Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 106 - 156)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

3.3.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các

biện pháp đề xuất TT Biện pháp Tính cấp thiết Rất cần Cấp thiết Không cấp thiết Điểm trung bình 1 Tổ chức nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong giáo dục pháp luật cho học viên của Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn

33 47 0 2.41

2

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn

30 48 02 2.35

3

Chỉ đạo đa dạng hố các hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật, phát huy tính tích cực, chủ động của học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn

32 48 0 2.40

4

Kết hợp việc xây dựng mơi trường văn hóa pháp luật với duy trì nghiêm pháp luật, kỷ luật ở Cơ sở

30 49 01 2.37

5

Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở

28 48 04 2.30

Nhận xét: đa số cán bộ quản lí, giáo dục viên cho rằng các biện pháp được đề xuất là cấp thiết. Xếp theo thứ tự ưu tiên của các biện pháp từ cao đến thấp là: 1, 3, 4, 2, 5. Trong đó, biện pháp 1,3: có 100% ý kiến cho rằng rất cấp thiết, cấp thiết và có điểm số trung bình lần lượt là: 2.41, 2.40. Vì vậy, có thể cho thấy đây là các biện pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở. Song vẫn cịn ý kiến phân vân về tính cấp thiết của các biện pháp, cụ thể như:

Biện pháp 4: Có 01 ý kiến băn khoăn về sự cấp thiết của việc kết hợp xây dựng môi trường văn hóa pháp luật với duy trì nghiêm pháp luật, kỷ luật không dễ. Vấn đề này cho thấy, các lực lượng giáo dục cần phải làm tốt hơn nữa công tác giáo dục xây dựng động cơ học, rèn đúng đắn cho học viên; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong tổ chức , tích cực xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh đủ sức ngăn chặn tác động tiêu cực vào trong đơn vị.

Biện pháp 2: có 2 ý kiến băn khoăn về sự cấp thiết vì cho rằng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật là rất phức tạp, có nhiều lực lượng. Vì vậy, u cầu việc xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật chủ thể quản lí phải bám sát nhiệm vụ đơn vị để điều phối, bố trí lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục phù hợp.

Biện pháp 5: có 4 ý kiến băn khoăn về tính cấp thiết, vì cho rằng việc kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí quá trình giáo dục pháp luật cho học viên chỉ cần lồng ghép kiểm tra nhận thức thông qua ngày pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật và hoạt động tủ sách pháp luật trong đơn vị với kiểm tra, đánh giá thông qua kết quả học tập của học viên.

Tóm lại, mặc dù cịn một số ít ý kiến cịn phân vân, song nhìn một cách tổng thể,

việc đề xuất các biện pháp quản lí q trình giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiên ma túy ở Cơ sở Cơ sở cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội là cấp thiết và có đủ điều kiện để thực hiện.

3.3.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm trung bình 1 Tổ chức nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong giáo dục pháp luật cho học viên của Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn

36 44 0 2.45

2

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn

TT Biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm trung bình 3 Chỉ đạo đa dạng hố các hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật, phát huy tính tích cực, chủ động của học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn

37 41 02 2.43

4

Kết hợp việc xây dựng mơi trường văn hóa pháp luật với duy trì nghiêm pháp luật, kỷ luật ở Cơ sở

31 47 02 2.38

5

Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở

29 48 03 2.32

Nhận xét: đa số cán bộ quản lí, giáo dục viên cho rằng các biện pháp được đề xuất là có tính khả thi cao. Xếp theo thứ tự ưu tiên của các biện pháp từ cao đến thấp là: 1, 3, 4, 2, 5. Trong đó, biện pháp 1: có 100% ý kiến cho rằng có tính khả thi cao, và có điểm số trung bình là: 2.45. Vì vậy, có thể cho thấy đây là biện pháp đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở. Song vẫn cịn ý kiến phân vân về tính khả thi của các biện pháp, cụ thể như:

Biện pháp 3: Có 02 ý kiến băn khoăn về tính khả thi trong đa dạng các hình thức, phương pháp quản lí giáo dục pháp luật phát huy tính tích cực, chủ động của học viên cai nghiện ma tuý trong tự quản lí giáo dục pháp luật. Bởi vì đây là những vấn đề đang còn hạn chế nhiều đối với quản lí hoạt động giáo dục pháp luật học viên cai nghiện ma tuý trong cơ sở. Để đa dạng các hình thức, phương pháp quản lí q trình giáo dục pháp luật cho học viên ở cơ sở, các chủ thể quản lí phải am hiểu, có kiến thức pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục pháp luật thì mới đạt hiệu quả. Do đó, các chủ thể quản lí cần quan tâm giáo dục định hướng, có phương pháp quản lí khoa học và phải tạo điều kiện thời gian nhiều hơn cho học viên trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật.

Biện pháp 4: Có 02 ý kiến băn khoăn về tính khả thi của việc kết hợp xây dựng mơi trường văn hóa pháp luật với duy trì nghiêm pháp luật, kỷ luật không dễ. Vấn đề này cho thấy, các lực lượng giáo dục cần phải phát huy vai trò gương mẫu, trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ trong tổ chức rèn luyện kỷ luật, xây dựng môi trường

giáo dục lành mạnh trong đơn vị.

Biện pháp 2: có 3 ý kiến băn khoăn về tính khả thi vì cho rằng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật là khó thực hiện được, cần có sự tham gia của nhiều lực lượng. Vì vậy, yêu cầu việc thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật chủ thể quản lí phải có sự phối hợp linh hoạt, sáng tạo và phải quan tâm đầu tư kinh phí để tổ chức tốt cho q trình giáo dục .

Biện pháp 5: có 3 ý kiến băn khoăn về tính khả thi, vì cho rằng việc kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí q trình giáo dục pháp luật cho học viên chỉ cần thực hiện khi kết thúc chương trình.

Tóm lại, mặc dù cịn một số ít ý kiến cịn phân vân, song nhìn một cách tổng

thể, việc đề xuất các biện pháp quản lí q trình giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiên ma túy ở Cơ sở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội là khả thi và có thể thực hiện tốt.

3.2.2.3. Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động

Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí

Biện pháp BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Tính khả thi 2,45 2,36 2,43 2,38 2,32

Tính cấp thiết 2,41 2,35 2,4 2,37 2,3

Để khẳng định rõ hơn về kết quả khảo nghiệm, được thể hiện bằng biểu đồ so sánh tương quan về mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí như sau:

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh tương quan về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 2,2 2,25 2,3 2,35 2,4 2,45 2,5 BP1 BP3 BP4 BP2 BP5 Tính khả thi Tính cần thiết

Dựa vào biểu đồ so sánh tương quan về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy tỷ lệ tương quan thuận và chặt chẽ. Ở mỗi biện pháp đề xuất tính cấp thiết cao thì tính khả thi cao và ngược lại, tức là có sự phù hợp khá cao tính cấp thiết và tính khả thi trong các biện pháp này.

Tiểu kết Chương 3

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn là một địi hỏi cấp thiết từ thực tiễn. Điều đó đặt ra vai trị trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng giáo dục và quản lí giáo dục trong Cơ sở cần quan tâm tổ chức quản lí giáo dục và kiểm tra chặt chẽ hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy. Những biện pháp đã xác định dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn, có quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng với nhau; không thể xem nhẹ hoặc tuyệt đối hoá bất kỳ biện pháp nào; mặt khác, thực hiện tốt nội dung một biện pháp sẽ tạo điều kiện thực hiện các biện pháp khác. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp trên phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục của tất cả các lực lượng giáo dục trong toàn Cơ sở. Do đó, trong quản lí giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh các chủ thể quản lí cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh đạt được kết quả tốt. Kết quả khảo nghiệm cho thấy là số dương và kết quả gần với 1 bước đầu khẳng định tỷ lệ tương quan thuận chặt chẽ và vừa có tính cấp thiết vừa có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN 1.1. Về lý luận

Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là một trong những yêu cầu quan trọng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mọi công dân đều phải nhận thức được các quy định của pháp luật, phải có tình cảm, niềm tin, trách nhiệm trong chấp hành pháp luật và tích cực tự giác tham gia vào các lĩnh vực của cuộc sống pháp luật. Pháp luật của Nhà nước, ban hành phải được đưa vào cuộc sống trong đó việc giáo dục pháp luật cho người cai nhiệm ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma tuý - bảo trợ xã hội cũng khơng nằm ngồi những yêu cầu chung của nhiệm vụ nội dung giáo dục pháp luật. Vì vậy phải làm cho mọi người nhận thức được các quy định đó và chấp hành nghiêm chỉnh. Cho nên, muốn nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma tuý - bảo trợ xã hội thì phải chú trọng nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma tuý - bảo trợ xã hội là biện pháp cơ bản nhằm trang bị những kiến thức về pháp luật và chuyển hóa những yêu cầu của pháp luật, quy định của Cơ sở thành nhu cầu bên trong của mỗi học viên, góp phần hồn thiện phẩm chất nhân cách học viên trong quá trình giáo dục ở Cơ sở và sau khi cai nghiện hòa nhập cộng đồng xã hội.

1.2. Về thực tiễn

Để quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở xCai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng, hiệu quả cao cần nắm chắc những vấn đề lý luận, thực tiễn về quản lí hoạt động giáo dục pháp luật; đồng thời cần triển khai thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp trên, trong đó, tổ chức nâng cao nhận thức và phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng giáo dục trong quản lí q trình giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở là biện pháp quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lí giáo dục pháp luật. Trên cơ sở phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân trong quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở, trong đó vấn đề có ý nghĩa quan trọng phải kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức hoạt động giáo dục của chủ thể với tự quản lí giáo dục của học viên cai nghiện. Mặt khác, kết quả quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở cần được sự quan tâm lãnh đạo của Ban Giám đốc Cơ sở, cơ quan chức năng phòng giáo dục, trực tiếp là sự năng động sáng tạo của cán bộ quản lí trực tiếp học viên cai nghiện, giáo dục viên và tinh thần tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện của từng học viên ở Cơ sở

trong thời gian cai nghiện ma túy ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Xây dựng chương trình giáo dục pháp luật cho đối tượng cai nghiện dựa trên chương trình giáo dục pháp luật của Bộ giáo dục kết hợp với các chương trình giáo dục pháp luật của các quốc gia tiên tiến trên thế giới cho người cai nghiện và phải tham vấn ý kiến của các chuyên gia y tế về quá trình cai nghiện phục hồi hành vi nhân cách cho người nghiện ma tuý.

Tích cực tham mưu, đề xuất tổ chức đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật cho phù hợp với sự phát triển nhiệm vụ. Tăng thời lượng của hoạt động giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục tại các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc.

Đề nghị bổ sung các điều kiện, phương tiện giáo dục, trong đó có tăng số báo, ấn phẩm pháp luật...

2.2. Đối với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Tăng cường sự chỉ đạo, điều phối của hệ thống giáo dục pháp luật các cấp các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo dục viên và học viên về pháp luật.

Cần xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của cán bộ quản lí. Mỗi cán bộ quản lí phải được giao chức trách, nhiệm vụ cụ thể với những quyền hạn nhất định. Trên cơ sở đó tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành pháp luật của học viên.

Chỉ đạo tăng cường phối hợp thống nhất giữa cơ quan, phòng giáo dục trong tổ chức và kiểm tra hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện. Các đơn vị quản lí học viên cần nghiên cứu cách tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn, ngoại khóa đảm bảo khoa học; tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất và phương tiện trong hoạt động giáo dục pháp luật.

2.3. Đối với Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 106 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)