1.1. Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết
Dịch hại (pest) chỉ có thể gây hại cây trồng khi chúng phát triển tới mức độ nhất định, dưới mức độ đó chưa cần phải phun thuốc. Tốt nhất là sử dụng thuốc theo ngưỡng gây hại hoặc ngưỡng kinh tế.
Ngưỡng gây hại là mức độ của dịch hại bắt đầu làm tổn hại đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng.
Ngưỡng kinh tế là mức độ dịch hại mà khi tiến hành các biện pháp phịng trừ thì chi phí bỏ ra phải ít hơn hoặc bằng hoặc bằng với giá trị sản phẩm thu lại được do kết quả của việc phòng trừ. Ngưỡng gây hại thường thấp hơn ngưỡng kinh tế, khi phòng trừ theo ngưỡng gây hại thường ít chú ý đến hiệu quả kinh tế.
1.2. Áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tác 4 đúng
Đúng thuốc: chọn sử dụng loại thuốc có hiệu quả cao với lồi dịch hại cần trừ, ít độc hại đối với người, môi trường và thiên địch.
Đúng lúc: sử dụng thuốc khi dịch hại phát triển tới ngưỡng hoặc gần tới ngưỡng gây hại, khi sâu đang còn nhỏ tuổi dễ bị tiêu diệt hoặc dịch bệnh chưa bùng phát.
Liều lượng: là lượng thuốc ít nhất cần dùng cho một đơn vị diện tích để tiêu diệt dịch hại xuống mức thấp nhất, không gây hại cho cây trồng, tính bằng lít, kg thuốc thành phẩm hoặc thuốc nguyên chất cho 1 ha.
Nồng độ là độ pha lỗng của thuốc trong nước để phun lên cây, tính bằng % hay ml, gram thuốc thành phẩm trong 1 bình phun hoặc 10 lít nước. Nồng độ được tính trên cơ sở liều lượng thuốc cần dùng và lượng nước cần phun.
Đúng cách
Cần phun rãi đều và chú ý những chỗ sâu bệnh tập trung nhiều (rầy nâu, bệnh khơ vằn thường ở phía gốc lúa, nhện đỏ ở mặt dưới lá). Thuốc dùng để rải xuống đất.
1.3. Dùng hổn hợp thuốc
Là pha chung 2 hay nhiều loại thuốc trong một bình phun. Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn.
Trong thực tế, nhiều khi phải hỗn hợp các thuốc với nhau hay sử dụng các thuốc hỗn hợp có sẵn. Hỗn hợp các thuốc có nhiều ưu điểm:
Cải thiện được lý tính và nâng cao hoạt tính sinh học của thuốc.
Mở rộng phổ tác động để diệt nhiều đối tượng cần phòng trừ cùng xuất hiện. Phát huy được ưu điểm, khắc phục những nhược điểm riêng của từng loại thuốc.
Giảm được công phun thuốc.
Trong một số trường hợp, các thuốc trừ sâu bệnh còn được hỗn hợp với phân hố học, để vừa phịng trừ sâu bệnh lại vừa có khả năng sinh trưởng cho cây trồng.
Nguyên tắc: Khi hỗn hợp, phải giữ nguyên nồng độ thuốc khi dùng riêng. Trong trường hợp biết chắc, khi hỗn hợp các thuốc sẽ xảy ra hiện tượng hợp lực nâng cao tiềm thế, thì có thể hỗn hợp ở nồng độ thấp hơn so với từng nồng độ dùng đơn. Có nhiều loại thuốc được hỗn hợp sẵn, bán trên thị trường. Nhưng trong nhiều trường hợp, căn cứ vào tình hình dịch hại và yêu cầu sử dụng, phải tự gia công lấy hỗn hợp.Trong trường hợp này phải tra cứu bảng khả năng hỗn hợp các thuốc để lựa chọn khả năng hỗn hợp:
Các thuốc có thể hỗn hợp được.
Khi hỗn hợp xong phải dùng ngay: nếu để lâu, các thuốc sẽ phá nhau. Không được hỗn hợp với nhau: Các thuốc định hỗn hợp có đặc tính đối kháng nhau, về hố học hay sinh học nên khi hỗn hợp các thuốc phá nhau.
Khi hỗn hợp sai các thuốc sẽ gây những tác động đối kháng trên cơ thể dịch hại do tác động sinh lý trái ngược nhau của các thuốc và làm giảm hiệu lực thuốc. Vì vậy, chỉ nên hỗn hợp các thuốc khi hiểu rõ đặc tính của từng loại thuốc.
Lưu ý:
Thuốc sau khi pha chung phải sử dụng ngay
Thuốc BVTV hiện nay có thể pha chung với phân bón lá và cũng phun ngay
Riêng thuốc trừ cỏ không được pha chung với nhau hoặc một số loại thuốc trừ sâu bệnh nếu khơng có hướng dẫn ghi trên nhãn.
1.4. Sử dụng luân phiên thuốc: là thay đổi loại thuốc giữa các lần phun khi phòng trừ cùng một đối tượng sâu bệnh hoặc cỏ. Mục đích chính là ngăn ngừa sự phịng trừ cùng một đối tượng sâu bệnh hoặc cỏ. Mục đích chính là ngăn ngừa sự hình thành tính kháng thuốc của dịch hại.
1.5. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống quản lý tổng hợp: gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, đảm bảo yêu cầu phân bón và hợp: gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, đảm bảo yêu cầu phân bón và nước hích hợp, tận dụng các biện pháp thủ cơng (bẩy bã, bắt bằng tay…). Khi dùng thuốc phải chú ý bảo vệ thiên địch.
2. Các phương pháp sử dụng thuốc
Tùy theo dạng thuốc mà ta có những phương pháp sử dụng khác nhau
2.1. Dạng thuốc nước (dung dịch, nhũ dầu), thuốc bột thấm nước, hoặc bột hòa tan dùng hòa với nước để phun lên cây: hòa tan dùng hòa với nước để phun lên cây:
Phun mưa:giọt thuốc nước phun ra có đường kính 150-300µ (micron=1/1000mm). Tất cả các kiểu bơm phun thuốc nước, bơm tay đều có thể dùng để phun mưa.
Phun sương: giọt thuốc nước phun ra có đường kính 50- 150µ. Chỉ có các loại bơm có động cơ mới phun sương được.
Phun mù: giọt nước thuốc khoảng 50-60µ. Dùng bơm động cơ có cấu kiện phun mù mới phun được.
2.2. Dạng hạt thô và dạng thuốc bột: sử dụng đơn giản và ít tốn cơng hơn nhưng
lượng thuốc dùng cao hơn 1,5-3 lấn so với phương pháp phun thuốc nước.