Các bƣớc dạy học vận dụng toán học vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán lớp 4 (Trang 108 - 110)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3.1. Các bƣớc dạy học vận dụng toán học vào thực tiễn

Ta có thể làm rõ tiến trình DH theo 4 bƣớc cụ thể sau đây:

Bước 1: Khởi động

Tình huống xuất phát, nêu vấn đề và gợi động cơ mở đầu. GV tạo ra một tình huống thực tiễn có vấn đề trong q trình dạy học. Dựa trên các kiến thức cần xây dựng gợi ra các sự kiện trong tình huống bằng các kiến thức đã có nhƣ là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với HS. Tình huống xuất phát phải có nội dung thực tiễn. GV phải dùng câu hỏi mở, để gợi động cơ mở đầu. Nếu việc gợi động cơ mở đầu đảm bảo đƣợc yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tị mị, thích tìm tịi, nghiên cứu của HS nhằm chuẩn bị tâm thế HS trƣớc khi khám phá, lĩnh hội kiến thức thì ý đồ DH của GV càng dễ thực hiện thành công. cho

Bước 2: Khám phá (Hình thành các khái niệm, qui tắc …)

- Gợi cho HS những điều đã biết để đƣa ra hƣớng giải quyết cũng nhƣ khắc phục những khó khăn trong q trình chiếm lĩnh tri thức, giải các BTTT. Hình thành ý tƣởng ban đầu của HS là bƣớc quan trọng của quá trình DH theo hƣớng phát triển NL. Bƣớc này khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trƣớc khi đƣợc học kiến thức hay định hƣớng giải các BTTT. Để hình thành ý tƣởng ban đầu, GV có thể yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ đã học có liên quan đến kiến thức mới của bài học. Khi yêu cầu HS trình bày ý tƣởng ban đầu, GV có thể u cầu nhiều hình thức biểu hiện của HS, có thể là bằng lời nói (thơng qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ.

Bước 3: Thực hành, luyện tập

- Đề xuất phƣơng án thực hành, giải quyết vấn đề thực tiễn. GV giúp HS đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó. Chú ý xốy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học. Ở bƣớc này GV cần khéo léo chọn lựa một số ý tƣởng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp HS so sánh, từ đó giúp HS đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Đây là một bƣớc khá khó khăn vì GV

cần phải chọn lựa các ý tƣởng ban đầu tiêu biểu của HS một cách nhanh chóng theo mục đích DH, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận của HS nhằm giúp HS đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó theo ý đồ DH.

- Tiến hành thực hành tìm tịi – khám phá. Từ các phƣơng án thực hành, giải quyết vấn đề mà HS nêu ra, GV khéo léo nhận xét và gợi ý để HS lựa chọn phƣơng án tiến hành. Ƣu tiên thực hiện các phƣơng án thực hành trực tiếp trên vật thật. Một số trƣờng hợp không thể tiến hành trên vật thật có thể sử dụng mơ hình, hoặc cho HS quan sát tranh vẽ. Khi HS thực hành, GV bao quát lớp, quan sát từng HS, nhóm. Nếu thấy HS hoặc nhóm nào làm sai theo u cầu thì GV chỉ nhắc nhở riêng HS hoặc nhóm đó, khơng nên thơng báo lớn tiếng chung cho cả lớp vì làm nhƣ vậy sẽ phân tán tƣ tƣởng và ảnh hƣởng đến cơng việc của các HS, nhóm khác.

- Kết luận, hợp thức hóa kiến thức, gợi động cơ kết thúc. GV giúp HS xác nhận những kiến thức đã đạt đƣợc trong hoạt động giải quyết BTTT. Sau khi thực hiện hoạt động thực hành tìm tịi – khám phá, các câu trả lời dần dần đƣợc giải quyết, kiến thức đƣợc hình thành, tuy nhiên vẫn chƣa có hệ thống hoặc chƣa chuẩn xác một cách khoa học. GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi nhớ. Trƣớc khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho kết luận sau khi thực hành (rút ra kiến thức của bài học).

Bước 4: Vận dụng sáng tạo

GV có thể hƣớng dẫn HS tự liên hệ các kiến thức của bài học vào thực tế nếu

có. Chẳng hạn, sau mỗi buổi học, GV có thể giao thêm nhiệm vụ cho HS về nhà ứng dụng vào trong thực tế. Các nhiệm vụ có thể là mơ tả một tình huống quen thuộc hoặc kể lại một số câu chuyện liên quan đến nội dung bài học, cao hơn nữa là các em tự đặt đề bài tốn có sự vận dụng kiến thức vừa học…giúp HS tái hiện, hình dung trong đầu những thông tin về đối tƣợng, kích thích trí tƣởng tƣợng và liên tƣởng đối với HS để giải quyết tình huống mới, tƣơng tự. Từ đó, HS sẽ thấy rõ hơn ứng dụng của toán học trong thực tế cuộc sống và u thích học mơn Tốn hơn. Hƣớng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hằng ngày nhƣ giúp bố mẹ đi chợ, tính tuổi của ngƣời thân, tính tốn chu vi, diện tích vƣờn nhà, tính độ dài thực tế….

3.3.2. Tổ chức dạy học vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán lớp 4

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán lớp 4 (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)