Các nhân tố liên quan đến việc hình thành tính chống thuốc:

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 40 - 41)

Ðặc điểm di truyền và sinh vật học của lồi dịch hại: Những lồi dịch hại có khả năng biến đổi gen lớn, vòng đời ngắn, khả năng sinh sản cao, tính ăn hẹp, ít di chuyển, có phản xạ sinh lý thích ứng là những lồi có nguy cơ chống thuốc cao.

Bản chất và đặc điểm của loại thuốc sử dụng: Những thuốc tồn tại lâu trên bề mặt vật phun, dịch hại có điều kiện tiếp xúc nhiều với thuốc ở liều thấp (như các thuốc trừ sâu clo hữu cơ), những thuốc có tính chọn lọc cao dễ tạo tính chống thuốc.

Cường độ sức ép chọn lọc: bao gồm số lần dùng thuốc, liều lượng thuốc, qui mô sử dụng và số lượng cá thể dịch hại cịn sống sót sau mỗi lần dùng thuốc. Cường độ sức ép chọn lọc càng lớn, có nghĩa số lần dùng thuốc càng cao, lượng thuốc dùng càng lớn, qui mô dùng thuốc càng rộng, số lượng cá thể dịch hại còn sống sau mỗi lần dùng thuốc càng nhiều, quần thể dịch hại phải trải qua sự chọn lọc càng khắc nghiệt, sẽ đẩy quần thể dịch hại đó nhanh chống thuốc.

Trong ba nhân tố trên, nhân tố đặc điểm di truyền và sinh vật học của loài là nhân tố khách quan mà con người không tác động được. Nhân tố bản chất và đặc điểm của loại thuốc sử dụng do bản chất hoá học và nhà sản xuất các thuốc đó quyết định. Chỉ cịn nhân tố thứ ba cường độ sức ép chọn lọc là nhân tố chủ quan, phụ thuộc vào vốn kiến thức và trình độ tay nghề của người sử dụng. Ðây là vai trò của cán bộ kỹ thuật. Ðiều chỉnh và làm giảm cường độ sức ép chọn lọc sẽ làm chậm tốc độ hình thành tính chống thuốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)