Tổ chức vận hành hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại NH

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ cân bằng điểm (BSC) trong đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng TMCP an bình (Trang 57 - 62)

2.2. Thực trạng đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại NH TMCP An Bình

2.2.4. Tổ chức vận hành hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại NH

phận. Việc đo lường và đánh giá nhân viên toàn Khối, Trung tâm, Chi nhánh được thực hiện bởi phòng hành chính nhân sự và phịng kế tốn. Việc xếp loại xuất sắc, vượt chỉ tiêu, hồn thành, cần cải thiện, khơng đạt được tiến hành dựa vào tỷ lệ % đã đánh giá (đối với công việc) và theo điểm số từ 1 đến 5 (đối với tiêu chí hành vi).

(PHỤ LỤC 1, PHỤ LỤC 2, PHỤ LỤC 3, PHỤ LỤC 4)

2.2.4 Tổ chức vận hành hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng ngân hàng

Tổ chức vận hành hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ABBANK được thực hiện qua các bước sau đây: (Sơ đồ 2.1)

− Bước 1: Hội sở tiến hành giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng Khối/Trung tâm/Chi nhánh (Phụ lục 5: Nguyên tắc xây dựng kế hoạch);

− Bước 2: Từng Khối,Trung tâm,Chi nhánh giao chỉ tiêu đến bộ phận, nhân viên; − Bước 3: Các bộ phận thu thập và nhập dữ liệu dự toán;

− Bước 4: Các bộ phận thu thập và nhập dữ liệu thực tế;

− Bước 5: Khối, Trung tâm, Chi nhánh, từng bộ phận, từng nhân viên tự đánh giá kết quả ứng với những chỉ tiêu được giao;

− Bước 6: Hội sở tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả chung của toàn ngân hàng và mỗi Khối, Trung tâm, Chi nhánh;

− Bước 7: Xếp thi đua, phê bình, khen thưởng và giao kế hoạch kỳ sau.

2.3 Đánh giá thực trạng hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ABBANK

Đánh giá về quan điểm đo lường, đánh giá thành quả hoạt động

Căn cứ vào mục 1.2 – phần mối quan hệ giữa thẻ BSC với tầm nhìn, chiến lược hoạt động, mục 1.3.5, mục 1.4 và mục 2.2.2, quan điểm đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ABBANK có những ưu, nhược điểm như sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình vận hành hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng ABBANK

Ưu điểm: Như đã nêu ở mục 2.2.2, quan điểm thành quả hoạt động của ABBANK dựa trên quan điểm truyền thống. Các hoạt động tại ABBANK được đo lường, đánh giá bởi các thước đo tài chính, thước đo định lượng được; dẫn đến việc đo lường, đánh giá được thực hiện một cách cụ thể, riêng lẻ và dễ dàng theo từng hoạt động khi kết thúc hoạt động hay kết thúc kỳ hoạt động.

Nhược điểm: Với quan điểm thành quả hoạt động truyền thống, ABBANK không đo lường, đánh giá được những giá trị mà tài sản vơ hình mang lại, những vấn đề phi tài chính hay tiềm năng hoạt động… cũng như khơng có sự kết nối với tầm nhìn, chiến lược. Bên cạnh đó, hệ thống đo lường đánh giá thành quả hoạt động được trình bày trên 04 phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội

bộ, học hỏi và phát triển nhưng không đo lường đánh giá kết quả của từng phương diện nói riêng và tầm nhìn – chiến lược nói chung mà chỉ đo lường đánh giá từng hoạt động riêng lẻ. Các chỉ tiêu được sử dụng chỉ bao gồm các chỉ tiêu kết quả định lượng được và chỉ tiêu tài chính; chưa đề cập, bỏ qua các chỉ tiêu về tầm nhìn, chiến lược, tiềm năng, chỉ tiêu không định lượng được và chỉ tiêu phi tài chính. Tóm lại, hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng mang nhiều hạn chế: chưa đo lường, đánh giá được các vấn đề phi tài chính, chưa có sự kết nối với Tầm nhìn – Chiến lược, cũng như chưa có sự kết nối giữa các chỉ tiêu. Do đó, hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng khơng mang tính dự báo, cũng như khơng có khả năng phản ánh liệu những mục tiêu của Tầm nhìn – Chiến lược mà ngân hàng đặt ra trong từng thời kỳ đã phù hợp hay chưa.

Nguyên nhân: Xuất phát từ quan điểm đo lường, đánh giá thành quả hoạt động

của doanh nghiệp còn lạc hậu vẫn dựa trên quan điểm truyền thống - chỉ đo lường, đánh giá kết quả hoạt động hiện tại; dẫn đến khơng mang tính dự báo, bỏ qua các giá trị mà tài sản vơ hình mang lại. Đồng thời, cách xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá cũng như hệ thống các chỉ tiêu xuất phát từ các hoạt động riêng lẻ sẵn có nên khơng kết nối được với nhau,cũng như khơng kết nối với tầm nhìn - chiến lược.

Đánh giá về quy trình kỹ thuật đo lường, đánh giá thành quả hoạt động

Căn cứ vào mục 1.3 và mục 2.2.3, quy trình kỹ thuật đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ABBANK có những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Quy trình kỹ thuật đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ngân

hàng được thực hiện đơn giản, gồm các bước sau đây: nhập dữ liệu dự toán, nhập dữ liệu thực tế và lập báo cáo theo kỳ. Từ đó, dựa trên số liệu chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của từng chỉ tiêu để nhận định tình hình chuyển biến, tình hình thực hiện các phương diện tăng hay giảm, tốt hay xấu, hồn thành hay khơng hoàn thành.

Nhược điểm: Kết quả báo cáo của quy trình đo lường, đánh giá chỉ thể hiện tình hình hoạt động chuyển biến, thực hiện như thế nào, chưa phản ánh được việc tăng hay giảm ở hoạt động này ảnh hưởng như thế nào đến việc tăng hay giảm ở các hoạt động khác và thành quả hoạt động tồn ngân hàng. Hay nói cách khác, việc đo

lường, đánh giá thành quả hoạt động chưa có hệ thống, chưa phản ánh toàn diện các phương diện và chưa kết nối với tầm nhìn, chiến lược thành quy trình.

Nguyên nhân: Ngay từ bước đầu xây dựng các thước đo, chỉ tiêu của ngân hàng không xuất phát từ Tầm nhìn – Chiến lược mà xuất phát từ các hoạt động diễn ra tại ngân hàng cục bộ theo từng kỳ, từng bộ phận, từng hoạt động. Điều này dẫn đến các thước đo, chỉ tiêu trên báo cáo không liên kết được với nhau và cũng không liên kết được với các mục tiêu đặt ra theo Tầm nhìn - Chiến lược. Tóm lại, từ quan điểm truyền thống, quy trình kỹ thuật đo lường, đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng cịn khá lạc hậu, mang tính cục bộ theo từng bộ phận, nghiệp vụ chuyên môn.

Đánh giá tổ chức vận hành hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động

Căn cứ vào mục 1.4, mục 1.5 – phần bài học kinh nghiệm về xây dựng hệ thống vận hành thẻ BSC và mục 2.2.4, tổ chức vận hành hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ABBANK có những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Thể hiện một hệ thống kết nối chặt chẽ từ cấp cơ sở đến cấp cao hơn

một cách có hệ thống, có quy trình, thống nhất. Cụ thể, việc vận hành hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động được tiến hành từng Khối, Trung tâm, Chi nhánh, từng bộ phận, từng nhân viên tự đánh giá kết quả ứng với những chỉ tiêu được giao; sau đó, Hội sở tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả chung của toàn ngân hàng và mỗi Khối, Trung tâm, Chi nhánh.

Nhược điểm: Chưa có tính chun nghiệp, do việc đánh giá thường thực hiện qua sự kiêm nhiệm của các bộ phận chuyên môn. Mặt khác, tổ chức vận hành theo chun mơn hóa sâu theo từng bộ phận, nghiệp vụ chun mơn. Từ đó, có thể dẫn đến những hạn chế cục bộ hay những hạn chế về kiến thức chuyên môn trong đo lường, đánh giá.

Nguyên nhân: Ngay từ bước đầu tiên, hệ thống vận hành chỉ mang tính áp đặt

các chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng đến các chi nhánh/bộ phận/cá nhân dẫn đến khơng có sự phản hồi ngược từ dưới lên. Kết quả của các báo cáo không thể hiện

mối liên kết với tầm nhìn – chiến lược, nên khơng có sự phản hồi về chiến lược, cách nhìn về tổ chức chưa có sự kết nối giữa các bộ phận, nghiệp vụ chuyên môn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, ABBANK đang phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức. Bất chấp những điều đó, ABBANK vẫn quyết tâm theo đuổi mục tiêu đã hoạch định tại chiến lược 2011-2015 và tầm nhìn 2020 để giữ vững vị thế, chuyển đổi ngân hàng theo hướng tiên tiến, hiện đại hóa, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Tuy nhiên, hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại Ngân hàng vẫn còn khá lạc hậu, với góc nhìn, quy trình kỹ thuật đo lường, đánh giá và tổ chức vận hành theo hướng chun mơn hóa, theo chỉ tiêu kết quả. Một trong những việc quan trọng ABBANK cần phải làm là tìm ra giải pháp nhằm đo lường và đánh giá thành quả hoạt động có chiến lược nhằm giúp họ nhận biết trên con đường hướng đến mục tiêu hiện tại ngân hàng đang đứng ở vị trí nào, việc chệch hướng là một trong những điều tối kỵ trong thực thi chiến lược. Tác giả cho rằng, Thẻ điểm cân bằng (BSC) sẽ giúp ABBANK ngoài việc đo lường, đánh giá thành quả hoạt động còn tránh khỏi việc đi sai lộ trình, khắc phục một số nhược điểm mà hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hiện nay ngân hàng đang sử dụng.

CHƯƠNG 3

VẬN DỤNG THẺ BSC TRONG ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ cân bằng điểm (BSC) trong đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng TMCP an bình (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w