Khái quát về huyện Long Hồ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trƣờng tiểu học huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về huyện Long Hồ

2.1.1. Về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Long Hồ

Huyện Long Hồ nằm ở phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang qua sông Mỹ Tho (sơng Tiền), phía Đơng Bắc giáp tỉnh Bến Tre (huyện Chợ Lách), phía Đơng và Đơng Nam giáp huyện Mang Thít, phía Nam giáp huyện Tam Bình, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long, phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Tháp (huyện Châu Thành). Diện tích tự nhiên 193,17 ha. Dân số là 48.163 hộ với 161.805 người (có 82.328 nữ), gồm các dân tộc: Kinh, Khơ Me, Hoa.

Huyện Long Hồ có 15 đơn vị hành chính cấp xã. Thị trấn Long Hồ và 14 xã: Long An, Phú Đức, An Bình, Bình Hồ Phước, Hồ Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phước Hậu, Lộc Hoà, Hoà Phú, Long Phước, Phú Quới, Thạnh Quới.

Kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp với những vườn cây ăn trái và hiện tại loại hình du lịch sinh thái đang trên đà phát triển và là thế mạnh của huyện. Trên địa bàn huyện có Khu cơng nghiệp Hịa Phú đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp. Kinh tế của huyện phát triển khá, sản xuất nơng nghiệp có nhiều mơ hình hiệu quả kinh tế cao. Công tác xây dựng xã nông thôn mới được tập trung chỉ đạo.

Về văn hóa xã hội, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra sơi nổi; phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa có bước tiến bộ, nhất là tại các xã nơng thôn mới.

2.1.2. Về giáo dục tiểu học

Huyện Long Hồ quan tâm đến công tác huy động trẻ từ 6 tuổi vào lớp một là luôn đạt 100% kế hoạch hàng năm. Tồn huyện hiện có 21 trường tiểu học (sau nhiều năm thu gọn quy mô, sáp nhập các trường trên cùng địa bàn cấp xã. Mỗi xã không quá 2 trường tiểu học (theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT).

Sĩ số học sinh trên lớp học được đảm bảo theo quy định, trung bình khơng q 35 học sinh trong cùng một lớp. Huyện đảm bảo huy động hết trẻ em người dân tộc thiểu số trong địa bàn đến lớp theo độ tuổi học tiểu học. Ngành giáo dục quan tâm đến công tác vận động trẻ khuyết tật học hòa nhập theo chủ trương học hòa nhập của Bộ GD&ĐT.

Đội ngũ CBQL các trường tiểu học được đảm bảo đủ về số lượng theo quy mô hàng trường mà Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT quy định. Chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học đảm bảo đủ tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm và thường xuyên được đào

tạo lại, bồi dưỡng cập nhật kiến thức về quản lí và kiến thức về dạy học tiểu học theo quy dịnh của Bộ GD&ĐT. Có 42/44 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học đạt tiêu chuẩn CBQL.

Giáo viên tiểu học đảm bảo đủ số lượng theo quy định về tỉ lệ giáo viên/lớp. Đối với giáo viên dạy tiểu học nhiều mơn văn hóa được đảm bảo đủ số lượng cho mỗi lớp tiểu học ứng với một giáo viên. Đối với giáo viên dạy các môn chuyên biệt, năng khiếu đảm bảo đủ giáo viên ứng với số tiết của các lớp học tiểu học. Chất lượng giáo viên tiểu học cơ bản đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT.

Giáo viên thường xuyên được tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình dộ chun mơn và kỹ năng dạy học theo chương trình GDPT mới. Về chất lượng đội ngũ Đội ngũ GV tiểu học có trình độ Thạc sĩ là 03 người; có trình độ đại học là 452 người; Có 98 GV tiểu học chưa đạt trình độ đại học.

Chất lượng giáo dục tiểu học luôn đảm bảo khá tốt. Số trường đạt chuẩn quốc gia cấp tiểu học là 15/21 trường, tỉ lệ 71,42%. Tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt 93,58% (chỉ tiêu 85%). Có 98,63% số lớp 2 được học 2 buổi/ngày.

Học sinh hồn thành chương trình lớp học đạt 99,80%. Học sinh lớp 1 được được xét hồn thành chương trình lớp học đạt 99,36% (lên lớp). Học sinh lớp 5 hồn thành chương trình Tiểu học đạt 100%.

Cấp tiểu học có 503 phịng học, trong đó phịng để học là 367, phịng học bộ mơn là 79, phòng chức năng làm việc là 57 phòng. Cơ bản các phòng đều đáp ứng yêu cầu quản lý giáo dục tiểu học ở trường học.

2.1.3. Về giáo dục thể chất

Đội ngũ giáo viên dạy môn GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ chủ yếu được trưng dụng phân công từ nguồn gốc giáo viên được đào tạo chuyên môn là giáo viên tiểu học (dạy các môn) không chuyên sâu về môn GDTC.

Cơ sở vật chất dạy học môn GDTC tại các trường tiểu học chủ yếu được trang bị từ những năm đầu thay sách giáo khoa theo chương trình tiểu học năm 2000. Đến nay, hệ thống thiết bị này ít được bổ sung, mua sắm mới nên dụng cụ thiết bị dạy học chủ yếu do GV và học sinh tự tìm lấy.

Sân bãi, phục vụ tập luyện dạy môn GDTC cũng rất hạn chế, mùa mưa lũ thì bị ngập nước không thể tổ chức dạy được. Mùa khơ nắng nóng thì khơng có mái che, phải dạy học theo chiều mát của ánh nắng mặt trời, cùng rất hạn chế về hiệu quả dạy học.

Về giáo dục thể chất phong trào TDTT ngoài giờ dành cho học sinh tiểu học rất hạn chế được quan tâm, chủ yếu là tổ chức theo phong trào HKPĐ của Tỉnh, của Huyện phát động; và phong trào Đại hội TDTT ngành giáo dục do Huyện tổ chức.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trƣờng tiểu học huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)