Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trƣờng tiểu học huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 127 - 160)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi

Biểu đồ 3.1, cho phép nhận xét như sau:

Điểm trung bình về tính cấp thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp đề xuất đều cho thấy có 5/6 biện pháp đều có tính cấp thiết và tính khả thi ở mức độ “rất cấp thiết và rất khả thi”. Riêng biện pháp 6 được đánh giá ở mức độ “cấp thiết và khả thi”.

Kết quả điểm trung bình của mỗi biện pháp đều cho thấy “tính khả thi” ln cao hơn “tính cấp thiết”. Đây là sự tương quan thuận mang tính khoa học và tính thực tiễn tại cơ sở trường tiểu học huyện Long Hồ là có cơ sở thực tiễn cao.

Như vậy, các biện pháp đề xuất về quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, đều thể hiện sự phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ quản lí dạy học GDTC tại cơ sở nhà trường là có cơ sở khoa học. Mặt khác các biện pháp này có thể hiện sự phù hợp về đội ngũ CBQL, giáo viên GDTC, học sinh và các điều kiện hiện tại, của các trường tiểu học huyện Long Hồ, theo thực tiễn hiện có của các nhà trường là có tính khả thi trong thực tế.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đề xuất 6 biện pháp quản lý GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí nhà 3,55 3,46 3,4 3,28 3,16 2,95 3,69 3,64 3,6 3,51 3,34 3,11 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6

Tinh cấp thiết và tính khả thi

trường đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Biện pháp 2: Nâng cao năng lực dạy học môn giáo dục thể chất tiểu học cho đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới; Biện pháp 3: Đổi mới quản lí hoạt động dạy học mơn giáo dục thể chất ở trường tiểu học; Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội quy, nề nếp kỷ luật trong giờ học môn giáo dục thể chất; Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC tại trường tiểu học huyện Long Hồ; Biện pháp 6: Tăng cường các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học.

Các biện pháp 1 và biện pháp 2 đã tập trung vào việc nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ tại trường tiểu học trong việc quản lí hoạt động GDTC ở trường tiểu học huyện Long Hồ (CBQL và GV môn GDTC).

Các biện pháp 3 biện pháp 4 và biện pháp 5, là những biện pháp tập trung đổi mới hoạt động của các chủ thể CBQL và GV dạy học môn GDTC tại trường tiểu học trong thực tiễn nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng GDTC tại trường tiểu học huyện Long Hồ.

Biện pháp 6, là biện pháp hướng về việc tăng cường sự huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhà trường để làm điều kiện tổ chức quản lí hoạt động GDTC tại trường tiểu học huyện Long Hồ mang lại hiệu quả thết thực nhất.

Luận văn tổ chức khảo nghiệm trưng cầu ý kiến của CBQL và GV môn GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ. Kết quả khảo nghiệm chứng tỏ 5/6 biện pháp đề xuất đều có đạt mức độ “rất cấp thiết và rất khả thi”. Chỉ riêng biện pháp 6 là đánh giá ở mức “cấp thiết và khả thi”.

Các biện pháp này đều chứng tỏ tính khoa học, tính thực tiễn phù hợp điều kiện hoạt động dạy học mơn GDTC và quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, là có ý nghĩa cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa khái quát cơ sở lý luận về hoạt động môn GDTC ở trường tiểu học. Làm rõ khái niệm về quản lí và quản lí hoạt động mơn giáo dục thể chất ở trường tiểu học. Khái quát hóa nội dung hoạt động môn GDTC ở trường tiểu học theo chương trình GDPT mới.

Luận văn đề xuất nội dung quản lí hoạt động GDTC ở trường tiểu học và các điều kiện đảm bảo hoạt động GDTC ở trường tiểu học. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động GDTC ở trường tiểu học nhằm giúp cho các nhà quản lí giáo dục tại trường tiểu học có tâm thế chuẩn bị cho hoạt động quản lí GDTC của mình trong thực tiễn tại trường tiểu học có hiệu quả cao.

Tinh thần chủ đạo của luận văn là thực hiện quản lí theo chức các năng của quản lí hoạt động GDTC tại trường tiểu học. Trong đó, chú trọng vào quản lí các thành tố của hoạt động GDTC tại trường tiểu học như: Quản lí hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, phương tiện dạy học và quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả GDTC tại trường tiểu học. Các chủ thể quản lí từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, đến tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đều thực hiện mạnh mẽ sự phân cấp phân quyền trong quản lí thuộc phạm vị của nhà trường.

1.2. Về thực tiễn

Trên cơ sở nội dung lí luận về quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học đã được đề xuất. Luận văn đã tổ chức khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV tiểu học huyện Long Hồ, về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của hoạt động GDTC đối với sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả khảo sát thực trạng này cho thấy mức độ nhận thức của đội ngũ CBQL, GV trường tiểu học đang đạt yêu cầu mức độ khá.

Luận văn tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy thực trạng hoạt động dạy học môn GDTC của GV tiểu học huyện Long Hồ đạt mức độ yêu cầu trung bình. Tức là hiện trang hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ chưa được đầu tư phát triển đúng theo yêu cầu nhiệm vụ mơn GDTC tại các trường tiểu học theo chương trình GDTP mới.

Các nội dụng thực trạng về thực hiện chương trình, nội dung mơn GDTC tại các trường tiểu học cũng chỉ đạt mức độ trung bình, chưa có sự chủ động, linh hoạt, thực hiện đổi mới nội dung chương trình dạy học theo yêu cầu đặc thù của địa phương.

Về thực hiện các thành tố của q trình dạy học mơn GDTC như: Phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học mơn GDTC tại các trường tiểu học hiện nay được

ghi nhận ở mức độ trung bình, chưa có sự đột phá mạnh dạn đổi mới mang tính hiệu quả cao trong quá tình thực hiện các nội dung này tại các trường tiểu học huyện Long Hồ.

Về thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, đang còn rất nhiều hạn chế trong thực tiễn, từ khâu chuẩn bị kế hoạch kiểm tra, đánh giá, đến khâu tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá và cải tiễn kế hoạch kiểm tra, đánh giá sau thực tiễn tổ chức tại trường tiểu học chưa được quan tâm đúng mức.

Về thực trạng quản lý hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, hiện nay được đánh giá qua khảo sát là trung bình. Cán bộ quản lí tại các trường tiểu học huyện Long Hồ chưa mạnh dạn áp dụng khoa học quản lí vào quản lí hoạt động GDTC tại trường tiểu học một cách hiệu quả. Sự phân quyền, phân cấp giữa các chủ thể quản lí tại trường tiểu học chưa đảm bảo thực hiện một cách khoa học, hiệu quả như yêu cầu đổi mới quản lý GDTC tại trường tiểu học đề ra. Vai trị quản lí của các chủ thể quản lí tại trường tiểu học như: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn tại trường tiểu học đối với hoạt động quản lí GDTC tại nhà trường còn rất mờ nhạt. Phần lớn vai trò thực hiện GTDC tại trường tiểu học cịn đang giao khốn cho GV mơn GDTC đảm nhiệm là chính.

Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ GV dạy môn GDTC chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng môn GDTC tại trường tiểu học. Giáo viên dạy môn GDTC tại trường tiểu học thực chất có nguồn gốc từ GV tiểu học, chưa phải là GV được đào tạo chuyên môn cho môn GDTC như yêu cầu của môn học này. Phần lớn GV đang dạy mơn GTDC ít được đào tạo lại, ít được tập huấn, bồi dưỡng bổ sung kiến thức và kỹ năng dạy học môn GDTC cấp tiểu học.

Quản lí hoạt động GDTC ngoại khóa, xây dựng phong trào thể dục thể thao thành tích cao, cho học sinh năng khiếu trong nhà trường tiểu học đang là vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. Việc tổ chức huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) tham gia hỗ trợ hoạt động GDTC tại trường tiểu học huyện Long Hồ chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động GDTC tại trường tiểu học huyện Long Hồ hiện nay.

Trên cơ sở lý luận về quản lí hoạt động GDTC được trình bày ở chương 1, và kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động GDTC được trình bày ở chương 2, tác giả đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. Tác giả tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp qua các chuyên gia về GDTC tại các trường tiểu học. Kết quả khảo nghiệm chứng tỏ rằng các biện pháp luận văn đề xất ln đảm bảo tính khoa học và phù hợp thực tiễn tại các trường tiểu học huyện Long Hồ.

Như vậy, các biện pháp đề xuất đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục môn GDTC tại các trường tiểu học là có cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp

điều kiện địa phương. Như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã hoàn thành, giả thuyết nghiên cứu của luận văn này đã được chứng minh theo đúng mục tiêu nghiên cứu của luận văn đề ra.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với cấp tỉnh

- Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long

Tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu hoạt động GDTC tại trường tiểu học.

Có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực GDTC cho các trường tiểu học theo đúng tiêu chuẩn GV dạy học môn GDTC của Bộ GD&ĐT.

- Đối với Sở GD&ĐT Vĩnh Long

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đầu tư kinh phí, tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất về GDTC cho các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT 2018.

Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ nhân lực dạy học môn GDTC tại các trường tiểu học trong tỉnh.

Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT cấp huyện tăng cường quản lí và đổi mới quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học trong tỉnh.

2.2. Đối với cấp huyện

- Đối với Ủy ban nhân dân huyện Long Hồ

Chỉ đạo Phòng GD&ĐT đề xuất kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC tại các trường tiểu học.

Tham mưu cho Sở GD&ĐT và Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn GDTC tại các trường tiểu học trong huyện.

Chỉ đạo Phòng GD&ĐT đề xuất kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy học môn GDTC theo yêu cầu phục vụ hoạt động GDTC tại các trường tiểu học.

Chỉ đạo Phòng GD&ĐT tổ chức các hoạt động GDTC phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học cho các trường tiểu học trong địa bàn huyện Long Hồ.

- Đối với Phòng GD&ĐT huyện Long Hồ

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Long Hồ về các chủ trương, kế hoạch, điều kiện,... để đầu tư, mua sắm, tổ chức các hoạt động GDTC phù hợp các trường tiểu học trong huyện. Nhằm thực hiện nhiệm vụ GDTC theo đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long.

Chỉ đạo cho hiệu trưởng các trường tiểu học một số công việc cụ thể như sau: + Xây dựng kế hoạch, nhu cầu đầu tư có sở vật chất, kinh phí mua sắm thiết bị, dụng cụ,... phục vụ mơn GDTC tại các trường tiểu học.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực dạy học môn GDTC tại trường tiểu học.

GDTC với hoat động của học sinh tại các lớp tiểu học.

2.3. Đối với các trường tiểu học trên địa bàn huyện Long Hồ

- Đối với hiệu trưởng trường tiểu học

Thực hiện đổi mới quản lí hoạt động GDTC tại trường tiểu học một cách hiệu quả, thiết thực nhất.

Tăng cường quản lí dạy học mơn GDTC trong giờ học chính khóa một cách hiệu quả.

Phối hợp với các lực lượng để tổ chức các hoạt động GDTC ngoại khóa tại trường đáp ứng yêu cầu nâng cao hoạt động GDTC cho học sinh tiểu học hiện nay.

Tham mưu tốt cho Phòng GD&ĐT về các chủ trương, kế hoạch, điều kiện tổ chức hoạt động GDTC tại nhà trường, đáp ứng mục tiêu GDTC theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tăng cường bồi dưỡng chất lượng nguồn nhân lực tham giá hoạt động GDTC tại trường tiểu học một cách hiệu quả.

- Đối với giáo viên môn giáo dục thể chất trường tiểu học

Tự học tập, nghiên cứu để nâng cao năng lực dạy học mơn GDTC trong chương trình chính khóa tại trường tiểu học.

Không ngừng nghiên cứu thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn GDTC cho học sinh tiểu học.

Tham mưu, đề xuất với hiệu trưởng nhà trường chính xác về các dụng cụ, thiết bị mang tính thiết yếu phục vụ hoạt động GDTC cho học sinh tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI. NXB,

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.

[2] Đặng Quốc Bảo và các cộng sự (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng

giáo dục Việt Nam, NXB, Giáo dục Việt Nam.

[3] Phạm Đình Bẩm. (2006), Giáo trình quản lý thể dục thể thao (dùng cho sinh viên

cao học TDTT), NXB, Thể dục thể thao, Hà Nội.

[4] Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (2011), Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội, 2011.

[5] Bộ GD&ĐT (2001), Quyết định số 14/2001/QĐ-BGDĐT về Ban hành Quy chế GDTC và y tế trường học.

[6] Bộ GD&ĐT (2009), Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT,ngày 16 tháng 7 năm 2009 Thông tư Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3,4,5, Hà Nội: NXB Giáo dục.

[7] Bộ GD&ĐT (2015), Quyết định 2336/QĐ-BGD ĐT ngày 06/7/2015, Quyết định

của Bộ trưởng GD-ĐT ban hành Điều lệ Hội khỏe phù đổng toàn quốc lần thứ IX năm 2016, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

[8] Bộ GD&ĐT (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 Ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng, Hà Nội: NXB, Giáo dục.

[9] Bộ GD&ĐT (2019), Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT,ngày 05 tháng 4 năm 2019 [10] Bộ GD&ĐT (2020), Thông tư Số: 13/2020/TT-BGDĐT, ngày 256/5/2020, Ban

hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học

[11] Bộ GD&ĐT (2020), Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, ngày 4/9/2020, Ban hành

Quy định đánh giá học sinh tiểu học, Hà Nội: NXB, Giáo dục.

[12] Bộ GD&ĐT (2020), Thông tư số 43/2020/TT-BGDĐT,ngày 03 tháng 11 năm 2020 Thông tư Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, Hà Nội:

NXB, Giáo dục.

[13] Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2001), Điều tra, đánh giá thực trạng

thể chất và xây dựng tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam từ 6-20 tuổi, Hà Nội.

[14] Chính phủ (2011), Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011, về việc phê duyệt Đề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trƣờng tiểu học huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 127 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)