Tăng cường lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố vĩnh long tỉnh vĩnh long (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sin hở

3.2.2. Tăng cường lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

Xây dựng kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập học sinh đây chính là giai đoạn quan trọng nhất trong q trình quản lí hoạt động KT, ĐG kết quả học tập lực học sinh gồm: việc xác định mục tiêu, nội dung, cách thức triển khai hoạt động. Mục đích của biện pháp nhằm giúp Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và giáo viên các trường THCS Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long đồng bộ xây dựng kế hoạch KT, ĐG từ chung đến riêng đảm bảo chất lượng của hoạt động góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của năm học.

3.2.2.2 Nội dung biện pháp

- Xây dựng kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập học sinh phải dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết hóa nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Thực hiện tiến hành phân tích thực trạng của KT, ĐG kết quả học tập học sinh bao gồm những kết quả đạt được, mặt tồn tại khó khăn. Trong đó có sự so sánh, đối chiếu với các năm học trước để tìm kiếm các nhiệm vụ ưu tiên trong năm học mới; xây dựng các mục tiêu, tiêu chí cần đạt được của KT, ĐG; tiến hành phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, tổ chuyên môn, cá nhân theo chức năng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KT, ĐG kết quả học tập học sinh; Các trường THCS thành phố Vĩnh Long cần xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch, bởi đây là điều kiện làm cho kế hoạch được thực hiện tốt; xác định thời gian, địa điểm tiến hành và trình tự thực hiện các hoạt động KT, ĐG; đưa ra những biện pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu KT, ĐG đã định.

3.2.2.3 Cách thức thực hiện

Xây dựng kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập học sinh được thực hiện rõ ở các giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch và Giai đoạn kế hoạch hóa, cụ thể

a. Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch: Cần chuẩn bị tốt các điều kiện và dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong kì KT, ĐG kết quả học tập học sinh.

- Các nội dung cần chuẩn bị: Chuẩn bị tốt, kỹ lưỡng, chi tiết kế hoạch; tổ chức tốt việc ôn tập kiến thức cho học sinh trước khi KT, ĐG kết quả học tập học sinh, Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chúc cho giáo viên học tập nội quy, quy chế; chọn, cử, bố trí lực lượng ra đề, coi, chấm kiểm tra; dự trù kinh phí in ấn tài liệu đồng thời huy

động tối đa các phương tiện kĩ thuật, cơ sở vật chất phục vụ KT, ĐG.

b. Giai đoạn kế hoạch hóa: Cần thực hiện tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết như: kế hoạch ra đề kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, kế hoạch chấm điểm.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ: Ban giám hiệu quản lí mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá; xây dựng cấu trúc đề và ngân hàng câu hỏi kiểm tra. Tổ chuyên môn xây dựng câu hỏi KT, ĐG; Thực hiện KT, ĐG theo hình thức được lựa chọn và chấm bài theo đúng quy chế. Kế tốn, văn phịng, bộ phận cơ sở vật chất chuẩn bị cơ sở vật chất kĩ thuật, tài chính để phục vụ hoạt động KT, ĐG kết quả học tập học sinh.

Các Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dựa vào kế hoạch chung của nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân. Đồng thời hướng dẫn cho học sinh thông qua kế hoạch của nhà trường tự lên kế hoạch cho bản thân cả năm học.

Quy trình KT, ĐG kết quả học tập học sinh cho các môn học, được quy định chặt chẽ trong Phân phối chương trình môn học. Tuy nhiên phải xây dựng kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập học sinh trong phạm vi mơn học của mình đảm bảo về mục đích KT, ĐG mơn học, tập chung về các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng học sinh cần đạt được sau mỗi bài học, mỗi chương. Lựa chọn hình thức KT, ĐG phù hợp với hình thức tổ chức dạy học từng bộ môn, cần được sử dụng linh hoạt kể cả việc phối hợp các hình thức KT, ĐG với nhau để đạt mục tiêu.

Các tổ chuyên môn dựa vào kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch của tổ xây dựng kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập học sinh của tổ mình sao cho phù hợp với tình hình chung của tổ và trường, giúp các giáo viên cùng dễ dàng thực hiện.

Trên cơ sở KT, ĐG của trường, tổ chuyên môn và kế hoạch dạy học của cá nhân, mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của học sinh ở các lớp mình phụ trách sao cho phù hợp kế hoạch thực hiện hiệu quả nhất.

Theo lịch kiểm tra chung của nhà trường đối với từng khối lớp, giáo viên từ đó tiến hành kiểm tra, chấm điểm và trả bài theo đúng kế hoạch.

Các kế hoạch cần xuyên suốt từ nhà trường đến tổ chuyên môn và cá nhân, ban giám hiệu nhà trường phải nắm bắt thật chắc để tổ chức chỉ đạo và giám sát kiểm tra việc thực hiện. Từ đó nhà trường cũng biết được việc thực hiện tiến độ chương trình dạy học của các tổ, nhóm chun mơn, cá nhân và đặc biệt là việc chấm trả bài kiểm tra và lên điểm của giáo viên có thực hiện đúng quy chế hay khơng. Trên cơ sở đó nhà trường có biện pháp để giáo viên khắc phục.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần phải có sự nhất trí và phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức trong trường trong quá trình triển khai kế hoạch.

Đảm bảo đầy đủ nguồn lực thực hiện kế hoạch.

hoạch được xây dựng.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố vĩnh long tỉnh vĩnh long (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)