Tuyến trùng trừ sâu:

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 90 - 92)

- Khơng cân đong, pha thuốc, rửa bình bơm gần nơi giếng nước, ao hồ hoặc

d/ Tuyến trùng trừ sâu:

Tuyến trùng sống trong đất có thể ký sinh trên côn trùng đất, nên chúng là nguyên liệu tuyệt vời để sản xuất các thuốc trừ sâu vi sinh. Sau khi vào đất, tuyến trùng phân tán và tấn công ngay côn trùng. Tuyến trùng xâm nhập vào cơ thể côn trùng hoặc cùng thức ăn (như các loài tuyến trùng Stein rnema và Heterorhabditis), hoặc qua lỗ thở và hậu môn côn trùng. Ở trong ruột côn trùng,

tuyến trùng chui qua vách ruột, đi vào hệ tuần hoàn. Ơ đây, tuyến trùng sinh trưởng và phát triển khá nhanh, gây chết cho cơn trùng trong 1-2 ngày. Trừ một số ít tuyến trùng sống được trong điều kiện khơ dưới dạng bào nang, cịn hầu hết tuyến trùng hoạt động trong điều kiện có màng nước bao quanh. Vì thế, tuyến trùng chỉ tác động đến các lồi cơn trùng sống trong đất, nơi chúng sống lâu hơn. Tuyến trùng Neoplectana carpocapsae có tác dụng như mơi giới truyền vi khuẩn gây bệnh cho mối và gây chết mối.

Ngồi các lồi cơn trùng ký sinh trực tiếp trên sâu hại và tuyến trùng đất, từ năm 1970, các loài tuyến trùng ký sinh cho côn trùng ( EPN – entomo pathogenic nematodes) cũng được sử dụng. Những tuyến trùng này có khả năng cộng sinh với vi khuẩn Xenorhabdus spp. tạo tổ hợp ký sinh tuyến trùng/ vi khuẩn. Một số sản phẩm thương mại đã có bán trên thị trường để trừ10 lồi cánh cứng; 19 loài sâu đục thân, tiện vỏ; 17 loài thuộc bộ cánh phấn; 14 loài thuộc bộ hai cánh trong y tế.

1.6.2. Hormon [Thuốc điều hịa sinh trưởng cơn trùng (IGR – Insect growth regulator)] growth regulator)]

Hormon là những chất do côn trùng tiết ra từ các tuyến nội tiết để điều khiển quá trình biến đổi sinh học bên trong cơ thể.

Muốn phát triển được, côn trùng và nhện cần lột xác để chuyển giai đoạn (hóa nhộng và vũ hóa). Để lột xác cần các loại hormon khác nhau:

 Hormon lột xác (ecdysteroids) là những hợp chất tự nhiên hay tổng hợp có tác dụng như các steroid có trong cơ thể cơn trùng, giúp cơn trùng chuyển giai đoạn từ nhộng hóa trưởng thành.

 Hormon trẻ (juvenoids) là những hợp chất tự nhiên hay tổng hợp có tác dụng giúp ấu trùng thay tuổi, hay từ ấu trùng chuyển sang pha nhộng.

Con người đã lợi dụng hormon sẵn có của cơn trùng, hoặc các hợp chất được tổng hợp để điều khiển q trình sinh trưởng của cơn trùng với mục đích khơng cho cơn trùng lột xác hoặc phải chuyển giai đoạn sớm hoặc muộn, đúng vào các thời điểm bất lợi cho chúng. Tất cả các chất có tác dụng trên đều có tên chung là các chất điều khiển sinh trưởng côn trùng (IGR)

Buprofezin (Applaud 100WP, 25EC; Asmai 250WP; Lobby 10WP,

25EC; Mapjudo, Viappla 10BTN, 25 BTN…)

 Tên hóa học: 2-tert-butylimino-3-isopropyl-5-phenylperhydro-1,3,5- thiadiazin-4-one. Cơng thức hóa học C16H23N3OS:

 Tính chất: thuốc dạng tinh thể, rất ít tan trong nước, tan trong nhiều DMHC. Tương đối bền trong acid và kiềm, khơng cháy.

 Nhóm độc IV, LD50 qua miệng= 2.198-2.355 mg/kg, LD50 qua da > 5.000 mg/kg. Ít độc với cá, ong và các loài thiên địch. TGCL 7 ngày. Tác động tiếp xúc. Phổ tác dụng tương đối hẹp, chủ yếu với CT bộ cánh đều và cánh nửa, ít tác động tới CT bộ khác. Thuốc ức chế sự hình thành chất kitin ở da CT, làm ấu trùng không lột xác được (chết). Thuốc không giết CT trưởng thành nhưng hạn chế sự hình thành trứng làm trứng đẻ ra không nở được. Hiệu lực của thuốc thể hiện chậm, sau 2-3 ngày khi ấu trùng lột xác mới chết, hiệu lực kéo dài > 20 ngày. Có hiệu quả cao với các sâu đã chống các thuốc khác.

 Cơng dụng: phịng trừ các loại rầy, rệp, bọ xít hại lúa, cây cơng nghiệp, CAT. Đặc biệt với rầy nâu hại lúa, thuốc có hiệu quả cao và kéo dài, ít hại thiên địch.

Chlorfluazuron (Alulinette 50EC; Atabron 5EC; Atannong 50EC;

Cartaprone).

 Tên hóa học: 1-[3,5-dichloro-4-(3-chloro-5-trifluoromethyl-2- pyridyloxy) phenyl] – 3-(2,6-difluorobenzoyl) urea. Cơng thức hóa học: C20H9O3N3F5Cl3

 Tính chất: thuốc ngun chất dạng tinh thể. Khơng tan trong nước, tan ít trong một số DMHC. Tương đối bền dưới tác động của nhiệt độ và ánh sáng.

 Thuộc nhóm độc IV, LD50 qua miệng = 8.500mg/kg, LD50 qua da > 1.000 mg/kg, . Rất ít độc với cá và ong. TGCL 7 ngày. Tác động vị độc và tiếp xúc. Thuốc có tác dụng chọn lọc chủ yếu với sâu non bộ cánh vẩy, ức chế sự hình thành chất kitin tạo lớp da cơ thể sâu, làm cho sâu non không lột xác được (chết). Thuốc không giết sâu trưởng thành nhưng hạn chế sự hình thành trứng làm trứng đẻ ra khơng nở được. Hiệu lực của thuốc thể hiện chậm, sau 3-5 ngày khi sâu non lột xác mới chết, hiệu lực kéo dài 10-15 ngày. Có hiệu quả cao với các sâu đã chống các thuốc khác.

1.6.3. Chất dẫn dụ, xua đuổi, triệt sản côn trùng:

Các chất dẫn dụ, xua đuổi, triệt sản côn trùng không trực tiếp gây chết cơn trùng, nhưng có tác dụng gián tiếp trong việc phịng chống sâu hại, bảo vệ mơi trường.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)