. Tùy vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mà các lực lượng trên tham gia vào cơng tác quản lí giáo dục pháp luật ở phạm vi khác nhau.
Các cơ quan chức năng là cơ quan tham mưu cho Ban Giám đốc Cơ sở, đề xuất chủ trương, nội dung, biện pháp quản lí. Đồng thời trực tiếp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, theo dõi kiểm tra các hoạt động quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở .
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục viên là chủ thể trực tiếp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở .
Các tổ chức, cơ quan chức năng trong Cơ sở là lực lượng tham gia vào quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên. Mặt khác, học viên vừa là chủ thể hoạt động quản lí, vừa là đối tượng quản lí, cho nên, chỉ có thể nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật khi học viên nhận thức đầy đủ về vai trị của tự quản lí, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật và những quy định của Cơ sở.
Do vậy, chủ thể quản lí phải nắm vững chức trách, nhiệm vụ cụ thể đối với từng tổ chức, từng lực lượng tới hoạt động giáo dục pháp luật và quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên; nắm vững về số lượng, chất lượng giáo dục pháp luật ; trình độ năng lực của cán bộ quản lí, giáo dục viên, tinh thần thái độ trách nhiệm của các lực lượng giáo dục pháp luật; sự biến động của yêu cầu nhiệm vụ hàng năm của Cơ sở. Từ đó có biện pháp kiện toàn, bồi dưỡng, bổ sung nhân lực cho phù hợp. Ngồi ra, tùy theo phân cấp quản lí, nhiệm vụ của cá nhân và tổ chức, chủ thể quản lí ln sâu sát tỉ mỉ, có phương pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên một cách khoa học, đồng thời cần tích cực chủ động bồi dưỡng kinh nghiệm, phương pháp quản lí cho đội ngũ các cấp trong Cơ sở.
Quản lí đối tượng giáo dục pháp luật: Đối tượng giáo dục pháp luật là đội ngũ
học viên đang cai nghiện ma túy ở Cơ sở; cho nên mọi học viên phải chịu sự quản lí giáo dục của các cấp quản lí trong Cơ sở từ Ban Giám đốc, các phòng ban chức năng
của Cơ sở. Quản lí đối tượng giáo dục pháp luật là quản lí về động cơ, thái độ trách nhiệm học tập pháp luật, kỷ luật, yêu cầu giáo dục pháp luật thực hiện trong từng giai đoạn. Quản lí hoạt động học tập giáo dục pháp luật của học viên về ý thức trách nhiệm trong học tập kiến thức pháp luật, những yêu cầu trong học tập và rèn luyện chấp hành kỷ luật, thực hiện chức trách, nhiệm vụ của học viên trong việc chấp hành thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Cơ sở trong các hoạt động hàng ngày của học viên cai nghiện ma túy.
Để quản lí có hiệu quả đối tượng giáo dục pháp luật ở Cơ sở, chủ thể quản lí cần nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật, các điều luật liên quan đến giáo dục học viên sau cai nghiện; tổ chức nắm chắc số lượng, chất lượng, phong tục tập quán, đặc điểm hoàn cảnh sống của học viên theo dõi, tìm hiểu những biểu hiện tiêu cực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện kỷ luật, chấp hành chế độ quy định của Cơ sở để điều chỉnh kịp thời nhằm thực hiện thống nhất mục tiêu quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở đã xác định. Đồng thời, các chủ thể quản lí trong Cơ sở cần tiến hành có nền nếp các hoạt động của Cơ sở bảo đảm sự thống nhất, tổ chức tốt các hoạt động tự quản lí của học viên cai nghiện ma túy, ngoài ra chủ động phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục của Cơ sở trong quản lí học viên.
1.4.5. Quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội
Để quản lí tốt các điều kiện, phương tiện giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội, các chủ thể quản lí cần nêu cao vai trò trách nhiệm và vận dụng linh hoạt các chức năng của khoa học quản lí như: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở cơ sở. Phân cơng, phân cấp quản lí cụ thể, tạo điều kiện cho mọi tổ chức và cá nhân trong cơ sở tham gia quản lí, bảo quản, kiểm tra, đảm bảo hiệu quả việc sử dụng phát huy tốt hiệu lực của cơ sở vật chất, các điều kiện phương tiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục pháp luật. Thực hiện chế độ quy định về mua sắm, sửa chữa bảo quản, quản lí các điều kiện, phương tiện, tài liệu phù hợp với nội dung giáo dục pháp luật và xu hướng đổi mới giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội hiện nay. Các cơ sở cần tạo môi trường tinh thần cho hoạt động GD có tính thân thiện, khuyến khích giáo viên và học viên sáng tạo, chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện trong thực hiện các hoạt động GDPL. Nguồn lực tài chính do ngân sách Nhà nước cấp và một phần tự chủ từ nguồn gia công, tăng gia sản xuất của đơn vị đảm bảo thực hiện tốt các chi phí GD theo tiêu chuẩn, phụ cấp cho GV ở các cơ sở an tâm tư tưởng công tác.
xây dựng tài liệu sách, tạp chí, ấn phẩm pháp luật; quản lí chặt chẽ các vật chất, tài liệu một cách khoa học, không để xảy ra mất mát, hư hỏng như bảo quản sách, báo phục vụ hoạt động tủ sách, ngăn sách pháp luật, các phương tiện đài truyền thanh, tài liệu giáo dục pháp luật, các văn bản pháp quy của cấp trên, hướng dẫn truy cập thông tin mạng internet chặt chẽ để học viên học tập, tham khảo nâng cao kiến thức pháp luật và vận dụng trong công tác. Thực hiện giữ tốt dùng bền, an tồn tiết kiện, chống tham ơ, tham nhũng.
1.4.6. Quản lí cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội
Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội là chức năng RQT trong quản lí ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội, là khâu cuối cùng của chức năng quản lí giáo dục. Kiểm tra đánh giá có vai trị điều chỉnh hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội. Kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh những sai lệch trong hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên, nhằm bảo đảm hiệu quả, đạt được mục đích giáo dục của Cơ sở. Để đánh giá kết quả giáo dục kỷ luật và hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục pháp luật đòi hỏi Ban Giám đốc Cơ sở, cán bộ quản lí, giáo dục viên phải thường xuyên theo dõi, bám sát chỉ tiêu, kết quả cụ thể của từng giai đoạn của hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên, từng loại hình hoạt động giáo dục pháp luật và lực lượng, đối tượng giáo dục pháp luật cụ thể. Tức là phải thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật cho học viên trong cả quá trình giáo dục, đảm bảo cho kết quả hoạt động của các bộ phận, các giai đoạn giáo dục pháp luật cho học viên luôn hướng tới kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục cho học viên mà Cơ sở đã đề ra.
Việc kiểm tra đánh giá và xếp loại HV tham gia GDPL cần đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy. Thể hiện ở việc đánh giá kết quả học chuyên đề cùng với sự đánh giá rèn luyện của HV hàng ngày. Tỉ lệ điểm của học chuyên đề và điểm rèn luyện sẽ được chia phụ thuộc vào quy chế giáo dục học viên của từng đơn vị khác nhau. Qua đó, việc kết quả KT – ĐG được thực hiện khách quan, công bằng dưới sự giám sát của các thầy