Thuốc trừ sâu, nhện cacbamat hữu cơ:

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 77 - 83)

- Khơng cân đong, pha thuốc, rửa bình bơm gần nơi giếng nước, ao hồ hoặc

1. Thuốc trừ sâu (Insecticides):

1.4. Thuốc trừ sâu, nhện cacbamat hữu cơ:

Là các dẫn xuất của axit cacbamic có tính độc trừ sâu, có cơng thức cấu tạo chung là (NH2COOH): HO – C - NH2

O

Axit cacbamic

Cacbaryl là hợp chất cacbamat đầu tiên (1953) được dùng vào mục đích trừ sâu hại cây trồng. Các thuốc này tác động đến sâu hại bằng con đường tiếp xúc và vị độc. Một số có tác động xơng hơi, thấm sâu và nội hấp. Các thuốc cacbamat có phổ tác dụng hẹp hơn so với thuốc lân và Clo hữu cơ, chun tính đối với nhóm cơn trùng chích hút. Nhiều hợp chất trong nhóm tuy có hiệu lực cao với sâu hại, nhưng khơng có tác dụng trừ nhện. Hiệu lực của thuốc với sâu khá ổn định, ít bị phụ thuộc ngoại cảnh.

Các thuốc cacbamat an tồn với cây, ít độc đối với thiên địch và cá; không tồn lưu quá lâu trên nông sản và môi trường sống. Ðộ độc của thuốc rất khác nhau, tuỳ loại. Thuốc được gia công thành nhiều dạng thích hợp để sử dụng theo nhiều cách: xử lý giống, bón vào đất và phun lên lá. Khơng hỗn hợp với các thuốc chứa kiềm.

Sevin (Carbaryl)

 Tên thương mại: Naptincarbamat, Cacbolin…

 Tên hóa học: N-methylnaphthyl carbamat. Cấu trúc hóa học: Cl Cl OCH3 Cl N O – P – OCH3

 Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng tinh thể màu trắng, có mùi nhẹ, độ hịa tan trong nước ở 20oC là < 0,1%, nhưng dễ hòa tan trong nhiều DMHC. Sevin bền vững dưới tác động của tia tử ngoại, của nhiệt độ và oxy khơng khí, phân hủy trong mơi trường kiềm. LD50 (chuột)=560mg/kg, khơng có đặc tính tích lũy trong cơ thể động vật. Sevin có độ độc cao đối với ong, ít độc đối với cá nhưng nó tiêu diệt những phiêu sinh vật sống trong nước mà cá có thể ăn được, do đó gây hại gián tiếp đến cá. An toàn đối với cây ở liều lượng khuyến cáo.

 Cơng dụng: Sevin có tác động tiếp xúc, vị độc giống như DDT, thuốc có phổ rộng, hiệu lực lâu dài, khơng có khả năng diệt nhện đỏ. Tính độc của thuốc đối với sâu hại tăng lên khi nhiệt độ môi trường tăng cao. Thuốc được dùng để trừ nhiều loại sâu hại lúa (rầy xanh, rầy nâu), hại cây ăn quả (sâu cuốn lá, rệp vải), sâu hại bông, thuốc lá, bọ rầy dưa.

Benfuracarb

 Tên thương mại: Oncol 20EC, 25WP, 5G, 3G

 Tên hóa học: Ethyl N-[2,3-dihydro-2,2-dimethylbenzofuran-7- yloxycarbonyl (methyl) aminothio]-N-isopropyl-β-alaninate. Cơng thức hóa học

C20H30O6NS, cấu trúc:

 Tính chất: thuốc kỹ thuật là chất lỏng màu nâu. Tan ít trong nước, tan nhiều trong DMHC. Tương đối bền trong điều kiện tự nhiên.

O CH2-CH2-C-O- C2H5 O S - N O – C – N CH(CH3)2 CH3 CH3 O CH3

 Nhóm độc II, LD50 qua miệng=110mg/kg, LD50 qua da 2.000 mg/kg, độc đối với cá. TGCL 14 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc có khả năng nội hấp. Phổ tác dụng rộng.

 Cơng dụng: phịng trừ được nhiều loại sâu dưới đất, sâu ăn lá và tuyến trùng cho nhiều loại cây trồng như sâu xám, sâu đục thân bắp, mía, lúa, sâu cuốn lá, sâu keo, sâu xanh hại lúa, khoai tây, rệp, tuyến trùng hại cà phê. Chế phẩm Oncol 20Ec và 25WP liều lượng 1,5-3kg/ha, pha nước nồng độ 0,25-0,5%; .dạng hạt 5G rải 15-25kg/ha

Carbosulfan

 Tên thương mại: Alfasulfan 5G, Afudan 3G, 20SC, Vifu-Super, Coral 5G

 Tên hóa học: 2,3 – Dihydro- 2,2 – dimethyl – 7 benzofuranyl [9dibutylamino) thio] methylcarbamate. Cấu tạo hóa học C16H32O3N2S.

 Tính chất: thuốc kỹ thuật là chất lỏng màu nâu, rất ít tan trong nước, tan nhiều trong DMHC. Nhóm độc II, LD50 qua miệng = 209mg/kg, LD50 qua da > 2.000 mg/kg, độc đối với cá. TGCL 14 ngày. Thuốc có tác động vị độc, tiếp xúc có khả năng nội hấp. Phổ tác dụng rộng.

 Cơng dụng: phịng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá, chích hút, nhện và tuyến trùng cho lúa, rau, đậu, cây ăn trái, cây công nghiệp. Chế phẩm dạng hạt rải xuống ruộng liều 15-25 kg/ha; chế phẩm SC liều lượng 0,5-1 lít/ha, pha nước với nồng độ 0,1-0,2% phun ướt đều lên lá.

Carbofuran

 Tên thương mại: Furadan 3G, Kosfuran 3G, Vifuran 3G

 Tên hóa học: 3,3 – Dihydro- 2,2 – dimethyl – 7 benzofuranyl – N- methylcarbamate. Cấu tạo hóa học C12H14O3N, cấu trúc:

CH3 CH3 O CH3 – NH – C – O O

O CH3-NH-C- O

 Tính chất: thuốc dạng hạt màu tím hay trắng xám, mùi nồng nhẹ, ít tan trong nước, tan nhiều trong các DMHC. Nhóm độc I, LD50 qua miệng = 8mg/kg, LD50 qua da > 3.000 mg/kg, rất độc đối với người và động vật máu nóng, cá, độc với ong. TGCL 21 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng nội hấp. Phổ tác dụng rộng.

 Cơng dụng: phịng trừ nhiều loại sâu đục thân hại lúa, mía, cây ăn trái, cây công nghiệp, dùng Furadan 3G rải vào đất trừ sâu hại sống trong đất. Chế phẩm dạng hạt rải xuống ruộng liều 15-25 kg/ha; cây trồng cạn 20-30 kg/ha. Carbofuran là thuốc hạn chế sử dụng ở nước ta.

Fenobucarb

 Tên thương mại: Bassa, Osbac, Basan, Anba 50EC, Bascide, Hopkill 50ND, Hoppecin 50EC, Pasha 50EC, Vibasa 50ND, Super kill 50EC…

 Tên hóa học: 2- (1-methylpropyl) phenyl methylcarbamate. Công thức hóa học C12H17NO2. Cấu trúc hóa học:

 Tính chất: thuốc dạng lỏng, màu vàng hoặc đỏ lợt, mùi hôi, không tan trong nước, tan trong DMHC. Tương đối bền trong môi trường kiềm và acid. Nhóm độc II, LD50 qua miệng = 340-410 mg/kg, LD50 qua da > 4.200 mg/kg. Độc trung bình đối với cá, và ong. TGCL chè 21 ngày, lúa 7 ngày, cà, dưa 3 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng rộng.

 Công dụng: phịng trừ nhiều loại sâu ăn lá và chích hút, có hiệu quả cao với các loại rầy nâu, rầy xanh,bọ trĩ, bọ xít hại lúa, rệp hại rau, đậu, thuốc lá, cây ăn trái, dùng Bassa 50EC liều 1-2 lít/ha, pha nước nồng độ 0,2-0,4%. Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.

Isoprocarb

 Tên thương mại: Mipc, Capcin 20EC, 25WP, Mipcide 20EC, Tigicarb, Vimipe.

 Tên hóa học: 2-(1 – methylethyl) phenyl methylcarbamate. Công thức C2H5 - CH

CH3

 Tính chất: thuốc dạng tinh thể khơng tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. Ít bền vững trong mơi trường tự nhiên. Nhóm độc II, LD50 qua miệng=450 mg/kg, LD50 qua da = 500 mg/kg. Độc đối với cá, ít độc với ong. TGCL 7 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc có khả năng xơng hơi nhẹ. Phổ tác dụng hẹp.

 Công dụng: phịng trừ nhiều loại sâu có miệng chích hút như rầy nâu, rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít hại lúa, hại thuốc lá, bơng, rầy xanh hại chè, rầy bơng xồi, rầy chổng cánh trên cây có múi, dùng Mipc 20-25% liều 1-2 lít/ha, pha 0,2-0,3%.

Thiodicarb

 Tên thương mại: Click 75WP, Larvin 75WP

 Tên hóa học: Dimethyl N, N - [thiobis(methylimino) carbony-loxy] bis (ethanimidothioate). Cơng thức hóa học: C10H18O4N4S3, có cấu trúc:

CH3 O O CH3

S – C = N – O – C – N – S – N – C – O – N = C – S

CH3 CH3 CH3 CH3

 Tính chất: thuốc dạng bột rắn, màu trắng có mùi lưu huỳnh. Tan trong nước 25oC (35ppm) và tan khá hơn trong DMHC. Nhóm độc I, LD50 qua miệng = 120-166 mg/kg, LD50 qua da > 2.000 mg/kg. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối rộng. TGCL 14 ngày.

 Cơng dụng: phịng trừ sâu non bộ cánh vẫy, có khả năng trừ cả trứng sâu. Phòng trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá, sâu keo cho rau, đậu, bông, bọ trĩ, ốc bươu vàng cho lúa. Sử dụng với liều 0,5-1 kg/ha, pha nước ở nồng độ 0,1 – 0,2%.

Cloethocarb (Lance) 2-(clomethoxyethoxy)-phenylcarbamate, có tác dụng tiếp xúc, vị độc và nội hấp, trừ nhiều loại sâu miệng nhai, chích hút hại lúa, rau màu và cây cơng nghiệp. Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng =35,4 mg/kg

O

O – C – NHCH3

Dioxacarb (Elocron) 2-(1,3-dioxolan-2-yl-) phenylmetylcarbamate. Có

tác dụng tiếp xúc, vị độc dùng trừ sâu ăn lá, sâu chích hút, trừ cơn trùng hại kho, cơn trùng y tế, Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng=60-80 mg/kg

Ethiofencarb (Croneton): α – etylthio – 0-tolylmethylcarbamate, có tác

dụng nội hấp, tiếp xúc và vị độc, hiệu lực cao đối với rệp hại thực vật. Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng = 411- 499 mg/kg

Landrin: 3,4,5 – trimetylphenylmetylcarbamate -2,3,5 – trimetylphenylmetyl carbamate. Là loại thuốc trừ sâu xử lý đất. Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng =208 mg/kg.

Landrin – thiodicarb: Dimetyl N, N – (thiolis (metylimino)

carbomyloxi) bis (etan – imidothioate), là loại huốc trừ sâu có hiệu lực mạnh đối với trứng sâu, trừ được nhiều loại sâu hại. Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng=166 mg/kg.

Methomyl (lanate): S-metyl N-(metylcarbanoyl) oxithioaxetimidat, có tác dụng nội hấp và tiếp xúc. Dùng trừ rêp, sâu xanh, sâu keo, nhện đỏ. Thuộc nhóm độc I, LD50 qua miệng =17-21 mg/kg, LD50 qua da > 5.880 mg/kg. Độc với ong và cá. TGCL 14 ngày. Thuốc hạn chế sử dụng.

Metocarb (MTMC, metacrate, Tsumacide): m-tolylmetylcarbamate, dùng trừ sâu hại lúa. Thuộc nhóm độc I, LD50 qua miệng =109-168 mg/kg.

Mexacarbate (zectran) 4-dimetylamino-3,5-xylyl N-metylcarbamate, là

thuốc trừ sâu, trừ nhện đỏ, ốc sên. Thuộc nhóm độc I, LD50 qua miệng = 22-24 mg/kg.

Oxamyl (Vydate): N,N – dimetyl – 2 metyl carbamoyl oximino - 2 –

(metylthio) – acetamid, có tác dụng nội hấp, tiếp xúc, dùng trừ cơn trùng, nhện và tuyến trùng. Lượng dùng 0,28 -1,12kg a.i./ha. Thuộc nhóm độc I, LD50 qua miệng = 5,4-8,9 mg/kg.

Promecarb (Carbamult): 5-metyl-m-cumenylmethylcarbamate, có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi, dùng trừ sâu hại cây lâm nghiệp. Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng =74-118 mg/kg.

Thiofanox (Dacamox): 1-(2,2-dimetyl-1-metyl – thiometylpropyliden amino oxi) – N-metylfomamit, có tác dụng nội hấp, dùng trừ côn trùng và nhện hại cây trồng. Thuộc nhóm độc I, LD50 qua miệng = 8,5 mg/kg.

Xylycarb (Meobal) 3,4-Xylylmetylcarbamate, có tác dụng nội hấp, tiếp

xúc và vị độc, hiệu lực cao đối với rầy hại lúa và chè. Thuộc nhóm độc II, LD50

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)