8. Cấu trúc của đề tài
1.4. Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sin hở trường
trƣờng THCS
1.4.1. Nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng về quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THCS
Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS có vai trị ý nghĩa rất quan trọng trong quản lí giáo dục nói chung. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được quản lí tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Kiểm tra, đánh giá chính xác kết quả học tập của HS sẽ cung cấp thông tin phản hồi chính xác khơng chỉ giúp cho người dạy và người học điều chỉnh được hoạt động dạy và học của mình, mà cịn giúp cho mỗi nhà trường đánh giá được chất lượng giáo dục, đánh giá được nội dung, chương trình thời lượng đào tạo.
Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một q trình hoạt động có vai trị định hướng, chỉ đạo, tổ chức, giám sát, kiểm tra và giải quyết vấn đề đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, đồng thời thơng qua cơng tác này, người quản lí nắm vững được chất lượng đội ngũ GV, nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, từ đó có những biện pháp phù hợp quản lí tốt hơn.
Như vậy, quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV chính là các hoạt động cụ thể do lãnh đạo nhà trường trực tiếp chỉ đạo điều phối việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của các khoa, bộ môn, các GV và các thành viên trong nhà trường để thực hiện và hoàn thành tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Trên cơ sở chấp hành các quy định, quy chế thi theo đúng các Quy chế đào tạo của Bộ GD - ĐT và các quy định của nhà trường, nhà quản lí cần có sự tự chủ và sáng tạo, cần xây dựng văn hóa chất lượng bằng nhiều cách, trong đó bản thân người hiệu trưởng phải có quyết tâm cao, có tư tưởng dám đổi mới, cải cách và phải là tấm gương về chuẩn mực đạo đức và ý thức nâng cao năng lực, chất lượng chuyên môn.
1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THCS sinh ở trường THCS
1.4.2.1. Xác định vấn đề cần kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
Phân tích bối cảnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá của nhà trường trên cơ sở phân tích định tính, định lượng hiện trạng của nhà trường về đội ngũ GV, trình độ chun mơn nghiệp vụ, hiện trạng học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá … nhằm xác định rõ mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học nói chung và đánh giá học sinh nói riêng của nhà trường theo chỉ thị năm học của bộ GD&ĐT. Phân tích các thực trạng trên còn để thấy rõ những nhiệm vụ nào nhà trường đã làm được, nhiệm vụ nào chưa làm được, nhiệm vụ nào đã làm nhưng chưa đạt hiệu quả, và những nhiệm vụ nào cần phải bổ sung.
Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS. Mục tiêu này được xác định dưới dạng các mục tiêu định lượng và định tính về đích đến của hoạt động kiểm tra, đánh giá bao gồm:
Mục tiêu phấn đấu chung của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS.
Mục tiêu về kiểm tra, đánh giá chuyên môn của từng môn học.
Xác định các nội dung của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS.
Xác định nhiệm vụ phụ trách hoạt động đánh giá học sinh. Ai là người trực tiếp thực hiện hoạt động? Ai là người có trách nhiệm trợ giúp, liên quan đến hoạt động?
Xác định thời gian tiến hành, địa điểm tiến hành và trình tự thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá.
Dự trù các chi phí phục vụ trong kế hoạch của hoạt động đánh giá học sinh. Xác định các biện pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu kiểm tra, đánh giá đã định.
1.4.2.2. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
Để công tác quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nhà trường được thực một cách khoa học và đạt hiệu quả cao, Hiệu trưởng cần phải thực hiện là xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cho toàn trường.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá bao gồm: Kế hoạch kiểm tra, đánh giá chung của toàn trường, kế hoạch kiểm tra, đánh giá môn học, trong kế hoạch cần xác định nội dung cần kiểm tra, đánh giá với thời gian, hình thức, phương pháp kiểm tra,
đánh giá , cấu trúc của đề kiểm tra, đề thi…
Việc lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá có thể tiến hành theo 6 bước cơ bản sau: Bước 1: Chuẩn bị
Nghiên cứu định hướng, yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá, qui chế đánh giá, xếp loại theo chương trình.
Đánh giá điều kiện của nhà trường (cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ GV, nguồn lực tài chính…) cũng như khả năng quản lí q trình thực hiện đánh giá kết quả học tập của cán bộ quản lí.
Bước 2: Lập khung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Khung kiểm tra, đánh giá phải thể hiện các hoạt động, nội dung cơ bản trong công tác kiểm tra, đánh giá cùng mối quan hệ biện chứng giữa chúng.
Bước 3: Xác định ưu tiên và hình thành các hoạt động
Trong kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tại mỗi giai đoạn giáo dục (mỗi năm, mỗi học kỳ…) cần xếp thứ tự ưu tiên đối với từng hoạt động cụ thể, cùng với nguồn lực (tài chính, thời gian, con người) đảm bảo hiệu quả cho mỗi hoạt động đó.
Bước 4: Xây dựng các chương trình hành động
Các hoạt động cụ thể sẽ được thực hiện trong các chương trình hành động khác nhau (các phương thức, cách tiếp cận, tiến độ công việc và cách thức triển khai, phân bố nguồn lực).
Bước 5: Hình thành kế hoạch kiểm tra, đánh giá môn học
Xác định loại hình, phương pháp kiểm tra, đánh giá được sử dụng, thời điểm tiến hành, bộ công cụ đánh giá, cách thu thập và xử lý kết quả, cách sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá môn học. đây là bước lập kế hoạch của cá nhân GV.
Bước 6: Kiểm tra tính khả thi của kế hoạch
Từng hoạt động được xem xét riêng rẽ, sau đó được nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác để tìm ra những bất hợp lý cần điều chỉnh.
1.4.2.3. Chuẩn bị tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
Thành lập Hội đồng KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực, Hội đồng do Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm chủ tịch nhằm tổ chức KT, ĐG kết quả học tập theo đúng quy định.
Phân công rõ trách nhiệm của thành viên trong hội đồng KT, ĐG kết quả học tập của HS gồm: Trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ cùng với kết quả đạt được của các thành viên trong Hội đồng.
triển năng lực.
Phổ biến và đưa vào thực hiện các quy định về KT, ĐG kết quả học tập của HS từ tổ chức quán triệt, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn triển khai KT, ĐG kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực cho HS.
1.4.2.4. Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
Hiệu trưởng với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường THCS phải thường xuyên kiểm tra hoạt động tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng đổi mới để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ dạy học nói chung của GV. Trên cơ sở đối chiếu với những quy định, hướng dẫn của bộ GD&ĐT về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp đánh giá học sinh. Hoạt động kiểm tra của Hiệu trưởng bao gồm các nội dung:
Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá GV trong việc đánh giá học sinh. Kiểm tra việc lập kế hoạch kiểm tra chi tiết của GV.
Kiểm tra quy trình tổ chức đánh giá học sinh của GV.
Kiểm tra hoạt động chấm thi, trả bài và nhận xét của GV trong quá trình dạy học.
Kiểm tra hoạt động đánh giá học sinh bằng nhận xét của GV. Kiểm tra chất lượng của hoạt động kiểm tra của GV.
Xem xét đối chiếu hoạt động của GV với tiêu chuẩn, mục tiêu chung của kiểm tra để có quyết định phù hợp trong quản lý.
Ra quyết định điều chỉnh, bổ sung các nội dung, quy định cần thiết cho phù hợp tình hình thực tiễn.
Báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá phải chỉ ra được những điểm mạnh và những điểm yếu của người học, đồng thời phải chỉ ra được những ưu, nhược điểm của các đối tượng liên quan như: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý.
Sử dụng kết quả kiểm tra vào việc điều chỉnh phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh, cũng như điều chỉnh mục tiêu dạy học và giáo dục.
Những nội dung quản lí hoạt động KT, ĐG được xác định một cách có hiệu quả, khoa học sẽ là yếu tố quyết định đến việc thực hiện tốt chức năng KT, ĐG. Trong trường THCS các nội dung quản lí hoạt động KT, ĐG bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Thực hiện đủ vai trò kiểm tra đánh giá.
Quản lí việc xác định nội dung mục tiêu, làm cơ sở cho KT, ĐG. Mục tiêu là cái mốc cơ bản để thiết kế chương trình đào tạo, xác định nội dung đào tạo và định
hướng cho việc tìm ra cách thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra phù hợp. Xác định mục tiêu môn học, bài học là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo, là khâu quan trọng không thể thiếu nhằm mô tả các hoạt động hành vi mà người đọc chiếm lĩnh được. Chính vì vậy tất cả các mơn học và ngành học cần phải có mục tiêu cụ thể và thống nhất.
Việc xác định chính xác, tường minh mục tiêu môn học, bài học giúp giáo viên xác định được mục đích kiểm tra đánh giá đó là:
Miêu tả và xếp loại kết quả học tập của học sinh. Tạo động cơ học tập cho học sinh
Điều chỉnh hoạt động dạy - học
Quản lí cơng tác ra đề kiểm tra: Đề kiểm tra là các câu hỏi được đặt ra để kiểm tra năng lực nhận thức của người học sau khi hoàn thành một chương trình học tập cụ thể, ở các trường phổ thơng có các dạng bài kiểm tra: bài kiểm tra 15 phút được lấy vào điểm kiểm tra thường xuyên hệ số 1; Bài kiểm tra 45 phút hệ số 2 là bài kết thúc chương, phần kiến thức và bài kiểm tra học kỳ hệ số 3 là bài kết thúc mỗi học kỳ. Trước mỗi đề kiểm tra, nhóm chuyên mơn thống nhất ma trận đề kiểm tra đó phải phù hợp với đối tượng được kiểm tra và phải phân loại được năng lực nhận thức của học sinh.
Quản lí cơng tác coi thi (kiểm tra): đó là việc giám sát kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của giáo viên đối với từng lớp học về thái độ tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong mỗi giờ kiểm tra.
Quản lí cơng tác chấm bài thi (kiểm tra): Chấm thi (kiểm tra) là công việc thường xun của giáo viên phổ thơng. Đó là việc xác nhận ý kiến trả lời của học sinh về câu hỏi đạt được theo một thang điểm nhất định. Quản lí cơng tác chấm thi tốt sẽ tránh được những hiện tượng cho khống điểm trong giáo dục.
Quản lí thu thập thơng tin từ phản hồi của học sinh trong việc kiểm tra đánh giá: Trên cơ sở đó để giáo viên và học sinh điều chỉnh hoạt động dạy và học của mình. Đó cũng là cơ sở để BGH nhà trường theo dõi đôn đốc, nhắc nhở việc học của trò việc dạy của thầy.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trƣờng THCS
1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.1.1. Nhận thức, trình độ năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lí nhà trường
Là nhà quản lí trường học, CBQL vận dụng linh hoạt chức năng quản lí trong việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bên
cạnh đó những kỹ năng về cơng nghệ thơng tin và ngoại ngữ rất cần thiết phục vụ cho cơng tác quản lí, chỉ đạo quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Uy tín của người CBQL trong tập thể sư phạm là tấm gương sáng có ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên, CBQL, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Tiêu điểm hội tụ của những yếu tố trên chính là nhận thức của người
Hiệu trưởng, có nhận thức đúng mới dẫn đến hành động, vạch ra con đường đi đúng. Hiệu trưởng phải hiểu rằng đổi mới quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS là xu thế tất yếu khách quan, phù hợp với định hướng đổi mới của Ngành, Nhà nước và xã hội.
1.5.1.2. Nhận thức, năng lực, trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên
Trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất người giáo viên quyết định chất lượng dạy học. Họ là người trực tiếp thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong phạm vi môn học giảng dạy. Mỗi giáo viên phải ý thức được rằng được rằng, mục đích của kiểm tra đánh giá không phải chỉ là kiểm tra kết quả mà kiểm tra, đánh giá còn làm nên chất lượng và thực chất nó là phương pháp dạy học. Nếu người giáo viên vẫn duy trì lối kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tập trung vào kiểm tra kiến thức thì mọi nỗ lực đổi mới của nhà trường sẽ không thành công. Hiện nay, việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đã và đang được nhà trường phổ thông triển khai và một trong những yếu tố để đánh giá giáo viên là thực hiện hoạt động dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực như thế nào? Có đem lại hiệu quả và chất lượng khơng?
Thiết nghĩ trình độ, năng lực chun môn và phẩm chất của người GV đây là nhân tố quyết định đến hiệu quả của quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực hiện nay.
1.5.1.3. Về chất lượng học sinh
Nếu làm tốt các khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực sẽ phản ảnh được chất lượng đầu vào, đầu ra và quá trình của người học với các tiêu chí như: Sự đồng đều hay mức độ chênh lệch về kiến thức, kĩ năng, tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi, khá, trung hình hay yếu, kém…Từ đó cho kết quả chính xác từ kỳ thi cấp quốc gia. Như vậy, học sinh tuy là đối tượng kiểm tra, đánh giá nhưng đồng thời là chủ thể thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
Việc xác nhận phẩm chất và năng lực học sinh là công việc phức tạp, bên cạnh những yếu tố chủ quan như lượng tri thức truyền đạt trong sách giáo khoa, các hoạt
động giáo dục của nhà trường, trình độ của người thầy, cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác: Mặt sinh học, mặt xã hội, văn hóa gia đình, địa phương. Vì thế trong