Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 88 - 89)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc kế thừa phát triển là nguyên tắc tồn tại khách quan trong thực tiễn. Đảm bảo nguyên tắc này là đảm bảo phát huy hơn nữa các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục có hiệu quả cao tại cơ sở, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm mà các biện pháp hiện hành đang tồn tại. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đề xuất phải đảm bảo sự cấp thiết, đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật tại cơ sở.

Vận dụng nguyên tắc này sau khi đưa ra các biện pháp quản lí tác giả đã khảo sát tính cấp thiết của từng biện pháp trong cán bộ quản lí, giáo dục viên tại cơ sở.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Ngồi tính cấp thiết thì tính khả thi của các biện pháp là RQT. Biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tại cơ sở cần phù hợp với chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của đơn vị. Đảm bảo được tính thực tiễn trong các biện pháp quản lí sẽ mang lại hiệu quả thiết thực như mong muốn.

Vận dụng nguyên tắc này sau khi đưa ra các biện pháp quản lí tác giả đã khảo sát tính khả thi của từng biện pháp trong tổng số 120 cán bộ quản lí, giáo dục viên tại cơ sở.

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và tồn diện

Nguyên tắc này thể hiện sự tác động của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí thơng qua việc vận dụng các quy luật tổ chức và quy luật tâm lý. Đối tượng quản lí tại cơ sở là con người, luôn sự tác động của nhiều mối quan hệ, có nhiều nhu cầu khác nhau và luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Do vậy, tuỳ theo đối tượng, hoàn cảnh mà sử dụng tổng hợp và toàn diện các phương pháp quản lí với sự thay đổi liều lượng tác động một cách linh hoạt, phù hợp. Bên cạnh đó để đảm bảo được tính hệ thống và tồn diện trong các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật tại cơ sở thì chủ thể quản lí là Ban Giám đốc Cơ sở, cán bộ nhân viên các phòng khu phải phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả linh hoạt các biện pháp.

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả quy định mục tiêu của quản lí. Nguyên tắc này địi hỏi người quản lí phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu

quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên hàng đầu, từ đó đề ra các biện pháp quyết định tối ưu để tạo ra các thành quả có lợi nhất cho hệ thống.

Vận dụng nguyên tắc trong quản lí địi hỏi người quản lí phải nắm vững nội dung và thực chất của nguyên tắc, nắm vững sự thay đổi của đối tượng để từ đó sáng tạo những hình thức và biện pháp thích hợp để tác động vào đối tượng quản lí, đồng thời cũng tự mình tơn trọng và thực hiện đúng các ngun tắc quản lí. Từ đó các biện pháp quản lí đề xuất phải tốt hơn hiện tại và có chuyển biến tốt hơn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)