8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp này ln có một mối quan hệ biện chứng với nhau, biện pháp này làm tiền đề thúc đẩy biện pháp kia và ngƣợc lại. Từ đó tạo nên sự thống nhất chặt chẽ và đem lại hiệu quả cao trong quá trình tổ chức thực hiện.
Phần trên chúng tôi đề xuất hệ thống 6 biện pháp phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm:
1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với điều kiện KT- XH của địa phƣơng
2. Tham mƣu, đề xuất đổi mới việc tuyển chọn, thi tuyển, bố trí và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên mầm non.
3. Tăng cƣờng hoạt động bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên mầm non.
4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non. 5. Hồn thiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phƣơng nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên mầm non.
6. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non.
Mỗi biện pháp đều có những đặc điểm khác nhau, có những cách thức tác động khác nhau nhƣng đều chung mục đích là hƣớng vào các nội dung phát triển đội ngũ GV ở các trƣờng mầm non công lập thành phố Vĩnh Long theo chuẩn nghề nghiệp. Hệ thống giữa các biện pháp là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tƣơng tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp cụ thể nào đó khơng thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ.
Bởi vậy, chỉ có sự kết hợp các biện pháp mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi trạng thái quản lý nhƣ mong muốn của chủ thể quản lý. Sử dụng thành công các biện pháp địi hỏi phải khoa học, phải có kỹ thuật và nghệ thuật.