8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học huyện
3.2.1. Nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường
đáp ứng yêu cầu quản lí hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình giáo dục phổ thơng mới.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho đội ngũ CBQL trường tiểu học nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của mơn GDTC đối với học sinh tiểu học và tính tất yếu cần phải tổ chức dạy học môn GDTC trong trường tiểu học; từ đó ý thức đầy đủ về cơng tác quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Từ nhận thức đúng về mơn giáo dục thể chất có tầm quan trọng đối với học sinh và xã hội, sẽ hình thành cho CBQL, GV có được những định hướng hành động đúng nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học môn giáo dục thể chất tại trường tiểu học.
Làm cho đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học (bao gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chun mơn) có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lí hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy học mơn GDTC nói riêng.
Làm cho đội ngũ làm cơng tác GDTC trường tiểu học có đủ năng lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lí hoạt động GDTC một cách có hiệu quả.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp
(i) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên trường tiểu học
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn, tổ phó chun mơn) và giáo viên trường tiểu học về chương trình GDPT mới và hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Cụ thể là:
+ Làm cho CBQL và GV trường tiểu học nắm vững những vấn đề cơ bản về chương trình giáo dục phổ thơng mới như: Tiếp cận xây dựng chương trình; kỹ thuật xây dựng chương trình; cấu trúc và lộ trình thực hiện; các yêu cầu cần đảm báo khi thực hiện chương trình v.v.
phải làm khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục mới tại trường; đặc biệt là vấn đề phát triển chương trình giáo dục của nhà trường.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lí dạy học mơn GDTC tại trường tiểu học, bao gồm:
+ Nhận thức về vai trò của từng loại chủ thể quản lí trong quản lí hoạt động dạy học giáo dục thể chất. Đặc biệt là vai trị của người dạy: Quản lí trước khi dạy – soạn bài, chuẩn bị bài dạy; quản lí trong khi dạy - tổ chức dạy học trực tiếp trên lớp với học sinh; quản lí sau khi sau - điều chỉnh kế hoạch dạy và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
+ Nhận thức về vai trò của người học và quản lí hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn giáo dục thể chất: hoạt động tự học ngồi giờ lên lớp chính khóa của học sinh (học ở nhà, học ở công viên, học cá nhân, học với nhóm bạn, học online...); quản lí việc học trên lớp theo giờ học chính khóa (chun cần đến lớp, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tổ chức hoạt động học trong giờ lên lớp theo sự điều khiển của giáo viên).
+ Nhận thức về nội dung quản lí hoạt động dạy học mơn giáo dục thể chất. Đó là quản lí các thành tố của q trình dạy học mơn giáo dục thể chất (được thực hiện theo các hình thức dạy học khác nhau): Tài liệu, nội dung, chương trình sách giáo khoa; phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn giáo dục thể chất,…
(ii) Nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh tiểu học
Giúp cha mẹ học sinh tiểu học nắm được những vấn đề cơ bản sau:
- Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục phổ thông; phải đổi mới chương trình GDPT, trong đó có chương trình giáo dục cấp tiểu học.
- Những lợi ích mà con em họ có được khi thực hiện chương trình GDPT mới. - Những lợi ích của mơn GDTC và sự cần thiết phải học tập môn GDTC khi thực hiện chương trình GDPT mới.
- Cách thức cha mẹ học sinh hỗ trợ con em mình học tập mơn GDTC có hiệu quả để phát triển tốt thể chất của bản thân học sinh.
(iii) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học
- Khảo sát, đánh giá năng lực quản lí của cán bộ quản lí nhà trường.
Thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực của cán bộ quản lí nhà trường theo yêu cầu của của quản lí hoạt động dạy học theo chương trình GDPT mới.
- Xác định các năng lực quản lí hoạt động dạy học theo yêu cầu của chương trình GDPT mới cần bồi dưỡng, nâng cao cho cán bộ quản lí nhà trường.
Các năng lực quản lí cần phát triển cho đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường để quản lí hoạt động dạy học, quản lí hoạt động dạy học môn GDTC theo yêu cầu của chương trình GDPT mới là:
tiểu học;
+ Năng lực thực hiện nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí dạy học mơn GDTC ở trường tiểu học;
+ Năng lực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lí dạy học mơn GDTC ở trường học;
+ Năng quản lí, tổ chức điều hành các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề môn GDTC trường tiểu học;
+ Năng lực tổ chức quản lí bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GV môn GDTC trường tiểu học;
+ Năng lực tổ chức quản lí bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn GDTC; + Năng lực quản trị, lãnh đạo nhận sự môn GDTC;
+ Năng lực quản trị công việc, các phong trào, hoạt động chuyên môn GDTC tại nhà trường;
+ Năng lực quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC ở trường tiểu học;
3.2.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện (i)Về nhận thức
- Phổ biến các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.
- Triển khai nội dung các tài liệu chuyên môn, văn bản liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.
- Tham gia trực tiếp các lớp bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thơng mới, về quản lý trường học, quản lí hoạt động dạy học trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới; về chương trình mơn GDTC (với giáo viên mơn GDTC) do các cấp quản lí về giáo dục tổ chức.
- Căn cứ điều kiện cụ thể của từng trưởng, tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến tồn thể CBQL, GV trong trường về chương trình GDPT mới, về quản lí nhà trường và hoạt động dạy học khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới dưới những hình thức khác nhau như:
+ Cung cấp tài liệu, ấn phẩm, bài viết, sách chuyên khảo về tầm quan trọng của quản lí dạy học mơn GDTC trường tiểu học.
+ Triển khai thường xuyên trong các cuộc họp của nhà trường, của tổ chuyên môn.
+ Thông qua thực tiễn việc thực hiện các chức năng quản lí của Ban lãnh đạo nhà trường trong quản lí hoạt động dạy học môn GDTC của nhà trường.
- Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh.
- Thông qua những cuộc tiếp xúc cá nhân giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với cha mẹ học sinh.
- Tuyên truyền, phổ biến qua các áp phích, tranh cổ động,...về GDTC cho học sinh trong trường tiểu học;
(ii)Về năng lực cho cán bộ quản lí trường tiểu học
+ Cử CBQL trường tiểu học đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường bồi dưỡng CBQL giáo dục Trung ương và tỉnh;
+ Đưa CBQL giáo dục tiểu học đi đào tạo lại, cập nhật thơng tin khoa học quản lí mới ứng dụng vào quản lí nhà trường thời hiện đại, thời kì cách mạng cơng nghiệp 4.0; + Cung cấp tài liệu, tư liệu, bài giảng, bài viết, bài nói, chun đề…về quản lí dạy học; quản lí dạy học theo hướng phát triển năng lực người học cho CBQL nghiên cứu;
+ Tổ chức nhiều cuộc giao lưu về quản lí dạy học theo hướng phát triển năng lực người học cho CBQL được trao đổi kinh nghiệm;
+ Bản thân CBQL tự nghiên cứu, tự áp dụng trải nghiệm vào môi trường quản lí dạy học theo hướng phát triển năng lực người học tại nơi mình cơng tác;