2.2. Thực trạng đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại NH TMCP An Bình
2.2.2. Quan điểm về thành quả hoạt động và hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt
Quan điểm đo lường, đánh giá thành quả hoạt động của ABBANK dựa trên quan điểm truyền thống. Đó là đo lường, đánh giá về kết quả hoạt động và được thực hiện bởi các thước đo tài chính, các thước đo định lượng được.
Cụ thể, việc đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ABBANK xuất phát từ việc xác định tầm nhìn, chiến lược (mục 2.2.1); kế đến từ tầm nhìn, chiến lược nhận định các hoạt động cần thiết để thực thi chiến lược; cuối cùng đánh giá các hoạt động đã thực hiện.
Vì vậy, có thể nói thành quả hoạt động của ABBANK chỉ đơn thuần là kết quả của rất nhiều các hoạt động mà ngân hàng đã thực hiện. Các hoạt động này được đo lường và đánh giá qua rất nhiều chỉ tiêu. Tuy nhiên, việc đo lường, đánh giá chưa thật sự đồng bộ. Một số hoạt động đã xây dựng mục tiêu, kế hoạch hành động nhưng chưa có chỉ tiêu (hoạt động marketing, hoạt động phát triển thương hiệu, hoạt động quản lý công nghệ thông tin…) hoặc có chỉ tiêu nhưng chưa được đo lường, đánh giá (chỉ tiêu sự hài lòng của khách hàng nội bộ, chỉ tiêu sự hài lịng của khách hàng bên ngồi…).
Hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ABBANK gồm các hoạt động được sắp xếp trên 04 phương diện:
− Phương diện tài chính: tập trung đo lường, đánh giá về vốn, kết quả kinh
doanh và chi phí hoạt động.
− Phương diện khách hàng: tập trung đo lường, đánh giá về khách hàng như khách hàng cá nhân; khách hàng doanh nghiệp; hoạt động đầu tư & liên ngân hàng; hoạt động phát triển mạng lưới & thương hiệu.
− Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ: tập trung đo lường, đánh giá các lĩnh vực rủi ro, vận hành, tín dụng, xử lý nợ, chất lượng, cơng nghệ thông tin.
− Phương diện học hỏi và phát triển: tập trung đo lường, đánh giá về cán bộ công nhân viên và các điều kiện phục vụ cán bộ, công nhân viên.