Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố vĩnh long tỉnh vĩnh long (Trang 73 - 76)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sin hở

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá

Long

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức về KT, ĐG cho CBQL, giáo viên và học sinh các trường THCS Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh. Tạo động cơ tích cực nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng cao đối với yêu cầu đổi mới. Nhằm giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trị của KT, ĐG kết quả học tập học sinh, có ý thức và trách nhiệm về nhiệm vụ phải làm, tránh chủ quan, sai sót.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong nhà trường bằng việc phân công nhiệm vụ gắn liền với quyền hạn và nghĩa vụ, giúp mọi người hiểu rõ trách nhiệm của bản thân với hoạt động KT, ĐG kết quả học tập học sinh. Căn cứ vào đó để lựa chọn nội dung cần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên cho phù hợp với từng đối tượng.

- Đối với cán bộ quản lí: Nắm rõ quan điểm, chủ trương, chỉ đạo đổi mới KT, ĐG của Bộ Giáo dục và Đào tạo; văn bản hướng dẫn thực hiện của Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT để thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lí hoạt động KT, ĐG kết quả

học tập học sinh. Không ngừng học tập, nâng cao kiến thức và nghiệp vụ quản lý, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp góp phần đưa hoạt động KT, ĐG kết quả học tập học sinh ở các trường THCS thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long phù hợp với định hướng chỉ đạo đổi mới của ngành.

- Đối với giáo viên: Nắm vững những nội dung chỉ đạo đổi mới KT, ĐG kết quả học tập học sinh, có tinh tích cực, hăng hái thực hiện đổi mới, đóng góp ý kiến, quan điểm của mình sao cho đổi mới KT, ĐG kết quả học tập học sinh phù hợp với thực tiễn dạy học và trình độ, năng lực của giáo viên.

- Đối với học sinh: Giúp các em nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động KT, ĐG đối với quá trình học tập của HS, đồng thời trang bị cho HS phương pháp và kỹ năng phù hợp để tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân và tham gia vào hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của nhà trường theo quy định

- Đối với CMHS: Giúp CMHS hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình trong cơng tác phối hợp cùng với nhà trường quản lí hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh .

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Đối với Ban giám hiệu các trường THCS thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long: Ngay từ đầu năm học, thông qua cuộc họp của Hội đồng sư phạm, BGH tiến hành tổ chức cho toàn thể cán bộ giáo viên học tập chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục; về nhiệm vụ năm học, quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm năm học, cấp học. Cần nhấn mạnh đến trọng tâm đổi mới KT, ĐG kết quả học tập học sinh.

- Đối với chi bộ nhà trường: Cần tập trung chỉ đạo bằng cách Chi bộ đưa ra nghị quyết về công tác dạy học ngay từ đầu năm học trong đó nhấn mạnh đến quan điểm thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và KT, ĐG kết quả học tập , phổ biến đến từng cán bộ, đảng viên để nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác KT, ĐG trên đối với chất lượng dạy và học của nhà trường.

- Đối với Tổ trưởng chuyên môn: Căn cứ vào yêu cầu chung của mỗi môn học, kế hoạch, lịch tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng GDĐT, BGH nhà trường cử các Tổ trưởng chuyên môn tham gia các buổi tập huấn, giao cho phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn có trách nhiệm quản lý cơng tác trên. Sau mỗi đợt tập huấn, lên kế hoạch cho các Tổ trưởng chuyên môn báo cáo kết quả học tập, cũng như trao đổi kinh nghiệm thông qua các cuộc họp chuyên môn trong phạm vi tổ và nhà trường.

Đầu mỗi năm học, Ban Giám Hiệu nhà trường triển khai, cụ thể hoá nội dung, kế hoạch công tác kiểm tra đánh giá của mỗi năm học đó tới các cán bộ quản lý các tổ chuyên môn trong cuộc họp lãnh đạo Nhà trường đầu năm. Trên cơ sở đó, Các Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch công tác KT, ĐG cho tổ chun mơn của mình.

- Đối với giáo viên

sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao nhận thức và năng lực KT, ĐG kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên cũng như tăng cường việc tự học, tự rèn luyện, bồi dưỡng.

- Đối với học sinh

Phổ biến đến học sinh đầy đủ các quy định trong quy chế, quan trọng hơn, nhà trường cần giải thích cho họ hiểu ý nghĩa của quy định này và mục đích vai trị của KT, ĐG kết quả học tập. Nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt ngoại khoá để giới thiệu với học sinh về tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá. Qua thực tế nghiên cứu vấn đề này, tác giả luận văn nhận thấy được một yếu tố dẫn đến chất lượng của hoạt động kiểm tra đánh giá chưa cao, đó chính là do nhận thức của các em học sinh về công tác này chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, đặc biệt là nhận thức về vai trò và chức năng của KT, ĐG. Do đó, một số học sinh khi thực hiện KT, ĐG thiếu nghiêm túc, nên các em đó chưa nhận được lợi ích đích thực của hoạt động KT, ĐG mang lại cho quá trình học tập của các em.

Đối tượng của kiểm tra đánh giá ở đây là học sinh, vì thế cần thiết phải cung cấp cho các em kế hoạch và nội dung kiểm tra ngay từ đầu mỗi học kỳ hoặc đầu mỗi năm học, để học sinh chủ động cho kế hoạch học tập và phấn đấu trong học kỳ hay năm học đó.

Khuyến khích học sinh chủ động phát hiện và khắc phục những hạn chế trong nhận thức của mình về nội dung mơn học, tạo điều kiện giúp đỡ để các em được trao đổi với giáo viên những nội dung học tập mà các em chưa hiểu rõ thơng qua các hình thức trực tiếp gặp gỡ hoặc qua các kênh thông tin của trường, thư điện tử.

Giáo viên giới thiệu các tài liệu tham khảo của mơn học mà mình đảm nhiệm, khuyến khích các em tìm tịi, sưu tầm các tài liệu liên quan đến mơn học, giúp các em tự mở rộng thông tin. Hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự kiểm tra đánh giá, để các em phát triển khả năng tự học theo mục tiêu mơn học, tiêu chí đánh giá và hơn cả là khả năng tự học tập suốt đời.

Nhắc nhở học sinh nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá, chống lại các biểu hiện tiêu cực trong thi, kiểm tra. Đồng thời giáo viên và nhà trường nghiêm khắc xử lý các học sinh vi phạm quy chế kiểm tra đánh giá để làm gương cho học sinh toàn trường.

* Đối với CMHS: - Tổ chức cuộc

- Phối hợp cùng với CMHS tổ chức ôn tập, chuẩn bị trước kỳ sát hạch, KT, ĐG kết quả học tập của HS.

+ Thường xuyên liên lạc về kết quả KT, ĐG kết quả học tập của HS thông qua sổ liên lạc điện tử để CMHS nắm được tình hình học tập của con em mình tại trường và có biện pháp điều chỉnh cần thiết.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

trong quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập .

Lắng nghe ý kiến của tổ chuyên môn, GV và HS của hoạt động KT, ĐG kết quả học tập để tác động kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nhận thức cho đội ngũ GV, HS trong quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập.

3.2.2. Tăng cường lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở Thành phố Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố vĩnh long tỉnh vĩnh long (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)