8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
1.3.1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục
a) Phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục * Nguồn nhân lực:
Theo nghĩa rộng: Nguồn nhân lực (Human Resources) là tổng thể các tiềm năng (lao động) của con ngƣời của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng đã đƣợc chuẩn bị ở mức độ nào đó, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc (hoặc một vùng, một địa phƣơng cụ thể). Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực nhƣ một bộ phận cấu thành các nguồn lực của quốc gia nhƣ nguồn lực vật chất (trừ con ngƣời), nguồn lực tài chính, nguồn lực trí tuệ (chất xám) ... Những nguồn lực này (các véc tơ thành phần) có thể huy động một cách tối ƣu (tạo thành véc tơ tổng hợp) để phát triển kinh tế - xã hội. Có thể mơ tả điều này nhƣ sau:
Nguồn nhân lực
Nguồn lực tài chính Phát triển Nguồn lực vật chất kinh tế - xã hội
Nguồn nhân lực đƣợc nghiên cứu trên giác độ số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng nguồn nhân lực đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chi tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nghiên cứu trên các khía cạnh về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực phẩm chất... Chất lƣợng nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và văn hóa của xã hội.
Theo nghĩa hẹp: Nguồn nhân lực là toàn bộ lực lƣợng lao động trong nền kinh tế quốc dân (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế), nghĩa là bao gồm những ngƣời trong một độ tuổi nhất định nào đó, có khả năng lao động, thực tế đang có việc làm và những ngƣời thất nghiệp. Về độ tuổi, hiện nay có nhiều quy định khác nhau. Đa số các nƣớc có quy định tuổi tối thiểu (thƣờng là 16 tuổi), còn tuổi tối đa thƣờng trùng với tuổi nghỉ hƣu hoặc không giới hạn. Ở nƣớc ta cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới, lực lƣợng lao động gồm những ngƣời trong tuổi lao động, đang có việc làm; những ngƣời ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc và những ngƣời thất nghiệp. Nghĩa là không bao gồm những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhƣng đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, khơng có nhu cầu làm việc.
* Phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục:
Cách tiếp cận con ngƣời là mục tiêu của sự phát triển chứ không phải là một nhân tố của sản xuất, các nhà kinh tế hiện đại đã có khái niệm phát triển con ngƣời là sự mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của con ngƣời nhằm hƣởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững. Theo cách tiếp cận này, phát triển con ngƣời không phải là sự gia tăng về thu nhập và của cải vật chất (mặc dù rất quan trọng) mà là mở rộng các khả năng của con ngƣời, tạo cho con ngƣời có cơ hội tiếp cận tới nền giáo dục tốt hơn, các dịch vụ y tế tốt hơn, có chỗ ở tiện nghi hơn, có việc làm có ý nghĩa
hơn... Phát triển con ngƣời còn là tăng cƣờng năng lực, trƣớc hết là nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của họ. Nói cách khác, năng lực là điều kiện cần thiết để biến các cơ hội sẵn có thành hiện thực, đồng thời tạo ra cơ hội mới để phát triển. Tuy nhiên, cần lƣu ý là khi nói phát triển con ngƣời thì từ cách tiếp cận con ngƣời là mục tiêu của sự phát triển, cịn khi nói phát triển nguồn nhân lực là muốn đi từ cách tiếp cận nguồn vốn – vốn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động (đầu tƣ) nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lƣợng và chất lƣợng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân.
Phát triển nhân lực bao gồm các nội dung sau:
- Quy hoạch đội ngũ;
- Thu hút, tuyển chọn đội ngũ; - Bố trí, phân cơng cơng việc;
- Đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nhân lực;
- Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ nhân lực; - Các chính sách thƣởng phạt.
b) Quan điểm về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
- Quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên lấy cá nhân giáo viên làm trọng tâm: Xuất phát từ nhận thức giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục và đào tạo đã hình thành nên quan điểm coi cá nhân giáo viên là trọng tâm của công tác phát triển đội ngũ giáo viên các cơ sở GD. Theo quan điểm này, nhà trƣờng cần chú trọng đặc biệt đến nhu cầu, nguyện vọng và động cơ phấn đấu của mỗi cá nhân giáo viên để khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp cũng nhƣ sự phát triển cá nhân của họ với tƣ cách là ngƣời giảng viên, đồng thời là những con ngƣời. Điểm hạn chế của quan điểm này là chỉ chú trọng phát triển cá nhân giáo viên mà chƣa quan tâm đến mục tiêu phát triển của nhà trƣờng.
- Quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên lấy mục tiêu phát triển nhà trƣờng làm trọng tâm:
Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ giáo viên là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tiềm lực của nhà trƣờng, đƣợc coi nhƣ một tác động vào nội dung hoạt động nhằm thay đổi hiện trạng của nhà trƣờng để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Mục tiêu phát triển của nhà trƣờng đƣợc xem là cơ sở cốt lõi cho việc xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển đội ngũ giảng viên. Điểm hạn chế của quan điểm này là chỉ quan tâm chủ yếu đến mục tiêu phát triển của nhà trƣờng mà ít chú ý đến nguyện vọng của mỗi cá nhân giáo viên nên chỉ tạo đƣợc động lực bên ngoài mà chƣa tạo đƣợc động lực bên trong để thúc đẩy giáo viên phấn đấu hồn thiện hơn.
ích của giáo viên và mục tiêu chung của nhà trƣờng:
Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ giáo viên đƣợc xem nhƣ một quá trình mà trong đó các nhu cầu, lợi ích và mục tiêu của nhà trƣờng và giáo viên đồng thời đƣợc chú trọng thích hợp; nhu cầu của cả hai phía đều đƣợc cân nhắc, đƣợc hịa hợp cân bằng nhau đảm bảo cho việc phát triển đội ngũ giáo viên và phát triển nhà trƣờng đều đạt hiệu quả cao.
Để đạt đƣợc điều đó, cần phải có sự đánh giá kỹ lƣỡng để đảm bảo cân bằng các nhu cầu, mong muốn, tiềm năng của mỗi cá nhân giảng viên với sự phát triển của nhà trƣờng trong hiện tại và tƣơng lai. Kế hoạch và chiến lƣợc phát triển đội ngũ giáo viên phải đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách đầy đủ nhu cầu, mục tiêu hiện tại và phát triển trong tƣơng lai của nhà trƣờng. So sánh với hai quan điểm nêu trên cho thấy, quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên trên cơ sở kết hợp hài hịa nhu cầu, lợi ích của giáo viên và mục tiêu chung của nhà trƣờng chiếm ƣu thế rõ rệt, vì nó vừa tạo động lực phát triển các năng lực cần thiết của cá nhân ngƣời giáo viên, vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển của nhà trƣờng. Nhƣ vậy, quan điểm này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của GD nƣớc ta trong bối cảnh hiện nay.