8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học huyện
3.2.4. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội quy, nề nếp kỷ luật trong giờ học môn
môn giáo dục thể chất
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm tăng cường vai trị, trách nhiệm quản lí lớp học của giáo viên mơn GDTC trong quản lí hoạt động dạy học mơn GDTC tại trường tiểu học.
Biện pháp này còn hướng đến mục tiêu bồi dưỡng tính tự giác, chủ động, sáng tạo; ý thức tôn trọng, bảo vệ, chấp hành nội quy, quy định trong giờ học mơn GDTC; góp phần bồi dưỡng năng lực hiểu biết cho học sinh về kỷ luật, lợi ích và tự do, từ đó có ý thức tơn trọng và thực hiện đúng nội quy và các quy định về về kỷ luật trong giờ học, trong lớp học và trong nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng nội quy, nề nếp kỷ luật trong giờ học nói chung, trong giờ học mơn GDTC nói riềng là hoạt động có tính q trình do giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh thảo luận cùng xây dựng hệ thống các quy định, quy tắc về một hay nhiều mặt hoạt động trong giờ học mơn học phù hợp với tình hình lớp học, trường học.
Nội quy, nề nếp kỷ luật là những quy định, quy tắc mà học sinh phải chấp hành trong các hoạt động, sinh hoạt, giao tiếp…nhằm hình thành ở học sinh những thói quen, phẩm chất nhân cách cần thiêt theo mục tiêu giáo dục. Những quy đinh, nề nếp kỷ luật đó mang tính áp đặt đối với học sinh và buộc các em phải tuân theo. Tuy nhiên, học sinh có quyền tham gia xây dựng hay đóng góp ý kiến đối với nội quy, kỷ luật học đường mà chính các em là người thực thi. Những quy định có tính kỷ luật là những điều rất cần thiết để giáo dục, dạy học và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn cho học sinh trong nhà trường. Nó là điều kiện cần thiết để giáo dục, ni dưỡng, bảo vệ học sinh và đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho học sinh.
Trong dạy học định hướng năng lực theo chương trình GDPT mới, một trong những phương pháp giáo dục tích cực để đạt hiệu quả cao là để học sinh tự ra quyết định, tự chịu trách nhiệm về thái độ, hành vi của mình. Do vậy nếu các em được tham gia xây dựng nội quy, quy định, nề nếp kỷ luật lớp học thì việc thực hiện sẽ trở nên tự giác, tích cực và hiệu quả cao hơn.
Nội quy, nề nếp tạo cơ sở cho các em ý thức được những hành vi nào là phù hợp, những hành vi nào là không phù hợp và đâu là giới hạn khơng được vượt qua. Từ đó các em biết điều chỉnh và xác lập cho mình một hệ thống hành vi phù hợp với nội quy, nề nếp kỷ luật.
Thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật trong giờ học mơn học cịn góp phần rèn luyện và phát triển ở học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, ý chí và nghị lực vượt qua những tình huống khó khăn trong học tập, quan hệ giao tiếp ứng xử; đồng thời nó cịn là căn cứ và hệ thống tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá hành vi của học sinh trong giờ học môn GDTC.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Căn cứ vào nhu cầu thực của sự phát triển học sinh và lớp học để thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật trong giờ học.
Môi trường học tập, quan hệ giao tiếp gần gũi nhất, gắn bó nhất đối với mỗi học sinh đó là lớp học. Mỗi lớp học là một tập thể học sinh đang phát triển. Sinh hoạt trong phạm vi lớp học, các em sẽ có cảm nhận được rõ nhất vai trị làm chủ của bản thân. Đặc biệt trong một tập thể phát triển cao, mỗi thành viên trong đó đều nhận thấy vai trị chủ nhân của mình, do đó, ý thức làm chủ tập thể của mỗi học sinh cũng được phát huy cao nhất. Nếu trong mơi trường đó có những quy định do chính các em được quyền xây dựng nên sẽ mang ý nghĩa tích cực rất lớn đối với cơng tác giáo dục của nhà trường.
- Giáo viên môn GDTC là người giúp học sinh nhận thức được nhu cầu cần thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật của giờ học môn GDTC; tổ chức, hướng dẫn học sinh cùng xây dựng nội quy, nềp kỷ luật phù hợp với tình hình của lớp học, nhà trường.
Thực chất của kỹ thuật xây dựng nội quy, nề nếp kỷ luật trong nhà trường và trong lớp học là giáo viên hướng dẫn học sinh nhận thức tình hình lớp học, những quy định cần phải bổ sung, xây dựng làm cơ sở cho cơng tác tổ chức, quản lí lớp học hiệu quả. Từ đó bàn bạc, thảo luận để đưa ra những quy định, xây dựng nề nếp kỷ luật.
- Học sinh là người xây dựng đồng thời cũng là người chấp hành nội quy, nề nếp
kỷ luật trong giờ học môn GDTC.
Kết quả của việc xây dựng nội quy, nề nếp kỷ luật trong nhà trường và lớp học là hệ thống các quy định cụ thể về các mặt hoạt động mà người học sinh phải tuân thủ, chấp hành. Những quy định này có thể hồn tồn mới hoặc có ý nghĩa bổ sung cho những quy định cũ đã khơng cịn phù hợp với sự phát triển tập thể trong tình hình mới. Hệ thống những quy định này là kết quả lao động trí tuệ của các em học sinh trong lớp dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.
- Thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật trong giờ học môn GDTC có thể triển khai theo các bước hành động sau:
Bước 1: Xác định các nội quy và quy tắc ứng xử cụ thể trong giờ học.
Cần chia lớp học thành các nhóm nhỏ (từ 3 đến 4 nhóm). Mỗi nhóm nhỏ này được xem như một lớp học đang tồn tại những vấn đề khác nhau.
Ví dụ, lớp học này đang tồn tại tình trạng học sinh ăn quà vặt trong lớp và hay gây gổ với bạn trong lớp; tình trạng học sinh coi cóp trong giờ làm bài kiểm tra…lớp học kia có tình trạng mất trộm đồ dùng học tập, học sinh đi học muộn và ln có khơng thuộc bài…
Ở giai đoạn này giáo viên cần gợi ý cho học sinh xác định được các vấn đề đang tồn tại cần khắc phục của lớp học, trường học. Từ đó nhận thức được những quy định cần thiết lập thuộc phạm vi nào, mặt hoạt động nào của lớp học, trường học. Các nhóm thảo luận phải đề xuất được tên bản nội quy.
yếu của nội quy.
Các nhóm thảo luận phải đưa ra được những điểm chính của nội quy.
Ví dụ, thiết lập nội quy về học theo nhóm thường tập trung vào các hoạt động dưới đây:
+ Tham gia và rút lui khỏi nhóm;
+ Những hành vi được mong đợi của thành viên trong nhóm; + Những hành vi được mong đợi của thành viên ngồi nhóm; + Giao tiếp của nhóm với giáo viên;
Bước 3: Xây dựng nội dung của bản nội quy.
Các nhóm tiếp thảo luận để thiết lập và hoàn thiện những quy định cụ thể của bản nội quy và trình bày kết quả này trước các nhóm.
Bước hành động này là khó nhất đối với các em, địi hỏi giáo viên phải trực tiếp tham gia cùng học sinh thiết lập các quy định cụ thể, chính xác và phù hợp. Vì vậy, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ của giáo viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Sau khi hoàn thành bản nội quy, các em phải trình bày trước cả lớp kết quả làm việc của nhóm mình. Giáo viên phải dành thời gian cho các nhóm suy nghĩ, đưa ra nhận xét, bổ sung lẫn nhau.
Bước 4: Giáo viên nêu kết luận. Học sinh cam kết thực hiện.
Kết luận của giáo viên phải khẳng định được giá trị thực tiễn của bản nội quy mà các em đã thiết lập được; sự mong đợi của các thầy, cơ giáo về ý chí và lịng quyết tâm của các em trong việc duy trì, chấp hành nội quy do chính các em xây dựng nên.